Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” ngụ ý điều gì?

(VOH) - “Đẽo cày giữa đường” không đơn giản chỉ là một câu nói mà nó còn là một bài học sâu học sắc về bản lĩnh và chính kiến của bản thân. Vậy “đẽo cày giữa đường” có nghĩa là gì?

Từ bé chúng ta vẫn thường được cha mẹ hoặc ông, bà kể cho nghe câu chuyện “đẽo cày giữa đường”. Đấy không chỉ đơn thuần là một câu truyện hay câu thành ngữ bình thường mà nó còn là một bài học vô giá cho bản thân chúng ta trong cuộc sống sau này. Thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được ý nghĩa của câu nói ấy. 

1. “Đẽo cày giữa đường” là gì?

“Đẽo cày giữa đường” là một câu thành ngữ và cũng là tên của một câu truyện ngụ ngôn Việt Nam được cha ông ta truyền lại cho các thế hệ sau như là 1 điển cố thể hiện triết lý về sự tự chủ. Và hầu hết trong mỗi chúng ta ai cũng đã ít nhất một lần được cha mẹ, ông bà kể cho nghe qua câu chuyện này. Câu chuyện này không chỉ nghe cho vui mà ẩn sau nó còn là một bài học ý nghĩa về bản lĩnh và chính kiến của bản thân.

Giải thích câu thành ngữ “đẽo cày giữa đường” 1
“Đẽo cày giữa đường” là một câu thành ngữ

Câu truyện Đẽo cày giữa đường kể về một anh muốn làm giàu, anh ta dốc hết tiền bạc để mua gỗ và ra giữa đường đẽo cày. Sau đó, người đầu tiên đi ngang qua bảo cái bắp cày này của anh quá nhỏ không bán được đâu phải đẽo một cái lớn hơn. Thế là anh ta nghe lời và đẽo cái cày lớn hơn. 

Sau đó lại có người đi qua và bảo cái này to quá, khó vác cần đẽo cái nhỏ hơn thì mới dễ bán. Rồi người thứ ba đi ngang lại bảo cái cày này cần phải nghiêng hẳn sang một bên thì mới lật đất được, vậy là anh ta lại lúi húi làm theo. Cứ như vậy, người nào đi ngang góp ý anh ta cũng làm theo. Kết quả cái cày này chỉ còn bằng cái đũa và không thể bán được nữa.

Có thể thấy chàng trai trong câu chuyện không hề ngốc khi biết đẽo cày làm giàu. Nhưng vì bản thân không có chính kiến mà sau cùng không thể thu về được bất kỳ kết quả có lợi nào cho bản thân. Câu chuyện thể hiện rõ bài học về chính kiến và tính tự chủ của bản trong công việc, không để cho ý kiến của người khác chi phối.

Xem thêm: Phân tích ý nghĩa của thành ngữ 'Miệng ăn núi lở' dạy chúng ta điều gì?

2. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đến bài học cuộc sống

Từ câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” trên ta có thể rút ra được một bài học ý nghĩa về tính độc lập và chính kiến của bản thân. Giống như chàng trai đẽo cày trong truyện, những người không có chính kiến và chỉ làm theo chỉ dẫn của người khác thì cuối cùng bản thân sẽ không đạt được một thành công nào cả. 

Giá như anh chàng đẽo cày trong câu chuyện chịu suy nghĩ thật kỹ những yêu cần cần đạt của chiếc cày của mình làm thì sẽ không đến nỗi mất trắng cả thời gian lẫn công sức.

Giải thích câu thành ngữ “đẽo cày giữa đường” 2
Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường

Dân gian có câu “chín người mười ý” ý muốn nói mỗi người đều có một ý kiến khác nhau. Trong cuộc sống hay trong công việc, chúng ta nghe và ghi nhận những góp ý của người khác nhưng phải biết chọn lọc và làm theo những điều mình cho là đúng đắn. 

Miệng đời không hẳn xấu, những người cho ta ý kiến cũng không hẳn có ý muốn phá ta nhưng mỗi người đều có một cảm nhận riêng và theo từng góc độ khác nhau, có tốt có xấu. Nhất là khi việc ta làm vô tình bày ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người sẽ góp ý cho ta mà không hề ngần ngại. 

Thế nhưng, sau khi nghe tất cả những ý kiến từ người khác, chúng ta cần suy xét mọi việc, xem khả năng thành công của những ý kiến trên để có thể đưa ra một quyết định phù hợp và tốt nhất. 

Lắng nghe những góp ý của người khác là điều nên làm, nhưng giữ vững chính kiến bản thân cũng là một trong những điều quan trọng giúp chúng ta giữ vững quan điểm, lập trường từ đó đi theo những định hướng, kế hoạch mà bản thân đã đề ra mà không bị dao động hay bị ảnh hưởng từ lời nói, hành động của người khác.

Trong cuộc đời, không ít lần chính chúng ta phải tự mình đưa ra quyết định quan trọng mà không có một ai góp ý, cho lời lời khuyên. Những lúc như thế, cũng cần nhớ đến câu “sai một ly đi một dặm” để biết phải thật thận trọng và xem xét mọi mặt tốt và xấu của sự việc. Không nên vội vàng kết luận mà gặp thêm nhiều khó khăn về sau.

Xem thêm: Rèn lối sống tự lập từ câu tục ngữ 'Nước lã mà vã nên hồ'

3. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữcùng ý nghĩa với “Đẽo cày giữa đường”

Thông qua những gì được phần tích trong câu chuyện  “Đẽo cày giữa đường” có thể thấy tính độc lập và có chính kiến riêng của bản thân là điều rất quan trọng. Đây là một đức tính mà mỗi con người đều cần phải được giáo dục ngay từ khi còn bé. Chính vì vậy ngoài “Đẽo cày giữa đường” người xưa còn đúc kết và cho ra nhiều ca dao tục ngữ hay về tính tự chủ của bản thân.

Giải thích câu thành ngữ “đẽo cày giữa đường” 3
 

Ca dao nói về tính tự chủ, người có chính kiến

  • Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
  • Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
  • Nước lã mà vã nên hồ/ tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
  • Ai ơi ở chí cho bền/Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
  • Có khó mới có miếng ăn/Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
  • Làm người ăn tối lo mai/Việc mình hồ dễ để ai lo lường
  • Giàu người ta chẳng có tham/Khó khăn ta liệu ta làm ta ăn.
  • Khi ăn chẳng nhớ đến ai/Đến khi chết bỏng cứ tai mà rờ!
  • Làm trai cố chí lập thân
    Rồi ra gặp hội phong vân cũng vừa
    Nên ra tay kiếm tay cờ
    Chẳng nên thì chớ, chẳng nhờ tay ai.

Tục ngữ nói về người có tính tự chủ, chính kiến

Xem thêm : 20 câu ca dao tục ngữ thành ngữ về tính tự lập, tự chủ

Như vậy thông qua câu chuyện “đẽo cày giữa đường” chúng ta đã có thể hơn về giá trị của việc độc lập trong suy nghĩ và có chính kiến riêng của bản thân trong mọi việc. Hy vọng trong cuộc sống sau này mỗi người chúng ta sẽ luôn giữ được đức tính quan trọng ấy.

(Sưu tầm - Nguồn ảnh internet)

Bình luận