1. Bị đau bắp chân là bệnh gì?
Bắp chân là phần phía sau của cẳng chân và ở dưới đầu gối. Cơ vùng bắp chân được chia làm 2 nhóm là cơ nhị đầu (cơ sinh đôi) và cơ dép. Ngoài ra, còn một cơ nhỏ nằm dưới cơ nhị đầu gọi là cơ bàn chân. Xương ở bắp chân bao gồm xương chày và xương mác. Bên cạnh đó, còn có các mạch máu, dây chằng và dây thần kinh. Bất kỳ thành phần nào trong cấu trúc bắp chân bị tổn thương cũng đều có thể gây đau bắp chân.
Đau bắp chân thường xuất hiện khi bạn hoạt động chân quá mức, lặp đi lặp lại, lực tác dụng lên chân bị lệch tâm hay các cơ ở bắp chân trong tình trạng mỏi.
2. Nguyên nhân nào gây đau mỏi bắp chân?
Đau bắp chân không phải là bệnh mà là triệu chứng của rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hầu hết các trường hợp đau bắp chân bắt nguồn từ vận động quá mức, chấn thương, tuổi tác,...những nguyên nhân này thường không ảnh hưởng nghiêm trọng và bạn có thể phòng ngừa, giảm nhẹ tổn thương bằng các biện pháp chăm sóc bản thân và thay đổi lối sống.
Đa phần trường hợp đau bắp chân bắt nguồn từ vận động quá mức, chấn thương,.. (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, một số trường hợp đau bắp chân lại xảy ra do vấn đề tuần hoàn máu hay các bệnh lý khác nhau. Theo thống kê, có đến 10 nguyên nhân phổ biến gây đau bắp chuối chân, bao gồm:
2.1 Chuột rút cơ bắp chân
Đau nhức cơ bắp chân có thể do bị chuột rút. Điều này xảy ra khi cơ thể mất nước và chất điện giải do đổ mồ hôi nhiều, cơ co giãn kém hoặc cơ yếu. Mặc dù tình trạng chuột rút thường tạm thời nhưng có thể khiến bạn khó chịu và đau đớn.
2.2 Căng cơ bắp chân
Căng cơ bắp chân là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến đau bắp chân. Khi một phần hoặc toàn bộ các sợi cơ của cơ bắp chân bị rách có thể khiến bạn bị đau.
Các triệu chứng căng cơ bắp chân sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách, nhưng cơn đau thường xuất hiện đột ngột ở bắp chân.
2.3 Đau cách hồi động mạch
Tình trạng này xảy ra khi các động mạch mang máu đến chân bị thu hẹp hoặc bị chặn lại. Đau bắp chân do tắc động mạch thường không xảy ra khi bạn nghỉ ngơi mà xảy ra khi bạn đi bộ hoặc vận động.
2.4 Đau cách hồi thần kinh
Đau bắp chân do đau cách hồi thần kinh có thể xảy ra khi bạn vận động hoặc lúc nghỉ ngơi (Nguồn: Internet)
Đau cách hồi thần kinh thường là do hẹp cột sống khi các xương cột sống bị hẹp và chèn ép vào các dây thần kinh, khiến chúng không thể giao tiếp với phần dưới của chân một cách chính xác. Đau bắp chân do đau cách hồi thần kinh có thể xảy ra khi bạn vận động hoặc lúc nghỉ ngơi.
2.5 Viêm gân Achilles
Dây chằng Achilles là một băng nối giữa bắp chân với xương gót chân. Đau bắp chân xảy ra khi bắp thịt quá chặt, tạo áp lực lên gân Achilles. Đau bắp chân do viêm gân Achilles có thể xảy ra khi bạn luyện các bài tập lặp đi lặp lại.
2.6 Hội chứng chèn ép khoang
Hội chứng chèn ép khoang xảy ra khi máu thừa hoặc dịch tích tụ bên dưới một dải mô cứng, gây áp lực lên dây thần kinh và mạch máu ở bắp chân. Các triệu chứng thường gặp là đau, sưng, tê và ngứa ran.
Ngoài ra, bạn có thể gặp hội chứng chèn ép khoang mãn tính. Dấu hiệu nhận biết bao gồm tê, đau khi tập thể dục, các cơ sưng nhìn thấy bằng mắt thường hoặc khó di chuyển bàn chân.
2.7 Bệnh thần kinh do đái tháo đường
Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể, các triệu chứng đau có thể xảy ra ở bàn tay và bàn chân, bắp chân. Kèm theo đó là tình trạng ngứa ran và tê.
