Có thể nói, xoài là một trong những loại trái cây nhiệt đới hấp dẫn mọi người không chỉ bởi vị ngọt hấp dẫn, hương thơm ngào ngạt mà còn bởi lượng vitamin, khoáng chất cực kỳ dồi dào, có thể cho bạn một sức khỏe như mơ.
1. Tìm hiểu về quả xoài
Xoài là một loại trái cây nhiệt đới, thuộc chi xoài. Đây là loại cây được xếp vào "vua các loại quả" hàng trăm năm nay tại nhiều nước Đông Nam Á.
1.1 Đặc điểm
Cây xoài có chiều cao trung bình khoảng 30 - 45m, với bán kính tán cây rộng khoảng 10m. Những cây sống lâu có rễ cắm sâu xuống đất, có khi dài tới 6m, lá xoài khi non có màu hồng cam rồi chuyển sang dần sang đỏ rồi xanh đậm. Hoa xoài có năm cánh, màu trắng và có mùi hương nhẹ.
Quả xoài sống thường sẽ có màu xanh, chín có màu ngả vàng hấp dẫn. Quả xoài khi chín sẽ khác nhau về màu sắc (vàng, cam, tím…) và kích thước. Xoài có vị chua ngọt, mùi thơm ngào ngạt.
Với xoài chín bạn có thể ăn tươi, đóng hộp, làm nước ép trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô...
1.2 Phân bố
Xoài có nguồn gốc ở Ấn Độ và Đông Nam Á hơn 4000 năm, với tên khoa học là Mangiferaindical, sau đó nó đã được phân bố trên toàn thế giới để trở thành một trong những loại quả được trồng hầu hết ở vùng nhiệt đới.
Theo niềm tin của người dân Ấn Độ, quả xoài là biểu tượng của sự sống. Thậm chí, Ấn Độ còn xem quả xoài là một loại trái cây biểu tượng cho đất nước mình và dùng nó trong các nghi lễ trang trọng.
Ngày nay, Ấn Độ vẫn là nơi cung cấp xoài nhiều nhất cho thế giới, mặc dù Trung Quốc, Thái Lan, Brazil hay Việt Nam cũng trồng rất nhiều loại cây này.
1.3 Các loại xoài
Xoài có rất nhiều loại khác nhau, chỉ tính riêng tại Việt Nam đã có hơn 10 giống xoài các loại như: xoài cát Hòa Lộc, xoài keo, xoài cát chu, xoài tượng, xoài tứ quý, xoài Thái.... Hiện nay, xoài là loại cây trồng công nghiệp lấy trái, giá xoài trung bình giao động từ 15.000 - 50.000/kg tùy loại.
2. Công dụng của xoài là gì?
Nhiều người cho rằng, quả xoài gây nóng trong người nên không dám ăn nhiều. Tuy nhiên, thực tế các chất dinh dưỡng có trong quả xoài lại giúp mang đến rất nhiều lợi ích tiềm năng về sức khỏe. Chẳng hạn như:
2.1 Tăng cường sức khỏe cho xương và mắt
Xoài giàu vitamin A, loại vitamin này có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là với mắt và da, vì nó giúp tăng cường sức khỏe cho xương và hỗ trợ sức khỏe của mắt.
Ngoài ra, trong quả xoài còn chứa chất chống oxy hóa có tên là lutein và zeaxanthin. Hai chất này hoạt động như một tấm chắn nắng tự nhiên, hấp thụ ánh sáng dư thừa và bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi ánh sáng xanh có hại.
2.2 Tăng hệ thống miễn dịch
Bên cạnh sự dồi dào về vitamin A, trong xoài cũng chứa không ít hàm lượng vitamin C – một loại vitamin rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch của bạn.
Bên cạnh đó, tác dụng của xoài còn có thể tăng cường sự phát triển của cơ và gân. Đồng thời còn giúp cải thiện sự hấp thụ sắt của thực vật do xoài có nhiều vitamin C.
2.3 Kiểm soát cân nặng
Ăn xoài thường xuyên có thể giúp kiểm soát cân nặng của bạn. Nghiên cứu gần đây cho thấy, chất phytochemical trong xoài có thể ngăn chặn các tế bào mỡ và các gen liên quan đến chất béo.
Một nghiên cứu khác cho thấy, vỏ xoài cũng có tác dụng ức chế sự hình thành các mô mỡ theo các tương tự như chất chống oxy hóa resveratrol. (1)
2.4 Chữa bệnh tiểu đường
Tác dụng của xoài giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường, do xoài không tác động nhiều đến lượng đường trong máu cũng như đây là loại trái cây có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp.
