Bên cạnh IQ, EQ cũng được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Nếu bạn chưa hiểu rõ ý nghĩa của EQ là gì thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
1. EQ là gì? EQ là viết tắt của từ gì?
EQ là viết tắt của từ tiếng Anh Emotional Quotient. EQ là chỉ số cảm xúc của mỗi người. EQ được sử dụng phổ biến để đo lường khả năng nhận thức, quản lý cảm xúc của bản thân, nhận thức xã hội cũng như quản lý các mối quan hệ. Nói cách khác, nó đề cập đến khả năng nhận thức, kiểm soát, bày tỏ, đánh giá… cảm xúc.
EQ thường được xác định, đánh giá hoặc bao gồm 5 khả năng:
- Nhận thức về bản thân.
- Tự điều chỉnh.
- Động lực.
- Sự đồng cảm.
- Kỹ năng xã hội.
Chỉ số EQ được xác định thông qua các bài test.
2. EQ và IQ có gì khác nhau?
IQ (Intelligence Quotient) được xác định qua các bài test của quốc tế, là chỉ số đo lường trí thông minh của con người. Những người có IQ cao thường sẽ có tốc độ xử lý công việc tính toán, phân tích, suy luận logic… rất nhanh chóng.
EQ và IQ khác nhau, một chỉ số đo lường về trí thông minh, một chỉ số dùng để đo lường cảm xúc:
- Người có IQ cao sẽ dễ thành công trong các lĩnh vực học tập, toán học, khoa học - kỹ thuật, y tế,... những công việc cần đến sự tính toán, yêu cầu độ chính xác cao.
- Người có EQ cao là người có kỹ năng xã hội cao, giỏi giao tiếp, biết tự nhận thức bản thân cũng như hiểu được cảm xúc của người khác. Nhóm người này thường phù hợp với các ngành sáng tạo, nghệ thuật, những ngành nghề thiên về cảm xúc như nhà văn, diễn viên, ca sĩ, họa sĩ,... các công việc liên quan đến xây dựng mối quan hệ.
3. Test EQ là gì?
Các bài kiểm tra EQ thường là các câu hỏi trắc nghiệm, người ta sẽ sử dụng các câu trả lời đó để phỏng đoán chỉ số cảm xúc. Tuy nhiên, những kết quả qua hình thức kiểm tra này chỉ mang tính tương đối, nên chúng ta cần cân nhắc.
Có rất nhiều ứng dụng, trang web cung cấp các bài test EQ. Bạn chỉ cần có internet là có thể thực hiện bài test EQ và thử kiểm tra chỉ số cảm xúc của mình. Hoặc chúng ta cũng có thể tham gia hoạt động ngoại khóa, chương trình thực tế để đánh giá EQ của bản thân.
Xem thêm:
Hãy học cách kiềm chế cảm xúc để làm chủ cuộc đời của bạn
Vô cảm – 'căn bệnh tâm hồn' của những người có trái tim lạnh giá
Sự sẻ chia là gì? Ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống?
4. EQ thấp nghĩa là gì? EQ cao là gì?
Người có EQ thấp thường có các dấu hiệu như stress thường xuyên, cảm xúc tiêu cực, vốn từ ngữ hạn chế, thiếu tự tin vào bản thân,... Người có EQ thấp thường khó kiểm soát cảm xúc của bản thân dẫn đến nhiều sai lầm trong cuộc sống khiến cho các mối quan hệ dần xấu đi. Họ khó nói lên cảm xúc của bản thân nên dễ bị hiểu lầm và đưa ra những quyết định không đúng đắn.
Người có EQ cao là những người giàu cảm xúc, kiểm soát tốt cảm xúc của mình cũng như hiểu được cảm xúc của người khác. Với việc quản lý tốt cảm xúc, người có EQ cao sẽ luôn tích cực, ít gặp stress trong cuộc sống. Họ dễ dàng thành công trong xã hội bởi sự thấu hiểu cảm xúc của người khác và thường đưa ra những quyết định đúng đắn. Người có EQ cao thường nhận được sự yêu quý, kính trọng của mọi người bởi giao tiếp linh hoạt, luôn lắng nghe và tâm sự với người khác.
5. EQ trong cuộc sống
5.1 EQ cao - khả năng giao tiếp tốt - dễ dàng kết nối với mọi người
Nếu bạn là một người có EQ cao, bạn sẽ rất dễ hòa đồng với mọi người, dễ thích nghi với môi trường mới. Nhờ đó, mối quan hệ ngày càng mở rộng, bạn bè, đối tác nhiều. Điều này giúp cho cơ hội thành công của bạn trở nên nhiều hơn và cũng nhận được nhiều sự trợ giúp.
5.2 EQ giúp quản lý cảm xúc, hành vi
Việc quản lý cảm xúc tốt giúp cho tinh thần của bạn luôn lạc quan, tích cực. Bạn luôn phấn đấu cho mục tiêu của mình, cố gắng nỗ lực vì tương lai. Ngoài ra, EQ cao còn giúp bạn phân biệt tốt xấu, tránh xa những cám dỗ xã hội.
5.3 EQ và cơ hội cho nghề nghiệp
Một người có EQ cao sẽ rất dễ được mọi người chú ý, dễ trở thành tâm điểm của đám đông. Có EQ cao, bạn dễ dàng thấu hiểu tâm lý của người khác nên được lòng khách hàng, cấp trên, đồng nghiệp,... hơn. EQ cao là chìa khóa thành công, đặc biệt là con đường làm nhà văn, diễn giả, MC,...
Xem thêm:
Lòng tự ái tiết lộ bí mật tính cách nào của con người?
Ý nghĩa và cách kiểm soát trạng thái bi quan của mỗi người
Sự tin tưởng - chìa khóa gắn kết người với người
6. Một số cách phát triển, cải thiện EQ
Chỉ số EQ sẽ được cải thiện nếu như bạn chăm chỉ rèn luyện đúng cách. Bạn có thể thực hiện chăm chỉ những phương pháp sau:
- Tự nhận thức bản thân, học cách kiểm soát bản thân.
- Rèn luyện sự tập trung, bình tĩnh, suy nghĩ tích cực.
- Hãy lắng nghe, theo dõi người khác để học cách phản ứng và tương tác.
- Nâng cao vốn từ vựng để giao tiếp lưu loát, tăng tính thuyết phục đồng thời chú ý đến giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Tập đặt bản thân vào vị trí của người khác để hiểu họ, đồng cảm và thấu hiểu mọi người.
- Quyết đoán, tự tạo động lực cho bản thân.
- Cải thiện các kỹ năng xã hội như lắng nghe, thuyết phục…
Để có thể thành công, EQ chiếm đến 80%, IQ chiếm 20%. Bởi vậy, mọi người thường hay đặt thái độ lên hàng đầu. Tuy nhiên, hai chỉ số này đều quan trọng với tất cả mọi người. IQ giúp bạn trong những công việc cần đến trí thông minh. EQ hỗ trợ bạn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất và không bỏ qua yếu tố quan trọng không kém là cảm xúc. Chính vì thế, bạn hãy trau dồi, rèn luyện bản thân mỗi ngày để có thể đến gần với thành công.
Nguồn ảnh: Internet