2.8 Viêm cân gan chân
Đau bắp chân có thể là triệu chứng của tình trạng viêm cân gan chân. Nguyên nhân là do cơ bắp chân quá chặt không thể hỗ trợ cho bàn chân khiến gân mặt bàn chân bị ảnh hưởng. Các triệu chứng thường gặp là đau khi đi bộ và gặp khó khăn khi gập bàn chân.
2.9 Suy giãn tĩnh mạch
Đau bắp chân có thể là triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch (Nguồn: Internet)
Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi có dòng máu chảy ngược lại vì các van trong tĩnh mạch bị tổn thương. Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch bao gồm đau chân, nhói, chuột rút và nhức.
2.10 Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng cục máu đông hình thành ở một trong các tĩnh mạch chân. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn ngồi lâu như trên máy bay, có huyết áp cao hoặc rối loạn đông máu. Các triệu chứng thường gặp là đau bắp chân, đặc biệt khi đứng hoặc đi bộ, các khu vực ở chân bị đỏ hoặc viêm.
3. Đau bắp chân kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng gì?
Đau bắp chân khi không được khắc phục kịp thời có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
- Chuyển thành cơn đau mãn tính.
- Giảm cử động chân.
- Mất sức cơ.
Những trường hợp đau bắp chân do bệnh lý nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Thuyên tắc phổi.
- Tổn thương thần kinh.
- Nhiễm trùng lan rộng.
- Đoạn chi.
- Đột quỵ.
4. Một số biện pháp khắc phục đau bắp chân
Nếu trải qua cơn đau bắp chân nhẹ và các triệu chứng không quá nghiêm trọng, không có yếu tố bệnh lý, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để hồi phục nhanh:
4.1 Phương pháp PRICE
- Bảo vệ: Dùng băng, nẹp hoặc dụng cụ cố định khu vực để bảo vệ khu vực bị tổn thương.
- Nghỉ ngơi: Cố gắng không ít vận động để bắp chân được phục hồi.
- Chườm lạnh: Đặt một túi nước đá trong vòng 10–15 phút lên vùng bị thương để giảm tình trạng viêm.
- Băng nén: Quấn bắp chân thật chặt bằng băng hoặc đeo một miếng nén để giảm sưng.
- Nâng cao: Thực hiện động tác nâng bắp chân lên gối để tăng lưu thông máu và giảm sưng.
4.2 Kéo giãn
Các bài tập kéo giãn nhẹ có tác dụng giảm đau bắp chân. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập các bài tập làm giãn cơ bắp chân khi triệu chứng đau bắp chân đã giảm đi.
Lưu ý:
4.3 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu nhận thấy triệu chứng đau bắp chân ngày càng nghiêm trọng, cùng với đó là sự xuất hiện của các dấu hiệu cảnh báo khác như: sốt cao, chân tái nhợt hoặc lạnh và sưng đột ngột sưng nặng ở chân thì bạn nên đến gặp bác sĩ nhanh chóng.
5. Có thể phòng ngừa đau bắp chân bằng cách nào?
Tình trạng đau bắp chân có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi thói quen lối sống, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số bài tập giúp thư giãn bắp chân, tăng lưu thông máu, từ đó ngăn ngừa đau bắp chân:
5.1 Bài tập 1
Đứng đối diện tường, cách tường khoảng 50m. Chống tay lên tường, lần lượt đặt sức nặng cơ thể lên mỗi chân đến khi thấy thật sự duỗi thẳng chân. Giữ nguyên tư thế ở mỗi chân khoảng 30 giây. Thực hiện khoảng 2-3 lần mỗi chân, và thực hiện khoảng 3 lần/ngày.
5.2 Bài tập 2
Đứng đối diện tường, cách tường khoảng 50m. Đưa một chân lên trước, khụy gối, giữ nguyên tư thế đến khi thấy chân thật sự duỗi thẳng. Thực hiện khoảng 30 giây cho mỗi chân. Thực hiện khoảng 3 lần/ngày.
5.3 Bài tập 3
Đặt vật tròn dưới bắp chân, duỗi thẳng chân, bắt chéo một chân sang chân kia. Sau đó nâng người lên xuống sao cho vật tròn lăn xuống mắt cá và ngược lại. Lặp lại tương tự với chân còn lại.
5.4 Bài tập 4
Cầm vật nặng trên hai tay sao cho cân bằng hai bên, nhón chân và đi qua lại. Lưu ý, khi nhón chân bạn phải nhón lên hết cỡ.
Như vậy, đau bắp chân là triệu chứng xảy ra do mỏi cơ, chấn thương, vận động quá sức... nhưng đồng thời cũng có thể là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, bạn không nên chủ quan với căn bệnh này, nếu nghi ngờ tình trạng đau bắp chân là nguyên nhân bệnh lý, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra cụ thể.