- Sân vận động lớn nhất thế giới là sân nào?
- Top 10 sân vận động lớn nhất thế giới
- Sân vận động Narendra Modi
- Sân vận động Rungrado 1/5 của Triều Tiên
- Sân Michigan - Sân vận động lớn nhất Hoa Kỳ
- 2.4 Sân vận động Beaver ở Mỹ
- Melbourne Cricket Ground – Sân vận động lớn nhất nước Úc
- Sân vận động Camp Nou tại Tây Ban Nha
- Sân vận động First National Bank ở Nam Phi
- Sân vận động Sanford
- Sân vận động Rose Bowl
- Sân vận động Wembley
- Những sân vận động lớn nhất thế giới theo châu lục
Theo ước tính, trên thế giới có hơn 3 tỷ người yêu thích môn bóng đá. Các cuộc thi đấu của môn thể thao vua này được diễn ra trên các sân vận động. Ở đó, đã thu hút sự chú ý của hàng trăm nghìn khán giả trong nước và quốc tế. Do vậy, xây dựng những sân vận động lớn, hiện đại luôn được xem là một trong những công trình kiến trúc đáng tự hào của các quốc gia.
Sân vận động lớn nhất thế giới là sân nào?
Chức năng chủ yếu của sân vận động là tổ chức các cuộc thi đấu bóng đá. Cho nên, trong suy nghĩ của nhiều người, sân vận động lớn nhất sẽ nằm ở quốc gia có nền bóng đá phát triển. Nơi được đông đảo người dân yêu thích môn thể thao vua này. Thế nhưng, thật bất ngờ khi thực tế, sân vận động lớn nhất thế giới là sân Narendra Modi, Ấn Độ. Một quốc gia có nền bóng đá không quá ấn tượng.
Sân vận động Narendra Modi (trước đây được gọi là sân vận động Motera) là một sân vận động cricket nằm trong Khu liên hợp thể thao Sardar Vallabhbhai Patel ở Ahmedabad, Gujarat, Ấn Độ. Sân thuộc sở hữu của Hiệp hội cricket Gujarat và là nơi tổ chức các trận đấu cricket Test, ODI và T20I.
Sân được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1983 với tên gọi Motera, cải tạo lần đầu vào năm 2006. vào năm 2015 sân bị đóng cửa và phá bỏ. Đến tháng 2/2020 sân vận động mới đã được khánh thành với chi phí xây dựng ước tính là 110 triệu USD. Tháng 2/2021 sân được đổi tên thành Sân vận động Narendra Modi để vinh danh Thủ tướng hiện tại của Ấn Độ.
Sân vận động Narendra Modi hiện là sân vận động cricket lớn nhất thế giới và cũng là sân vận động lớn nhất thế giới, với sức chứa lên đến 132.000 người.
2. Top 10 sân vận động lớn nhất thế giới
Mỗi sân vận động được thiết kế theo từng hình dáng khác nhau. Ví dụ có sân hình nồi, có sân mang hình bông hoa,... Nhưng đặc điểm chung của sân vận động là có khoảng sân cỏ rộng, bao quanh là các khán đài. Tuỳ từng sân sẽ có hoặc không có mái che.
Và nếu căn cứ vào sức chứa chỗ ngồi (là số lượng khán giả tối đa mà sân vận động có thể chứa trong các khu vực ngồi). Chúng ta, có thể tìm ra top 10 sân vận động lớn nhất thế giới hiện nay, như sau:
2.1 Sân vận động Narendra Modi
Như đã nói, Sân Narendra Modi chính là sân vận động lớn nhất thế giới tính ở thời điểm hiện tại với sức chứa lên đến 132.000 người.
Sân vận động được thiết kế dạng hình tròn, những chiếc ghế ngồi có màu xanh dương và màu nghệ Tây cho phép khán giả có thể quan sát tốt từ mọi góc nhìn.
