Mua tiêu số lượng lớn, để thời gian lâu sẽ dễ bị mốc. Vậy làm cách nào để tiêu hết mốc? Cùng VOH tìm hiểu cách cách xử lý tiêu bị mốc nhanh chóng, đơn giản, an toàn.
Tiêu bị mốc có ăn được không?
Những loại thực phẩm bảo quản không tốt sẽ xuất hiện tình trạng nấm mốc, hạt tiêu đen cũng vậy.
Thông thường, khi thực phẩm, gia vị hay đồ ăn bị nấm mốc thì nên vứt bỏ đi, vì nấm mốc là hiện tượng dư thừa ẩm - điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật tấn công, sinh ra các chất độc hại gây ngộ độc cho người sử dụng.
Tuy nhiên, khác với các loại thực phẩm thông thường hay ngũ cốc, tiêu có vị cay, tính nồng, chứa nhiều chất kháng khuẩn… cho nên nấm mốc khó có thể tấn công. Do đó, trong trường hợp phát hiện tiêu bị mốc, bạn vẫn có thể sử dụng tiếp chỉ cần biết cách xử lý tiêu để loại bỏ nấm mốc.
Cách xử lý tiêu bị mốc đơn giản
Để loại bỏ hoặc làm giảm bớt mốc trên hạt tiêu, bạn hãy thử áp dụng 4 cách đơn giản sau đây:
Phơi khô, đóng gói, rang lại trước khi xay
Bạn đem lượng tiêu bị mốc đi rửa sạch nhiều lần với nước, sau đó rải chúng ra một chiếc mâm lớn phơi thật khô dưới ánh nắng. Sau khi tiêu khôm bạn cho tiêu vào trong một chiếc lọ đậy kín hoặc bỏ tiêu vào túi và hút chân không. Mỗi lần lần dùng bạn chỉ cần rang lại hạt tiêu trước khi xay là được.
Tuy vậy, quá trình rang tiêu cũng cần chú ý, nếu rang quá nhiệt sẽ làm bay hơi tinh dầu khiến tiêu bị khô, ăn bị đắng và tiêu cũng nhanh mốc trở lại. Do vậy, khi rang tiêu bạn cần lưu ý:
- Rang tiêu trên chảo lớn.
- Rang hạt tiêu trên bếp lửa vừa khoảng 5 - 10 phút, khi nghe có mùi thơm nồng thì tắt bếp.
- Tiêu rang xong thì để nguội tự nhiên. Sau đó đóng gói hoặc bỏ lọ thủy tinh đậy kín.
Sử dụng rượu
Đối với những hạt tiêu bị mốc sau khi đã được rang trên lửa một lần nếu vẫn tiếp tục bị mốc thì không nên rang lại lần nữa vì sẽ khiến chất dinh dưỡng và lớp tinh dầu trong tiêu bị mất.
Với trường hợp này, bạn có thể áp dụng một cách khác đó là dùng rượu mạnh phun sương hoặc vấy lên bề mặt hạt tiêu, để yên trong 25 - 30 phút rồi rửa sạch lại với nước, sau đó đem phơi khô dưới nắng. Tiêu phơi khô bạn chỉ cần cất lại trong lọ sạch là được.
Sử dụng muối
Muối có tính kháng khuẩn và khử trùng cho nên bạn có thể dùng muối để xử lý tiêu bị mốc. Bạn cho hạt tiêu vào bát hoặc túi vải, sau đó rắc muối lên trên và đậy kín trong vài giờ. Muối sẽ hấp thụ độ ẩm từ hạt tiêu và tiêu diệt vi khuẩn cũng như nấm mốc. Sau đó, bạn lọc hạt tiêu và loại bỏ đi các hạt tiêu bị mốc.
Dầu ô liu hoặc giấm
Tương tự như muốn, dầu ô liu hoặc gấp cũng có tính kháng khuẩn và khử trùng vì thế cách xử lý tiêu bị mốc bằng dầu ô liu hoặc giấm cũng rất hữu ích. Bạn cho hạt tiêu vào bát, rắc dầu ô liu hoặc giấm lên trên rồi trộn đều. Sau 30 phút, bạn lọc hạt tiêu và bỏ đi các hạt tiêu bị mốc.
Lưu ý: Các phương pháp xử lý tiêu bị mốc chỉ áp dụng đối với tiêu bị mốc ở vỏ ngoài, bởi vì mốc ở vỏ ngoài có thể rửa sạch, còn nếu hạt tiêu đã mốc từ bên trong thì tốt nhất là nên vứt bỏ đi. Tiêu mốc bên trong chứng tỏ nấm mốc đã sinh ra nhiều chất độc, dễ gây hại cho sức khỏe khi sử dụng.
Xem thêm:
Cách xử lý đũa tre bị mốc hiệu quả
Cách rửa dồi trường không hôi, trắng thơm
Cách làm sạch thớt gỗ bị mốc đơn giản, hiệu quả tại nhà
Nhận diện hạt tiêu bị mốc bằng cách nào?
