Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bà bầu ăn yến được không và ăn như thế nào là tốt?

(VOH) – Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng nên nhiều mẹ bầu thường lựa chọn ăn yến sào để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Vậy bà bầu ăn yến được không và ăn bao nhiêu là đủ?

Khi mang thai, việc bổ sung dưỡng chất là vô cùng cần thiết. Nhiều mẹ bầu đã lựa chọn ăn tổ yến (yến sào) để bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số người phân vân không biết có nên ăn yến sào trong thai kỳ hay không.

1. Bà bầu ăn yến sào có tốt không?

Từ lâu, tổ yến được như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Do đó, phần lớn các đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai đều có thể ăn tổ yến trong giai đoạn thai kỳ.

Mặc dù trong y học cổ truyền cho rằng, cơ địa bà bầu thay đổi khá thất thường nên nếu đang trong thời kỳ nghén vì thế nên hạn chế dùng yến sào để tránh tác dụng phụ. Tuy nhiên, sau thời kỳ thai nghén, mẹ bầu vẫn nên bổ sung yến sào với lượng hợp lý để nhận về những lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

2. Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn tổ yến

Tổ yến chứa nhiều protein, collagen, lysine, tryptophan, threonine, vitamin, khoáng chất và các axit amin có lợi cho cơ thể. Vì thế, bà bầu ăn yến sẽ nhận được các lợi ích sau đây:

2.1 Tăng khả năng miễn dịch

Trong yến sào có một loại vật chất gọi là mitogen, có thể kích thích các bạch huyết bào (Lymphocyte) phát sinh nguyên phân, thúc đẩy các tế bào T hoặc tế bào B phân chia.

Bạch huyết bào cũng là tế bào miễn dịch quan trọng trong cơ thể, có thể giúp nâng cao chức năng miễn dịch, hạn chế cá tình trạng bị cảm vặt ở mẹ bầu, đồng thời giúp thai nhi phát triển ổn định.

2.2 An thai

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng do có nhiều axit amin, protein và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì thế bà bầu ăn tổ yến có tác dụng an thai, nâng cao sức khỏe.

2.3 Giảm nguy cơ tiền sản giật

ba-bau-an-yen-duoc-khong-voh-0
Ăn yến có thể giúp làm giảm nguy cơ tiền sản giật (Nguồn: Internet)

Tiền sản giật là một biến chứng khi mang thai với các triệu chứng như huyết áp cao và tổn thương các cơ quan, chẳng hạn như gan hoặc thận, và trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể đe dọa tính mạng. Tổ yến có chứa glycine, do đó bà bầu ăn yến có thể giúp giảm nguy cơ tiền sản giật.

2.4 Chống trầm cảm

Tổ yến cũng chứa tryptophan, một loại axit amin có đặc tính chống lại các triệu chứng trầm cảm, stress khi mang thai. Hơn thế, loại axit này cũng góp phần làm tăng hưng phấn, giúp bà bầu luôn được thư giãn.

2.5 Cải thiện làn da

Cơ thể mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi nội tiết tố khi chuẩn bị mang thai và trong giai đoạn thai kỳ dẫn đến việc xuất hiện các vấn đề về da, điển hình như mụn trứng cá. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn yến các collagen trong tổ yến có thể giúp giảm triệu chứng này.

2.6 Giúp thai nhi phát triển não bộ

Thai nhi trong bụng cần nhiều glycine và alanine để phát triển hoạt động của não bộ. Trong tổ yến có nhiều axit folic, glycine và alanine, vì thế, bà bầu ăn ý có thể giúp duy trì hoạt động dẫn truyền thần kinh của thai nhi.

2.7 Giúp phục hồi sau sinh

Không chỉ có lợi trong thai kỳ, ăn tổ yến cũng tốt cho phụ nữ sau sinh. Mẹ bầu sau sinh ăn tổ yến có thể giúp làm giảm các vết rạn da cũng như tăng cường khả năng miễn dịch và phục hồi cơ thể.

Xem thêm: 5 tác dụng của yến sào với trẻ em và những lưu ý khi dùng

3. Bà bầu nên ăn yến vào thời điểm nào?

Đông y cho rằng, phụ nữ mang thai giai đoạn đầu nên hạn chế ăn tổ yến, tuy nhiên, thực tế mẹ bầu vẫn có thể ăn tổ yến trong suốt thai kỳ tùy theo thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng.

ba-bau-an-yen-duoc-khong-voh-1
Bà bầu có thể ăn yến trong suốt thai kỳ (Nguồn: Internet)

Thông thường, trước khi có kế hoạch mang thai khoảng 3 tháng, mẹ bầu có thể ăn tổ yến để nâng cao khả năng kháng bệnh và cần bằng dinh dưỡng cho cơ thể nhằm tạo tiền đề cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu tiên thai kỳ) mẹ bầu cần chú trọng về vấn đề dinh dưỡng để phôi thai phân hóa và hình thành các tổ chức cơ quan. Lúc này, mẹ bầu vẫn có thể ăn yến sào nhưng nhớ thêm vài lát gừng vào nước yến để làm ấm cơ thể và cân bằng độ mát nhẹ của yến.

Khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, các triệu chứng nghén cũng giảm dần, lúc này mẹ bầu có thể ăn yến theo sở thích và chế biến yến thành các món ăn ngon, bổ dưỡng cho cả mẹ và bé như: yến chưng đường phèn, yến nấu hạt sen hoặc táo đỏ và đường phèn,...

4. Bà bầu ăn yến bao nhiêu là hợp lý?

Mặc dù ăn tổ yến trong thai kỳ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu không đúng liều lượng và đúng cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: dọa sảy thai, thai nhi sinh ra bị hen suyễn, dị ứng bẩm sinh… Vì thế, theo các bác sĩ khuyến cáo bà bầu chỉ nên ăn tối đa là 3 gram yến/ngày.

  • Từ tháng 1 – 3: nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Từ tháng 3 – 7: Mẹ bầu có thể thử ăn với một lượng vừa phải khoảng 1 – 2 gram yến khô một ngày, nếu thấy kết quả tốt thì có thể tăng dần lượng sử dụng trung bình khoảng 3 gram. Mỗi tháng mẹ bầu có thể dùng khoảng 100 gram yến sào.
  • Tháng 8 – 9: Nên giảm liều lượng tổ yến bổ xung vào cơ thể. Trung bình có thể dùng khoảng 60gr yến/tháng.

Như vậy, tổ yến là thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng mà mẹ bầu có thể sử dụng trong thai kỳ để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, dù tổ yến giàu dinh dưỡng nhưng mẹ bầu nên căn cứ tình trạng sức khỏe mà kiểm soát lượng ăn cho phù hợp để có thể đảm bảo sức khỏe ở mức tốt nhất.

Bình luận