Càng cua - món rau ngon lại còn có 8 công dụng trị bệnh
Thành phần dinh dưỡng có trong rau càng cua
Rau càng cua có tên khoa học là Peperomia pellucida, là loại rau thuộc họ Hồ tiêu. Rau càng cua thường mọc hoang nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến vì nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nó có giá trị cao về mặt dinh dưỡng.
Rau càng cua là loại rau dễ trồng (Nguồn: Internet)
Trong 100g rau càng cua sẽ có những thành phần dinh dưỡng sau đây:
Dinh dưỡng trong 100g rau càng cua |
|
Thành phần dinh dưỡng |
Hàm lượng |
Nước |
92% |
Phot pho |
34 mg |
Kali |
277 mg |
Canxi |
244 mg |
Magie |
62 mg |
Sắt |
3.2 mg |
Vitamin C |
5.2 mg |
Năng lượng |
24 KJ |
Rau càng cua có vị mặn, ngọt, chua, giòn và dai. Theo Đông y, rau càng cua có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ,…
Tác dụng của rau càng cua
Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng nên thích hợp cho người giảm cân. Ngoài ra, rau càng cua còn được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thông thường. Theo đó, công dụng rau càng cua trong điều trị bệnh có thể kể đến là:
-
Chữa viêm họng
Dùng khoảng 50 – 100g rau càng cua, rửa sạch sau đó nhai ngậm hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liề 3 – 5 ngày.
-
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Các chất kali và magie có trong rau càng cua rất tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 100g rau càng cua.
- 1 con ếch khoảng 100g.
Thực hiện:
Lấy 100g rau càng cua rửa sạch, bóp giấm (nếu không có giấm có thể dùng chanh). Ếch lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột sau đó đem chiên đến khi vàng. Tất cả trộn đều, ăn món này 2 – 3 lần/tuần sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
-
Chữa thiếu máu
Gỏi rau càng cua trộn thịt bò là món ăn tuyệt vời cho người bệnh thiếu máu (Nguồn: Internet)
Rau càng cua chứa nhiều chất sắt nên rất tốt cho người bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Nếu bị thiếu máu, bạn có thể dùng 100g rau càng cua bóp giấm, sau đó xào với 100g thịt bò để ăn với cơm nóng. Với món ăn này, bạn có thể ăn khoảng 3 lần/tuần.
-
Tác dụng lợi tiểu
Nếu bị nóng trong và ít đi tiểu trong ngày thì bạn có thể nấu nước rau càng cua để uống. Hãy dùng 150 – 200g rau càng cua rửa sạch, sau đó nấu với 300ml nước đến khi sôi thì tắt bếp. Chia nước này thành 2 lần uống trong ngày và uống liên tục 5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả và việc đi tiểu trở nên dễ dàng hơn. Từ đó giúp bạn phòng ngừa được các bệnh về đường tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận.
-
Chữa đau lưng cơ co rút
Dùng 50 – 100g rau càng cua sắc uống mỗi ngày sẽ giảm đau rõ rệt.
-
Chữa chín mé
Dùng từ 100 – 150g rau càng cua nấu với 250ml nước, chia thành 2 lần uống trong ngày. Bạn có thể tận dụng bã rau càng cua để đắp ngoài giúp giảm sưng tấy hiệu quả.
-
Chữa các bệnh ngoài da
Với các bệnh ngoài da như da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành,… có thể dùng rau càng cua giã nát hoặc xay nhuyễn lọc lấy nước uống. Nếu mụn nhọt lở ngứa do ban nóng thì lấy 150g rau càng cua rửa sạch, ăn sống hoặc xay nước để uống.
-
Chữa táo bón
Rau càng cua có thể chữa bệnh táo bón vì nó có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali. Vì thế, nếu đi đại tiện khó khăn thì bạn nên ăn rau càng cua thường xuyên.
Ngoài ra, tác dụng rau càng cua còn giúp trị sốt rét, đau đầu, đau bụng hay trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.
Như vậy, rau càng cua không chỉ là loại rau giòn ngon, bổ mát, lạ miệng mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, rau càng cua có tính hàn nên người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
- Bật mí tác dụng của rau càng cua và bí mật trong rau càng cua - Trang Sức khỏe đời sống - Cơ quan ngôn luận Bộ Y tế ( Cập nhật ngày 08/01/2019 )