Sân vận động Narendra Modi hiện là một phần của quần thể thể thao mang tên Sardar Vallabhbhai Patel Sports Enclave, đủ tổ chức 33 môn thể thao Olympic.
2.2 Sân vận động Rungrado 1/5 của Triều Tiên
Sân vận động mùng 1 tháng 5 được khánh thành vào ngày ngày 1 tháng 5 năm 1989. Nó nằm ngay bên bờ sông Taedong của thủ đô Bình Nhưỡng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Sân được xây dựng với tổng diện tích hơn 20.7 ha, có sức chứa lên đến 114.000 chỗ ngồi.
Sân có phần mái vòm được thiết kế theo hình vỏ sò với khoảng 16 vòm được sắp xếp theo vòng, khi nhìn vào sẽ rất giống một bông hoa mộc lan. Phần sân chính của nó có thể trải dài trên 22.500 m² (242.000 sq ft). Tổng diện tích sàn sân hơn 207.000 m² (2.230.000 sq ft) trên 8 tầng, với các thùy đỉnh mái cách mặt đất hơn 60m (200 ft).
Ngoài phần sân cỏ và khán đài, bên trong sân còn bao gồm nhiều phần chức năng khác như: Hồ bơi trong nhà, phòng tắm hơi, phòng ăn, phòng đào tạo, phòng giải trí, phòng phát thanh truyền hình. Đặc biệt, sân được xây dựng rất thoáng, đảm bảo tính an toàn với 80 lối thoát hiểm và 10 thang máy.
Sân vận động mùng 1 tháng 5 là nơi tổ chức các sự kiện bóng đá lớn, một vài sự kiện điền kinh, nhưng thường xuyên nhất chính là cho các trò chơi đại chúng của Lễ hội Arirang. Sự kiện này có khi thu hút đến 100.000 người tham gia trình diễn các tiết mục.
2.3 Sân Michigan - Sân vận động lớn nhất Hoa Kỳ
Sân vận động Michigan còn có tên gọi khác là "Ngôi nhà lớn". Đây vốn là một sân vận động bóng bầu dục của Đại học Michigan ở Ann Arbor, Michigan của Mỹ. Với sức chứa khoảng 107.601 người, Michigan đã trở thành sân vận động lớn nhất Hoa Kỳ và đứng thứ hai trên toàn thế giới.
Sân Michigan được xây dựng vào năm 1927, có sức chứa ban đầu khoảng 72.000 người. Nó được thiết kế với phần móng mở rộng lên đến 100.000 người. Sau đó, qua nhiều năm sân được liên tục sửa chữa, cải tạo. Đến nay, quy mô của nó đã tăng lên 107.601 chỗ ngồi.
Sân được sử dụng chủ yếu cho các buổi lễ tốt nghiệp chính của Đại học Michigan. Ngoài ra, nó còn được dùng để tổ chức các các buổi hòa nhạc và các hoạt động thể thao với quy mô lớn: Các trận đấu khúc côn cầu, đã từng thu hút lượng khán giả kỷ lục 105.491 người vào năm 2014. Cũng như một số trận bóng đá nổi tiếng như: Trận đấu 2014 giữa Real Madrid và Manchester United tại giải International Champions Cup 2014 đã thu hút 109.318 khán giả,..
Xem thêm:
Top 10 cáp treo dài nhất thế giới qua biển, núi và trong đô thị
Bảng xếp hạng những hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới
Con gì to nhất thế giới ở trên cạn và dưới nước hiện nay?
2.4 Sân vận động Beaver ở Mỹ
Sân vận động Beaver là một sân bóng bầu dục của trường Đại học Bang Pennsylvania ở Mỹ. Sân này được xây dựng từ năm 1960 với sức chứa ban đầu 46.284 chỗ. Nhưng sau đó, trải qua nhiều lần sửa chữa, mở rộng, sức chứa của sân đã lên tới 106.572 chỗ. Và vào năm 2002, sức chứa kỷ lục của sân là 110.753 người.