Trước khi tìm cách xử lý tiêu bị mốc, bạn cần phải kiểm tra chất lượng hạt tiêu có mốc hay không. Các bước thực hiện như sau:
- Bề ngoài hạt tiêu: Hạt tiêu bị mốc thường sẽ có màu đen hoặc xám, có vẻ ẩm ướt hơn so với hạt tiêu bình thường. Các loại nấm mốc đôi khi cũng sẽ bám phía bên ngoài hạt tiêu.
- Mùi hạt tiêu: Nếu hạt tiêu có mùi hôi hoặc mùi khác thường thì có thể là dấu hiệu của mốc hoặc vi khuẩn.
- Sử dụng kính hiển vi: Bạn có thể dùng kính hiển vi để kiểm tra xem hạt tiêu có bị mốc hoặc vi khuẩn bám trên bề mặt hay không.
- Thử nếm: Nếm thử hạt tiêu cũng có thể giúp bạn phát hiện hạt tiêu bị mốc. Nếu hạt tiêu có vị đắng hoặc vị khác thường, có thể đây là dấu hiệu của mốc hoặc vi khuẩn.
Nguyên nhân khiến tiêu bị mốc
Độ ẩm không khí quá cao chính là nguyên nhân khiến tiêu nhanh bị mốc. Phần lớn các loại tiêu đưa đến tay người dùng đều đã được phơi, sấy hoặc rang để làm giảm lượng nước trong tiêu, cũng như đưa độ ẩm về ngưỡng an toàn.
Nếu người hạt tiêu đặt, để ở nơi có độ ẩm cao sẽ khiến cho nấm mốc có cơ hội sinh trưởng. Bên cạnh đó, việc bảo quản tiêu ở nơi tối, ẩm thấp hay để tiêu dính nước cũng đều có thể khiến cho tiêu bị mốc.
Ngoài ra, cách bảo quản hạt tiêu chưa đúng, chẳng hạn như không đóng kín nắp sau khi sử dụng, không rang tiêu kỹ trước khi dùng, vị trí đặt và bảo quản không phù hợp, ẩm thấp cũng là nguyên nhân khiến tiêu không giữ được chất lượng như ban đầu.
Cách bảo quản tiêu không bị mốc
Nhiều người cho rằng, tiêu mua về chỉ cần chất trong hộp, đậy kín là được. Thế nhưng, trên thực tế việc bảo quản tiêu không bị mốc tương đối khó. Theo Hội Hồ Tiêu Việt Nam, hạt tiêu cần được bảo quản ở độ ẩm <= 13%. Nếu độ ẩm => 15% sẽ gây nguy hại đến hạt tiêu.
Do đó, nếu bạn chỉ sử dụng tiêu làm gia vị trong các bữa ăn gia đình, tốt nhất bạn không nên mua tiêu với số lượng lớn để dự trữ để tránh tiêu bị ẩm mốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách bảo quản hạt tiêu dưới đây:
Để hạt tiêu ở nơi khô ráo
Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Vậy nên, bạn có thể bảo quản hạt tiêu ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh để tiêu ở nơi ẩm ướt hoặc có độ ẩm cao.
Ngoài ra, bạn cũng không nên để tiêu ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp vì sẽ làm giảm chất lượng và mùi vị của hạt tiêu.
Bảo quản tiêu trong bao bì kín
Sử dụng các loại bao bì kín như túi nilon, hộp đựng để bảo quản hạt tiêu cũng giúp giảm bớt sự xâm nhập của nấm mốc, vi khuẩn.
Sử dụng túi chống ẩm
Cách bảo quản hạt tiêu không bị mốc khá đơn giản là bạn có thể đặt túi chống ẩm vào bao bì chứa hạt tiêu để hút ẩm và giữ cho tiêu khô ráo. Các loại túi chống ẩm hiện nay thường được làm từ gel silic, than hoạt tính hoặc vật liệu khác có khả năng hút ẩm tốt.
Sử dụng túi hút chân không
Nếu bạn muốn bảo quản hạt tiêu trong thời gian dài, bạn có thể đặt chúng trong túi hút chân không để giảm thiểu sự tiếp xúc với không khí.
Bảo quản tiêu trong tủ đông
Để tiêu trong tủ đông cũng là cách bảo quản hạt tiêu hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi để hạt tiêu vào tủ lạnh, bạn cần để hạt tiêu nguội đến nhiệt độ phòng trước nhằm tránh tình trạng ngưng tụ nước trên bề mặt hạt tiêu.
Tiêu là loại gia vị được sử dụng phổ biến và cũng được khuyên dùng với mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người. Hy vọng với những gợi ý cách xử lý tiêu bị mốc trên đây sẽ giúp bạn có thể tái sử dụng tiêu bị mốc an toàn. Tuy vậy, để đảm bảo sức khỏe, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sử dụng hạt tiêu mới nếu phát hiện hạt tiêu đang dùng đã bị nấm mốc.
Đừng quên theo dõi VOH Mẹo vặt để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.