Tìm hiểu ngay thực đơn cho bà bầu tiểu đường giúp kiểm soát bệnh hiệu quả

( VOH ) - Các mẹ hãy lưu lại thực đơn cho bà bầu tiểu đường dưới đây để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, đồng thời ngăn chặn bệnh tiểu đường phát triển hơn.

Khi mang thai mà mắc bệnh tiểu đường thì các mẹ cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Vậy thực đơn cho bà bầu tiểu đường cần được xây dựng như thế nào?

1. Bà bầu bị tiểu đường có những ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Bị tiểu đường khi mang thai, các mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm sau đây:

1.1 Khó sinh

Đường trong máu của mẹ có thể sẽ truyền sang máu của bé và làm tuyến tụy của bé phải hoạt động thường xuyên để sản xuất insulin. Điều này làm bé phát triển phần thân trên khá nhanh trong thai kỳ. Mà khi thai nhi vai rộng thì sẽ dẫn đến khó sinh, thậm chí có trường hợp bị gãy xương hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.

1.2 Béo phì

Thai nhi có mẹ bị tiểu đường có nguy cơ thừa cân gấp 3,5 lần so với những thai nhi khác. Đặc biệt, nếu mẹ thừa cân và tiểu đường trước khi mang thai, nguy cơ này thậm chí có thể gấp 5,5 lần.

tim-hieu-ngay-thuc-don-cho-ba-bau-tieu-duong-giup-kiem-soat-benh-hieu-qua

Nếu không kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ gây nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé

1.3 Hạ đường huyết

Sau khi sinh, tuyến tụy của bé vẫn sản xuất lượng insulin để đáp ứng với lượng đường dư thừa trước đây. Vì vậy, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống rất thấp hây nên tình trạng hạ đường huyết.

1.4 Bệnh hô hấp

Những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị bệnh về đường hô hấp sau sinh. Ngoài ra, bé cũng dễ bị vàng da.

1.5 Biến chứng nguy hiểm

Tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gây biến chứng như tiền sản giật, thai chết lưu, sinh non,…

Chính vì thế, các bà bầu tiểu đường cần biết cách kiểm soát bệnh tình của mình, một trong những cách đó là xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.

2. Chế độ ăn uống cho bà bầu tiểu đường

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé thì thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường thai kỳ cần đáp ứng những điều sau:

2.1 Bữa sáng khoa học

Mẹ bầu cần có bữa sáng lành mạnh để giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu suốt buổi sáng. Để làm được điều này thì bữa sáng mẹ bầu nên ăn thực phẩm có Gl thấp.

Cháo và ngũ cốc nguyên cám, bánh mì ăn kèm với một số thực phẩm giàu protein sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bà bầu tiểu đường.

2.2 Ăn nhiều bữa trong ngày

Ngoài các bữa ăn chính, mẹ bầu nên bổ sung các bữa ăn phụ mỗi ngày. Có thể ăn từ 2 – 3 bữa ăn phụ, bao gồm cả bữa ăn nhẹ và buổi tối để giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

tim-hieu-ngay-thuc-don-cho-ba-bau-tieu-duong-giup-kiem-soat-benh-hieu-qua-voh-1

Xây dựng chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp bà bầu kiểm soát được bệnh tiểu đường

2.3 Ăn thực phẩm nhiều chất xơ

Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ có xu hướng Gl thấp, như thế mới giúp giữ lượng đường trong máu không tăng quá cao sau bữa ăn.

Những thực phẩm giàu chất xơ như: rau quả, trái cây tươi, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan và các loại đậu khác.

Thực phẩm nào tốt nhất cho mẹ bầu ?: Suốt thời gian mang thai thì bà bầu nên ăn gì để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi?

2.4 Ăn rau củ quả mỗi ngày

Nếu bị tiểu đường khi mang thai thì mẹ bầu cần đảm bảo thực đơn mỗi ngày có cả quả và rau. Hãy thêm quả vào bữa ăn sáng và rau trong bữa ăn chính. Đồng thời cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa.

2.5 Không bỏ bữa ăn

Không nên bỏ bữa, điều này sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định hơn. Giúp mẹ bầu tránh được tình trạng tăng lượng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.