Sân Beaver chủ yếu được sử dụng để tổ chức các cuộc thi bóng bầu dục ở các trường đại học. Và đây là sân nhà của câu lạc bộ Penn State Nittany Lions.
2.5 Melbourne Cricket Ground – Sân vận động lớn nhất nước Úc
Sân vận động Melbourne Rectangular hay còn được gọi là AAMI Park vì lý do tài trợ. Đây là một sân vận động thể thao ngoài trời. Nó nằm tại Edwin Flack Field trong Khu liên hợp thể thao và giải trí Melbourne lớn nhất của Thành phố Melbourne, Úc.
Sân Melbourne Cricket Ground được hoàn thành vào năm 2010 với sức chứa 100.024 người. Từ đó, nó trở thành sân vận động hình chữ nhật lớn nhất nước Úc. Sân này được xem là biểu tượng di sản thể thao của Melbourne. Nơi này đã thu hút hàng chục nghìn người hâm mộ đến xem thi đấu các môn thể thao như: Bóng đá, cricket, bóng bầu dục, rugby và nhiều sự kiện hấp dẫn.
2.6 Sân vận động Camp Nou tại Tây Ban Nha
Camp Nou là một sân vận động bóng đá ở thành phố Barcelona, Catalonia, Tây Ban Nha. Sân được đưa vào sử dụng năm 1957. Từ đó, nó trở thành sân nhà của câu lạc bộ FC Barcelona. Và đến 1/7/2022, sân được đổi tên thành Spotify Camp Nou vì lý do tài trợ.
Sân Camp Nou thuộc top sân bóng đẹp, kỳ vĩ nhất châu Âu, được dán nhãn năm sao của UEFA. Lúc khai trương, sân có sức chứa chính xác là 93.053 chỗ ngồi. Đã giảm khoảng 5.000 chỗ so với dự kiến ban đầu là sân có sức chứa 99.354 chỗ ngồi.
Sau đó, trải qua nhiều đợt sửa chữa quy mô lớn: Xây dựng thêm phòng VIP, phòng họp báo, biển báo mới, xây bảo tàng và nâng thêm sức chứa của sân. Và cho đến thời điểm hiện sân chứa khoảng 98.934 chỗ và trở thành sân vận động lớn nhất châu Âu.
Xem thêm:
Top 13 người thông minh có IQ cao nhất thế giới
Top 11 ngôi nhà biệt thự đẹp và đắt nhất thế giới
Khám phá những cây cầu dài nhất thế giới
2.7 Sân vận động First National Bank ở Nam Phi
Sân vận động First National Bank hay còn được gọi một số tên gọi khác như: Sân vận động FNB, Soccer City và The Calabash. Đây là một sân vận động bóng đá và bóng bầu dục. FNB là sân nhà của câu lạc bộ Kaizer Chiefs F.C. Và cũng là sân vận động quốc gia của đội tuyển bóng đá Nam Phi. Nó nằm ở Nasrec, tiếp giáp với Soweto của Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi.
Sân được xây dựng vào năm 1987 với sức chứa ban đầu là 40.000 chỗ ngồi. Sau đó, nhằm chuẩn bị cho giải vô địch bóng đá thế giới 2010, sân đã trải qua một đợt nâng cấp lớn. Toàn bộ sân được thiết kế mới với cảm hứng từ hình dạng của một cái chậu châu Phi. Do vậy sân còn được biết đến với biệt danh "The Calabash". Thời điểm đó, sân được nâng cấp có sức chứa lên đến 94.736 chỗ ngồi. Và hiện nay, FNB vẫn là sân vận động lớn nhất châu Phi.
