Khám phá bí mật chữa bệnh của trái sung, và các tác dụng phụ cần đề phòng
Quả sung còn có tên gọi khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, mật quả…là loại quả khá quen thuộc với nhiều người. Loại quả này được chế biến thành nhiều món ăn dân dã như: sung muối chua, gỏi sung...khá phổ biến và được ưa chuộng nhiều.
Theo quan niệm Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, tác dụng kiện tỳ thanh tràng (giúp tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng nên thường được dùng để chữa các bệnh vì về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, phụ nữ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét…
Còn với y học hiện đại thì cho rằng, bên trong quả sung chứa nhiều chất dinh dưỡng quý như glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin,...cùng nhiều loại nguyên tố vi lượng như chất xơ, sắt, các vitamin A, B,C, E, K...
Những tác dụng của quả sung
Giúp hạ huyết áp
Sung là loại quả chiều nhiều kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali trong cơ thể sẽ khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, đặc biệt là quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali trong cơ thể tăng cao trở lại nên loại quả này ngăn ngừa cao huyết áp hiệu quả.
Không chỉ vậy, quả này còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6. vì vậy tác dụng của quả sung sẽ giúp huyết áp ổn định và phòng ngừa được một số bệnh về tim mạch.
Ngừa loãng xương
Chất kali, mangan và canxi, những khoáng chất có trong quả sung cũng ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu. Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng và giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thêm, với những người bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, thì có thể bổ sung canxi từ trái sung.
Ngăn ngừa táo bón
Hàm lượng chất xơ dồi trong quả sung giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả (Nguồn: Internet)
Cứ trong 3gr sung thì có tới 5gr chất xơ và prebiotic, những chất này có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Giảm trọng lượng cơ thể
Các chất xơ trong quả sung không chỉ giúp làm giảm tình trạng táo bón mà còn giúp giảm trọng lượng nên loại quả này thường được khuyến khích cho những người béo phì.
Ngừa ung thư và tiểu đường
Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết, các dưỡng chất trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Điều này giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.
Có thể thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày hoặc lấy lá sung sắc nước uống để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số tác dụng phụ của quả sung cần chú ý trước khi sử dụng
Bên cạnh những mặt có lợi từ tác dụng của quả sung, khi ăn quả sung nếu không hiểu rõ hết bản chất của nó sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Một số mặt hại từ loại thực phẩm này có thể điểm qua:
Ảnh hưởng đến máu
Quả sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết khi ăn nhiều. Một số trường hợp ăn nhiều sung còn có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo.
Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong những trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, bạn nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
Ăn nhiều quả sung có thể gây thiếu máu (Nguồn: Internet)
Gây tụt đường huyết
Với tác dụng giúp làm giảm lượng đường trong máu nên sung là loại quả có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên, chính vì điều này, những người có lượng đường huyết thấp khi ăn nhiều sung sẽ rất có hại.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo rằng những người bị đường huyết thấp thì nên tránh ăn sung.
Tạo ra nhiều oxalate có hại
Oxalate có rất nhiều trong sung và loại chất này có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Những bệnh nhân này khi ăn nhiều sung có thể khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Ăn quả sung cũng có thể ảnh hưởng lá lách trong quá trình sản xuất tế bào bạch cầu.
Trên đây là những chia sẻ về tác dụng của quả sung và các tác hại khi sử dụng quả sung, hi vọng mọi người sẽ có những thông tin hữu ích và cần thiết về loại trái cây này.
Tác dụng của quả roi (quả mận miền Nam) với sức khỏe con người: (VOH) - Quả roi (quả mận) là một loại trái cây theo mùa, rất phổ biến và được nhiều người yêu thích. Thường xuyên ăn quả roi nhưng bạn có biết tác dụng của quả roi với sức khỏe là rất tuyệt diệu?