1. Nói mớ khi ngủ là gì?
Nói mớ khi ngủ có tên tiếng Anh là somniloquy, thường chỉ kéo dài khoảng 30 giây, có khoảng 5% người lớn nói mơ trong khi ngủ.
Nói mớ khi ngủ thường xuất hiện trong vòng 1 – 2 giờ đầu tiên của giấc ngủ khi cơ thể bước vào giai đoạn ngủ sâu, nhưng vẫn có đủ cơ bắp để phát ra âm thanh hay những chuyển động cùng giấc mơ.
Ngủ hay nói mớ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của chính mình và người khác (Nguồn: Internet)
Nói mớ, ngủ mớ hay nói mơ khi ngủ được xem là một rối loạn xảy ra trong giấc ngủ. Những rối loạn giấc ngủ xảy ra thường ảnh hưởng đến nhịp sinh học hoặc có thể gây ra sự hoảng sợ. Tuy nhiên, có thể xem tình trạng nói mớ khi ngủ là một dạng rối loạn không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.
2. Vì sao ngủ nói mớ?
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể khiến chúng ta nói mớ khi ngủ. Nhưng nguyên nhân có thể xuất phát từ di truyền hoặc các rối loạn sức khỏe tâm thần.
Nhiều trường hợp ngủ mớ nói sảng do căng thẳng, bị sốt, sử dụng thuốc trị bệnh khác, lạm dụng chất kích thích hoặc do bị thiếu ngủ.
Mặc dù nhiều người thường nghĩ việc nói mớ khi ngủ phản ánh những gì bạn đang mơ. Tuy nhiên, nhiều bản ghi điện não lại cho thấy bạn có thể nói mớ ở bất kỳ giai đoạn nào của giấc ngủ.
Bạn có thể nói ra hẳn một câu chuyện dài với ai đó. Trong trường hợp khác, bạn có thể nói tục, nói một vài cụm từ nào đó hoặc từ rời rạc hoàn toàn vô nghĩa.
Tình trạng ngủ nói mớ rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khoảng 50% trẻ em dưới 10 tuổi nói chuyện trong khi ngủ và chỉ có khoảng 5% người trưởng thành nói mớ khi ngủ.
3. Cách khắc phục nói mớ khi ngủ
Nói mớ là một hiện tượng sinh lý bình thường, không phải là một bệnh lý, do đó bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu ngủ nói mớ khiến bạn e ngại hoặc sợ làm phiền người ngủ bên cạnh thì bạn có thể thực hiện một số giải pháp sau đây:
3.1 Ăn cơm vào buổi tối
Thói quen ăn uống của bạn trước khi đi ngủ có thể là một trong số những nguyên gây nói mớ. Nếu bạn chỉ ăn uống qua loa vào buổi tối thì bạn có thể chợt tỉnh vào giữa đêm do đói bụng. Sau đó, khi ngủ lại, nhiều khả năng bạn sẽ bị ngủ mớ. Do đó, tốt nhất là bạn nên ăn no vào buổi tối để có thể ngủ thẳng giấc. Tuy nhiên, đừng ăn quá sát giờ đi ngủ.
3.2 Nghe nhạc thư giãn
Âm nhạc là giải pháp có thể khiến tâm trí bạn thư thái và giải tỏa căng thẳng sau một ngày dài làm việc. Nếu bạn gặp áp lực, âm nhạc có thể làm dịu căng thẳng hiệu quả và nhanh chóng.
Căng thẳng và áp lực có thể là nguyên nhân chính khiến bạn nói mớ khi ngủ. Do đó, nghe nhạc thư giãn chính là một cách rất tốt để bạn giảm thiểu tình trạng này. Âm nhạc sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và tránh việc nói mớ khi đã ngủ sâu.
3.3 Ngủ đủ giấc
Hãy sắp xếp công việc và ngủ đủ giấc mỗi ngày (Nguồn: Internet)
Bạn nên dành thời gian cho giấc ngủ. Một giấc ngủ cần thiết cho bạn là khoảng 7 – 8 tiếng/ngày. Điều này sẽ rất có lợi trong việc tránh khỏi tình trạng nói mớ.
3.4 Chọn nệm tốt để ngủ
Chọn loại nệm tốt để ngủ sẽ làm giảm áp lực lên các vùng tiếp xúc của cơ thể như vai, hông, lưng,…mang đến sự thoải mái, giúp khí huyết lưu thông và giúp bạn ngủ ngon hơn.
3.5 Duy trì lối sống lành mạnh
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi là cách để bạn khắc phục sớm tình trạng nói mớ. Hãy thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh để có một tinh thần thoải mái và chất lượng giấc ngủ được cải thiện hơn.