Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Tác dụng của lá bạc hà trong ẩm thực và chữa bệnh

(VOH) - Thường xuyên được sử dụng như một nguyên liệu không thể thiếu trong nấu ăn, pha chế thức uống, tác dụng của lá bạc hà còn có thể chữa được nhiều bệnh lý.

Trong danh sách rau thơm vốn dài “bất tận” của ẩm thực Việt có lẽ nhất định phải kể tới lá bạc hà – loại rau gia vị thơm thơm, cay nhẹ làm trọn vị biết bao món ngon.

1. Lá bạc hà là lá gì?

Lá bạc hà là lá thu hái từ cây bạc hà, thuộc chi Bạc hà, thân cây mọc đứng hoặc bò có thể triển cao đến 1m, lá bạc hà có lông cả hai mặt lá, màu xanh đậm. Theo các tài liệu ghi chép, bạc hà được tìm thấy đầu tiên ở một số quốc gia châu Âu, trải qua hàng nghìn năm, cho tới nay giống cây này đã hiện diện trên khắp thế giới, trở thành gia vị không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của hầu hết các quốc gia.

2. Lá bạc hà có phải là húng lủi không?

Nhiều người thường lầm tưởng lá bạc hà và rau húng lủi giống nhau nhưng thực tế hai loại lá này khác nhau, dù chúng cùng thuộc chi Bạc hà. Theo đó, nếu quan sát kĩ bạn có thể nhận thấy một số đặc điểm khác biệt sau:

  Lá bạc hà Lá húng lủi
Mùi vị Có vị cay the, mát lạnh và thơm mát Cay nhẹ, ít hương thơm
Hình dáng Có kích thước to hơn, có lông tơ nhỏ và răng cưng mép lá Có răng cưa bên mép lá
tac-dung-cua-la-bac-ha-trong-am-thuc-va-chua-benh-voh-0
Lá bạc hà và húng lủi dễ bị nhầm lẫn với nhau (Nguồn: Internet)

3. Tác dụng của lá bạc hà

Lá bạc hà nhỏ nhỏ, xanh mát không chỉ có hương thơm “cuốn hút” mà còn mang tới vô vàn chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, góp phần bảo vệ sức khỏe. Những tác dụng của lá bạc hà dưới đây hứa hẹn sẽ khiến bạn bất ngờ đấy nhé!

3.1 Trị cảm lạnh

Hoạt chất menthol được tìm thấy trong lá bạc hà chính là yếu tố giúp loại lá này luôn tỏa ra mùi hương thơm mát. Bên cạnh đó, menthnol khi vào cơ thể còn có khả năng làm tan đờm và niêm dịch, giúp mũi và họng được “thông thoáng”. Chỉ cần nghiền nát một ít lá bạc hà làm nước uống hoặc ngửi nó, cơn cảm lạnh sẽ được đẩy lùi.

Xem thêm: Cảm lạnh nên ăn 9 loại thực phẩm sau để giúp bệnh nhanh khỏi

3.2 Tác dụng của lá bạc hà tốt cho hệ thần kinh

Tận hưởng hương thơm dễ chịu từ lá bạc hà được xem như một phương thức hữu hiệu giúp thư giãn hệ thần kinh, giải tỏa stress và tăng cường khả năng ghi nhớ. Đặc biệt, nếu bạn uống một ly nước bạc hà trước giờ đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng hoặc sử dụng vài giọt dầu bạc hà lên gối sẽ giúp giảm căng thẳng sau một ngày dài và có giấc ngủ ngon hơn.

3.3 Tăng cường sức đề kháng

Một trong những tác dụng của lá bạc hà cũng được đánh giá khá cao đó là góp phần tăng cường sức đề kháng. Các hoạt chất kháng viêm mạnh như phenolic hay flavonoid từ lá bạc hà khi vào cơ thể sẽ xây dựng “hàng rào” đẩy lùi vi khuẩn mang mầm bệnh, bảo vệ tế bào và hạn chế tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Xem thêm: Sức đề kháng là gì? Tầm quan trọng của nó đối với cơ thể

3.4 Chữa khó tiêu, đầy hơi

Mang tính dịu nhẹ, từ lâu bạc hà đã là “vị cứu tinh” cho dạ dày. Tác dụng của lá bạc hà giúp tăng dịch tiết ra ở túi mật, giúp mật lưu thông tốt hơn, điều này sẽ giúp tăng cường và đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, từ đây cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu vô cùng hiệu quả.

tac-dung-cua-la-bac-ha-trong-am-thuc-va-chua-benh-voh-1
Ăn thêm lá bạc hà sẽ giúp cải thiện chứng đầy bụng khó tiêu (Nguồn: Internet)

3.5 Giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)

Trong một thử nghiệm lâm sàng, 75% bệnh nhân mắc hội chứng IBS được cho uống viên nang dầu bạc hà (dạng tan trong ruột) 2 lần mỗi ngày trong vòng 4 tuần. Kết quả cho thấy có sự cải thiện tình trạng bệnh đáng kể – giảm bớt tối thiểu 50% tổng thể các triệu chứng của bệnh IBS.