2.8 Sân vận động Sanford
Sân vận động Sanford là một trong những sân vận động lớn nhất thế giới với sức chứa khoảng 92.746 chỗ ngồi. Đây là một sân vận động bóng bầu dục nằm trong khuôn viên Đại học Georgia, ở Athens, Georgia, Hoa kỳ.
Về mặt kiến trúc, sân được mở rộng nhiều lần trong nhiều năm để có được diện mạo như hiện tại. Sân Sanford còn được gọi là “sân vận động bóng bầu dục đại học trong khuôn viên trường đại học đẹp nhất”.và cũng là “sân vận động có bầu không khí đáng sợ nhất”, bởi sân được bao quanh bởi các hàng rào gai. Đây là một phần thiết kế của sân vận động kể từ khi được khánh thành vào năm 1929.
2.9 Sân vận động Rose Bowl
Sân vận động Rose Bowl thuộc Hoa Kỳ nằm ở ngoại ô Pasadena, California, Los Angeles. Sân vận động này là một trong những địa danh Lịch sử Hoa Kỳ nổi tiếng được nhiều người biết đến. Không chỉ vậy nó còn sức chứa lên đến 92.542 nằm ở vị trí thứ 9 trong top sân vận động lớn nhất thế giới và là sân vận động lớn thứ 11 tại Hoa Kỳ.
2.10 Sân vận động Wembley
Sân vận động Wembley được khai trương ngay trên nền đất Wembley cũ vào năm 2007, đây là nơi tổ chức các trận bóng đá lớn của nước Anh. Wembley thuộc quyền sở hữu cơ quan quản lý bóng đá Anh. Nó được xây với sức chứa hơn 90.000 chỗ ngồi, Wembley được công nhận là sân vận động lớn nhất nước Anh và cũng là sân vận động lớn thứ hai của Châu Âu.
Xem thêm:
Top 10 đất nước có diện tích nhỏ nhất thế giới
Top 10 hồ nước ngọt và nước mặn sâu nhất thế giới
Top 10 thương hiệu đồng hồ đắt nhất thế giới
Ngoài Top 10 sân vận động lớn nhất thế giới được liệt kê ở trên. Dưới đây là danh sách 40 sân vận động có sức chứa lớn nhất thế giới, tính từ vị trí thứ 11 đến vị trí thứ 50.
Stt |
Sân vận động |
Sức chứa |
Quốc gia |
11 |
Sân vận động Azteca |
87,523 |
México |
12 |
Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil |
87,411 |
Malaysia |
13 |
Sân vận động Borg El Arab |
86,000 |
Ai Cập |
14 |
Sân vận động Salt Lake |
85,000 |
Ấn Độ |
15 |
Sân vận động Australia |
83,500 |
Úc |
16 |
Sân vận động MetLife |
82,500 |
Hoa Kỳ |
17 |
Sân vận động Croke Park |
82,500 |
Cộng hòa Ireland |
18 |
Sân vận động Quốc tế Jakarta |
82,000 |
Indonesia |
19 |
Sân vận động FedExField |
82,000 |
Hoa Kỳ |
20 |
Sân vận động Signal Iduna Park |
81,365 |
Đức |
21 |
Sân vận động Stade de France |
81,338 |
Pháp |
22 |
Sân vận động Santiago Bernabéu |
81,044 |
Tây Ban Nha |
23 |
Sân vận động Luzhniki |
81,000 |
Nga |
24 |
Sân vận động Shah Alam |
80,372 |
Malaysia |
25 |
Sân vận động tượng đài ""U"" |
80,093 |
Peru |
26 |
Sân vận động Giuseppe Meazza |
80,018 |
Ý |
27 |
Sân vận động Olympic Quảng Đông |
80,012 |
Trung Quốc |
28 |
Sân vận động AT&T |
80,000 |
Hoa Kỳ |
29 |
Sân vận động Martyrs |
80,000 |
