Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Bà bầu ăn vải được không và ăn như thế nào là tốt?

(VOH) – Khi mang thai, các mẹ thường nghe nhiều lời ‘căn dặn’ kiêng khem một số thực phẩm, trái cây, trong đó có quả vải. Tuy vậy bà bầu ăn vải được không và tác động tới sức khỏe thai kì ra sao?

Trong suốt thời gian dưỡng thai, chị em được săn sóc kĩ càng và cẩn thận. Thế nhưng đây cũng là giai đoạn mà các mẹ khá “đau đầu” bởi phải xây dựng khẩu phần ăn sao cho vừa hợp khẩu vị của mình, vừa đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng cho con. Chính vì lý do đó, nhiều bà bầu vốn rất thích ăn trái vải song lại lo ngại sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của em bé. 

1. Bà bầu ăn vải được không?

Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, khẩu phần ăn trong thai kì nên đa dạng, không cần kiêng hoàn toàn thực phẩm nào, thay vào đó hãy cân đối liều lượng và sử dụng vào thời điểm hợp lý. Do vậy, bà bầu vẫn có thể ăn vải để bổ sung thêm một số dưỡng chất thiết yếu, duy trì tốt sức khỏe cho bản thân cũng như thai nhi. 

Dưới đây là những lợi ích mà trái vải đem lại cho bà bầu: 

1.1 Phòng chống dị tật thai nhi

Theo khuyến cáo y khoa, trước khi thụ thai ít nhất 1 tháng và trong suốt kì tam cá nguyệt đầu tiên, phụ nữ cần uống 4mg acid folic/ngày nhằm phòng chống tối đa nguy cơ em bé mắc dị tật bẩm sinh hay các khuyết tật ống thần kinh. Vì lẽ đó, bà bầu vẫn được khuyến khích ăn thêm trái vải bởi đây là nguồn cung cấp tự nhiên hoạt chất acid folic. (1)

ba-bau-an-vai-duoc-khong-va-an-nhu-the-nao-la-tot-voh-0
Trái vải là nguồn cung cấp axit folic tự nhiên tốt cho kì tam cá nguyệt đầu tiên (Nguồn: Internet)

1.2 Điều hòa huyết áp

Vải thuộc nhóm trái cây chứa hàm lượng khoáng chất kali khá dồi dào, trung bình trong 100g thịt vải gồm 171mg kali. Dưỡng chất này góp phần cân bằng chất lỏng ở dịch nội bào và ngoại bào, từ đây giúp điều hòa huyết áp ở mức an toàn, hạn chế nguy cơ tăng huyết áp thai kì. 

Xem thêm: Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm thế nào, làm sao nhận biết và phòng ngừa?

1.3 Ngăn ngừa gốc tự do

Cũng giống như loại trái cây khác, vải được đánh giá là thức quả đem đến các hoạt chất chống oxy hóa rất đa dạng. Theo đó, chất chống oxy hóa epicatechin cùng rutin được tìm thấy trong vải có đặc tính trung hòa gốc tự do, ngăn chặn tổn thương tế bào và DNA. 

1.4 Cải thiện tiêu hóa

Trong vải có chứa lượng chất xơ cần thiết hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của mẹ bầu diễn ra trơn tru, đặc biệt, dưỡng chất này đảm nhiệm chức năng cải thiện hệ sinh thái đường ruột và kích thích sản sinh vi khuẩn có lợi.  

Xem thêm: Top thực phẩm giàu chất xơ dành cho bà bầu có thể bạn chưa biết

2. Bà bầu ăn vải nhiều có tốt không?

Không chỉ với trái vải mà với bất cứ loại trái cây nào bà bầu cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều và liên tục trong một thời gian dài vì thói quen này có thể “đảo ngược” lợi ích thành những tác dụng phụ nguy hại. 

Mẹ bầu chỉ nên ăn vải từ 1 – 2 bữa trong tuần, mỗi lần chỉ ăn từ 5 -7 trái để chủ động phòng tránh một số tác hại sau: 

2.1 Gây nóng trong người

Trái vải nằm trong nhóm trái cây tính nóng, nên với đối tượng có thân nhiệt cao như mẹ bầu tuyệt đối không ăn nhiều để tránh gây nóng trong người

ba-bau-an-vai-duoc-khong-va-an-nhu-the-nao-la-tot-voh-1
Ăn nhiều đào sẽ gây nóng trong người, không tốt cho bà bầu (Nguồn: Internet) 

2.2 Rối loạn đường huyết

Hầu hết vải thường được thu hoạch khi đã chín mọng và ngọt lịm, vì vậy, nếu tiếp nạp một lượng lớn sẽ gây rối loạn nồng độ đường huyết và tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kì. Ngoài ra, lời khuyên là bà bầu nên ăn trái vải tươi trực tiếp, hạn chế dùng các chế phẩm như nước ép vải. 

Xem thêm: Mẹ bầu bị tiểu đường nên biết những điều này để kiểm soát đường trong máu, tránh ảnh hưởng thai nhi

2.3 Tăng nguy cơ xuất huyết

Chúng ta biết rằng hiện tượng xuất huyết có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và em bé trong bụng. Đặc biệt, tỉ lệ mắc phải tình trạng này tăng cao hơn nếu mẹ không kịp thời điều chỉnh liều lượng các thực phẩm có tính nóng như vải trong khẩu phần ăn. 

Mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết bà bầu sẽ biết sử dụng trái vải đúng cách, hợp lý khi dưỡng thai, không cần “tránh xa” nhưng cũng không ăn quá nhiều để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bình luận