2.6 Hạn chế thức ăn có đường

Cắt giảm và bỏ bánh kẹo ngọt, thức uống có gas,…đây là cách hữu hiệu nhất để làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể pha loãng nước ép trái cây với nước lọc để uống, nhằm làm giảm lượng đường tự nhiên trong loại nước này.

3. Gợi ý thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường

Dưới đây là thực đơn cho bà bầu mắc bệnh tiểu đường, thực đơn này giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tốt cho sự phát triển của thai nhi.

3.1 Bữa sáng

  • 1 bát cơm gạo lứt với thịt nạc, trứng và rau quả tươi hoặc có thể thay thế bằng phở gạo lứt nấu với thịt bò.
  • Uống nước trà gạo lứt để bổ sung sắt.
  • Đến 9h sáng, uống thêm sữa thảo mộc có thành phần gồm gạo lứt rang, nếp lứt rang, đậu đỏ rang, hạt sen lứt,…

3.2 Bữa trưa

  • Ăn 1 – 2 bát cơm gạo lứt với thức ăn như thịt, cá, trứng, rau xanh.
  • Uống thêm nước trà gạo lứt, đậu đỏ rồi tráng miệng bằng trái cây như bưởi, cam, củ đậu,…
  • Đến 3h chiều, ăn bánh gạo lứt vừng đen hoặc thay thế bằng cốm gạo lứt, hạt óc chó, hạnh nhân để tránh đói và tăng cường dưỡng chất.

3.3 Buổi tối

  • Ăn 1 bát cơm gạo lứt với thức ăn mà các mẹ thích. Sau đó ăn quả bơ hoặc bưởi tráng miệng.
  • Đến 9h tối, uống sữa thảo mộc hoặc sữa tươi.

Trong thực đơn này gạo lứt là thực phẩm chủ đạo vì nó giàu chất xơ, magie và các dưỡng chất khác tốt cho mẹ và bé. Lượng chất xơ có trong gạo lứt giúp chuyển hóa chậm lượng carbohydrate thành đường, để cơ thể kịp sản xuất insulin đưa vào tế bào. Còn lượng magie trong gạo lứt sẽ thúc đẩy sự hoạt động của hơn 300 enzim, để kiểm soát lượng đường trong máu.

4. Ổn định đường huyết bằng vận động

Tập thể dục không chỉ giúp thai phụ chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới được thành công, nhanh chóng mà còn giúp họ kiểm soát được cân nặng của mình. Dưới đây là các hoạt động tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường:

tim-hieu-ngay-thuc-don-cho-ba-bau-tieu-duong-giup-kiem-soat-benh-hieu-qua-voh-2

Vận động cũng là cách giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bệnh tiểu đường phát triển

4.1 Đi bộ

Đi bộ là hoạt động rất tốt cho phụ nữ mang thai. Hoạt động này giúp hỗ trợ tim mạch, hệ cơ bắp săn chắc, tử cung được co bóp nhanh và dễ dàng hơn, đốt cháy calo, kiểm soát tốt trọng lượng và giảm nguy cơ táo bón. Đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ tiểu đường và tiền sản giật.

4.2 Bơi lội

Bơi lội là môn thể thao giúp tiêu hao năng lượng thừa, phòng tránh tiền sản giật và đái tháo đường. Đồng thời giúp giảm đau đầu, hệ thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh.

4.3 Yoga

Yoga giúp luyện thở, hệ xương khớp dẻo dai, kiểm soát trọng lượng và giảm nguy cơ tiểu đường cho bà bầu.

4.4 Khiêu vũ

Hoạt động này giúp giảm stress, tinh thần vui vẻ và thoải mái hơn. Bên cạnh đó, khiêu vũ còn giúp cơ thể nhẹ nhàng và uyển chuyển hơn, hạn chế nguy cơ bệnh tiểu đường cho thai phụ.

Lời khuyên

Bà bầu bị tiểu đường không nên:

  • Uống sữa bầu, nước ngọt quá nhiều vì chúng có hàm lượng đường tinh chế cao.
  • Không ăn mía và những thức ăn ngọt.
  • Không ăn thực phẩm đóng hộp.

Đừng chần chừ, hãy xây dựng ngay thực đơn riêng biệt mà phù hợp nhất nếu các mẹ bầu đang mắc bệnh tiểu đường. Kiểm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ thì các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé sẽ được xóa tan nhanh chóng.