CH DC Congo |
30 |
Sân vận động Thể thao Quốc gia |
80,000 |
Zimbabwe |
31 |
Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh |
80,000 |
Trung Quốc |
32 |
Sân vận động Maracanã |
78,838 |
Brasil |
33 |
Đấu trường Tưởng niệm Los Angeles |
78,467 |
Hoa Kỳ |
34 |
Sân vận động Azadi |
76,124 |
Iran |
35 |
Sân vận động Gelora Bung Karno |
77,193 |
Indonesia |
36 |
Sân vận động Olympic Atatürk |
76,761 |
Thổ Nhĩ Kỳ’ |
37 |
Sân vận động Old Trafford |
75,731 |
Anh |
38 |
Sân vận động Allianz Arena |
75,024 |
Đức |
39 |
Sân vận động Quốc tế Aleppo |
75,000 |
Syria |
40 |
Sân vận động Naghsh-e-Jahan |
75,000 |
Iran |
41 |
Sân vận động Thiên niên kỷ |
74,500 |
Wales |
42 |
Sân vận động Quốc tế Cairo |
74,100 |
Ai Cập |
43 |
Sân vận động Olympic |
74,064 |
Đức |
44 |
Sân vận động Mercedes-Benz |
73,009 |
Hoa Kỳ |
45 |
Sân vận động Olimpico |
72,698 |
Ý |
46 |
Sân vận động Quốc tế Yokohama |
72,327 |
Nhật Bản |
47 |
Sân vận động NRG |
71,054 |
Hoa Kỳ |
48 |
Sân vận động Antonio Vespucio Liberti |
70,074 |
Argentina |
49 |
Khu liên hợp thể thao quốc gia Olimpiyskiy |
70,050 |
Ukraina |
50 |
Sân vận động Olympic Seoul |
69,950 |
Hàn Quốc |
3. Những sân vận động lớn nhất thế giới theo châu lục
3.1 Sân vận động lớn nhất thế giới ở châu Á
Với sức chứa lên đến 132.000 chỗ ngồi, sân vận động Narendra Modi chính là sân vận động lớn nhất thế giới và cũng là sân vận động lớn nhất Châu Á. Sân được xây dựng tại Ấn Độ, một quốc gia có nền bóng đá không quá ấn tượng.
3.2 Sân vận động lớn nhất thế giới ở châu Âu
Sân Camp Nou thuộc top sân bóng đẹp, kỳ vĩ nhất châu Âu, được dán nhãn năm sao của UEFA. Lúc khai trương, sân có sức chứa chính xác là 93.053 chỗ ngồi. Đã giảm khoảng 5.000 chỗ so với dự kiến ban đầu là sân có sức chứa 99.354 chỗ ngồi nhưng nó vẫn là sân vận động lớn nhất châu Âu cho đến thời điểm hiện tại.
3.3 Sân vận động lớn nhất thế giới ở châu Phi
Sân vận động First National Bank là một sân vận động bóng đá và bóng bầu dục. Sau nhiều lần được nâng cấp sân nãy đã có sức chứa lên đến 94.736 chỗ ngồi. Và đến hiện nay, FNB vẫn là sân vận động lớn nhất châu Phi.
3.4 Sân vận động lớn nhất thế giới ở châu Mỹ
Sân vận động Michigan còn có tên gọi khác là "Ngôi nhà lớn". Với sức chứa khoảng 107.601 -115.000 người, Michigan đã trở thành sân vận động lớn nhất Hoa Kỳ và là sân vận động lớn nhất Châu Mỹ.
Có thể nói, một sân vận động lớn, hiện đại sẽ là công trình kiến trúc mang hiệu ứng tốt nhất, trong việc giúp quảng bá về hình ảnh con người. Và đất nước ở quốc gia đó đến bạn bè trên thế giới. Chúng tôi hy vọng, với bài viết trên, sẽ giúp các bạn có cái nhìn chính xác hơn về top 6 các sân vận động lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Sưu tầm
Nguồn ảnh internet