Xem thêm: Lợi ích bất ngờ từ việc ăn xoài đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
2.5 Phòng bệnh ung thư
Thành phần vi chất dinh dưỡng trong quả xoài có thể giúp bạn chống lại bệnh ung thư, nhất là ung thư vú.
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy, một số thành phần trong xoài làm giảm kích thước khối u và ức chế các yếu tố phát triển ung thư (2). Trong một nghiên cứu khác, xoài đã ngăn chặn được sự tiến triển của ung thư vú giai đoạn đầu, hay còn gọi là ung thư biểu mô ống dẫn.
2.6 Tăng khả năng sinh sản ở nam giới
Ăn xoài có thể giúp tăng cường hệ khả năng sinh sản phải mạnh, bởi xoài chứa nhiều vitamin A liên quan mật thiết đến sự cân bằng hormone giới tính, tạo sự ham muốn tình dục cho nam giới. Ngoài ra, vitamin E còn có thể làm tăng chất lượng tinh trùng.
2.7 Ngăn ngừa thiếu sắt
Ăn xoài chín có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt bởi trong xoài có chứa nhiều sắt. Khi cơ thể được cung cấp đủ chất sắt, sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng bị thiếu máu.
Xem thêm: Những biểu hiện ‘tố cáo’ bạn đang bị thiếu máu, tuyệt đối không nên bỏ qua
2.8 Cải thiện tiêu hóa
Tác dụng của xoài chín có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón mãn tính nhờ xoài chứa nhiều nước và chất cơ cùng các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Chính thức của Liên đoàn các Hiệp hội Hoa Kỳ về sinh học Thực nghiệm, một nhóm người ăn xoài mỗi ngày cải thiện nhiều hơn các triệu chứng táo bón so với những người ăn một lượng chất xơ tương đương.
Ngoài ra, ăn xoài thường xuyên cũng cho thấy sự gia tăng các axit béo lành mạnh, tăng khả năng tiết dịch vị hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
2.9 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Một trong những tác dụng của xoài chính là giúp hỗ trợ một trái tim khỏe mạnh. Xoài cung cấp nhiều magie, kali để duy trì mạch đập và mạch máu của bạn được thư giãn, thúc đẩy mức huyết áp thấp hơn.
Xoài cũng chứa chất chống oxy hóa có tên là mangiferin, chất này có thể bảo vệ tế bào tim chống lại tình trạng viêm, stress oxy hóa và quá trình chết tế bào được lập trình sẵn.
2.10 Cải thiện làn da và mái tóc
Cũng nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, ăn xoài thường xuyên sẽ giúp làn da và mái tóc bạn được khỏe mạnh. Vitamin C là loại vitamin có thể tạo ra collagen – một loại protein tạo cấu trúc cho da và tóc của bạn.
Ngoài ra, xoài còn là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, khuyến khích sự phát triển của tóc và sản xuất bã nhờn – một chất giúp dưỡng ẩm da đầu để giữ cho tóc luôn khỏe mạnh.
Bên cạnh vitamin A và C, xoài còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các nang tóc khỏi bị tổn thương do stress oxy hóa.
3. Bà bầu ăn xoài được không?
Xoài là thức quả chứa nhiều dưỡng chất nên phụ nữ mang thai có thể ăn cả xoài chín lẫn xoài sống.
Khi ăn xoài với một lượng phù hợp, mẹ bầu sẽ nhận được khá nhiều các lợi ích từ xoài như giảm ốm nghén, giảm sinh non, kích thích tiêu hóa....
Không những tốt cho bà mẹ, các dưỡng chất có trong quả xoài còn giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi, phòng ngừa sớm tình trạng thiếu máu ở trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ....
Xem thêm: ‘9 người 10 ý’ nhưng ai cũng khuyên mẹ bầu ăn thêm xoài vì những lợi ích sức khỏe này
4. Trẻ em ăn xoài được không?
Xoài là một trong những loại trái cây mà bạn hoàn toàn có thể bổ sung cho bé trong giai đoạn bé tập ăn dặm. Bên cạnh các bữa chín, bạn hãy thêm xoài vào các bữa ăn phụ của con để giúp con:
- Cải thiện sức đề kháng
- Kích thích tiêu hóa
- Hỗ trợ phát triển trí não..
Xem thêm: 6 lý do ‘thuyết phục’ mẹ thêm xoài cho bé ăn dặm – thức quả thơm thơm bé nào cũng mê!
5. Tác hại của xoài khi ăn nhiều
Mặc dù tác dụng của xoài tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn quá nhiều hoặc ăn sai cách đều sẽ mang đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe. Với xoài, khi ăn quá nhiều bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe như:
- Nóng trong người
- Bị tiêu chảy
- Tăng đường huyết
- Dị ứng
- Tăng cân
- Kích ứng cổ họng
- Gây ra nhiều vấn đề ở đường tiêu hóa
Xem thêm: Ngoài gây nóng trong người, ăn xoài quá nhiều còn khiến sức khỏe bạn phải đối mặt với những 'mối lo'
Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên ăn xoài trong giới hạn từ 200 – 250gr/ngày. Nên ăn xoài tươi để có thể nhận đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ cho thể.
Sau khi ăn xoài khoảng 30 phút đến 1 tiếng, bạn nên uống nhiều nước để thanh lọc, hòa tan đường cũng như các chất chống oxy hóa đã nạp vào cơ thể, tránh tình trạng các chất này tích trữ gây hại.
6. Các món ngon từ xoài không thể bỏ qua
Đối với quả xoài, có thể ăn xoài sống hay chín. Hoặc có thể chế biến thành bột xoài, mứt xoài, bánh xoài, gỏi xoài... để đổi “khẩu vị”.
Ngoài ra, nhiều người cũng sử dụng nước sinh tố xoài kết hợp với các loại trái cây khác như: táo, cam, dừa,… vừa giúp giải khát vừa tốt cho sức khỏe.
7. Một số lưu ý khi ăn xoài
Khi ăn xoài, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để tránh gây hại cho sức khỏe:
- Ăn xoài nhiều sẽ gây nóng trong người.
- Hạt xoài có thể gây ngộ độc.
- Nhựa xoài có chất độc có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, dính vào da gây dị ứng viêm da.
- Khi ăn xoài nên cắt thành từng miếng nhỏ để tránh bị nghẹn.
- Không ăn xoài chung với với các loại trái cây có tính nhiệt như vải, nhãn, sầu riêng...
Những người không nên ăn xoài:
- Người mắc các bệnh ngoài da
- Người bệnh dị ứng
- Người bị tiểu đường
- Người bị đau dạ dày
- Người bị tiêu chảy
- Người bị hen suyễn
8. Cách chọn xoài ngon nhất
Do xoài có rất nhiều giống, loại khác nhau, cho nên việc chọn lựa xoài ngon cũng đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm.
Đầu tiên là nắm được cách phân biệt các loại xoài, sau đó bạn mới tìm hiểu những điểm nhận biết loại xoài ngon chất lượng. Mỗi loại xoài khác nhau sẽ có hương vị, màu sắc, kích thước khác nhau, nắm được các tiêu chí chọn xoài bạn sẽ không phải mua trúng những trái xoài bị chín ép hay ngâm hóa chất nữa!
Xem thêm: ‘Chùm bí kíp’ chọn mua xoài để trái nào trái nấy đều ngọt thơm ‘nức lòng’
9. Giá trị dinh dưỡng của xoài chín
Với những công dụng kể trên, xoài chắc chắn phải chứa đựng rất nhiều dưỡng chất quý giá. Xoài ít calo, nhưng lại giàu các chất dinh dưỡng khác. Trong 165gr xoài cắt lát có thể cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng sau:
- Calo trong xoài: 99
- Chất đạm: 1.4gr
- Carbs: 24.7gr
- Chất béo: 0.6gr
- Chất xơ: 2.6gr
- Vitamin C: 67% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI)
- Đồng: 20% RDI
- Folate: 18% RDI
- Vitamin B6: 11.6% RDI
- Vitamin A: 10% RDI
- Vitamin E: 9.7% RDI
- Vitamin B5: 6.5% RDI
- Vitamin K: 6% RDI
- Niacin: 7% RDI
- Kali: 6% RDI
- Riboflavin: 5% RDI
- Mangan: 4.5% RDI
- Thiamine: 4% RDI
- Magie: 4% RDI
Như vậy, tác dụng của xoài vừa có giúp chữa bệnh và là loại quả giàu dưỡng chất cho cơ thể. Hơn thế, xoài còn rất ngon và dễ dàng thêm vào chế độ ăn uống ngày ngày. Vì thế, bạn nhớ đừng bỏ qua quả xoài trong list danh sách những loại trái cây cần ăn trong ngày nhé!