Chưa hết, một số nghiên cứu đã và đang được tiến hành nhận thấy rằng menthol từ lá bạc hà sẽ bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của indomethacin và ethanol, giúp ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày.

Xem thêm: Chữa hội chứng ruột kích thích và viêm loét dạ dày bằng Đông Tây y kết hợp là tốt nhất

3.6 Tốt cho mắt

Theo phân tích dinh dưỡng, chỉ cần “thêm thắt” khoảng 10 – 14g lá bạc hà vào các món ăn hàng ngày bạn đã có thể hấp thu lượng vitamin A tương đương với hơn 12% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Nhóm vitamin này sẽ được vận chuyển tới mắt để kích thích sản sinh sắc tố, hỗ trợ thực hiện các phản ứng ở tế bào que và tế bào nón, từ đó duy trì thị lực tốt và bảo vệ đôi mắt sáng khỏe.  

3.7 Giúp hơi thở thơm tho

Các tinh chất từ lá bạc hà, đặc biệt là menthol thường được tận dụng để điều chế kem đánh răng, nhằm tăng tác động kháng khuẩn và duy trì một hơi thở thơm tho. Theo đó, sau mỗi bữa ăn, bạn cũng có thể tham khảo dùng một ít lá bạc hà để làm sạch khoang miệng, ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây sâu răng hoặc tạo mùi hôi khó chịu.  

Xem thêm: Nên và không nên ăn gì để cơ thể luôn thơm mát trong mùa hè?

3.8 Giảm đau khi cho con bú

Một nghiên cứu cho thấy khi dùng nước bạc bà thoa sau khi con con bú sẽ ngăn ngừa nứt cổ gà (nứt chân núm ti) và thâm đầu ti, giúp xoa dịu đau núm vú, chữa lành vết thương bị đau. (1)

3.9 Giúp giảm cân

Có thể nói cho đến nay tác dụng của lá bạc hà trong việc hỗ trợ giảm cân vẫn cần được tiến hành chuyên sâu hơn nữa. Tuy nhiên đây cũng là một loại lá gia vị tương đối lành tính nên bạn hãy yên tâm thêm vào món ăn dù đang thực hiện chế độ ăn kiêng hay không.

Xem thêm: Danh sách các loại đồ uống giảm cân hiệu quả

3.10 Tác dụng của lá bạc hà giúp tóc khỏe

Nhờ chiết xuất trong lá bạc hà giàu hàm lượng chất chống oxy hóa nên tác dụng của lá bạc hà còn thúc đẩy quá trình mọc tóc, ngăn ngừa rụng tóc. Nhờ tính kháng khuẩn, kháng nấm của lá bạc hà giúp chống gàu và chấy.

tac-dung-cua-la-bac-ha-trong-am-thuc-va-chua-benh-voh-2
Chiết xuất từ lá bạc hà giúp ngăn ngừa rụng tóc (Nguồn: Internet)

3.11 Trị vết côn trùng cắn

Trong bạc hà có chứa axit rosmarinic, đây là loại chất chống oxy hóa và chống viêm rất tốt đặc biệt là trị các bệnh dị ứng theo mùa.

Đồng thời, tác dụng của lá bạc hà còn làm dịu và mát da khi bị côn trùng cắn, phát ban hoặc các bệnh viêm da khác. Nếu bị sâu bướm tấn công, đun sôi một ít lá bạc hà, thêm nước lạnh và thoa lên da ngứa, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.

Xem thêm: Bác sĩ mách bạn mẹo chữa ngứa ngoài da vô cùng đơn giản và hiệu quả

3.12 Dưỡng ẩm làn da

Đặc tính của lá bạc hà có tính kháng khuẩn, kháng viêm và kháng nấm hiệu quả cao. Sử dụng lá bạc hà có thể điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá, sẹo, giảm tình trạng sưng tấy và sưng đỏ do mụn. Ngoài ra trong lá bạc hà hoạt chất axit salicylic cùng vitamin A giúp kiểm soát điều tiết chất nhờn trên da. 

4. Lá bạc hà dùng để làm gì?

Ngoài việc được dùng nêm nếm trực tiếp hay ăn kèm với các món ăn, lá bạc hà cũng là nguyên liệu quan trọng dùng để làm nên các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp sau:

4.1 Tinh dầu bạc hà

tac-dung-cua-la-bac-ha-trong-am-thuc-va-chua-benh-voh-3
Tinh dầu chiết xấu từ lá bạc hà được sử dụng rất phổ biến (Nguồn: Internet)

Tuy có kích thước nhỏ song lá bạc hà lại là một trong những lá dược liệu có hàm lượng tinh dầu dồi dào bậc nhất. Các nhà sản xuất sẽ tách chiết tinh dầu bằng nhiều phương pháp khác nhau như chưng cất hơi nước, ép lạnh hoặc công nghệ CO2.

Xem thêm: Tinh dầu bạc hà: công dụng, cách dùng và lưu ý về đối tượng sử dụng

4.2 Trà bạc hà

Để pha chế thành công ly trà bạc hà thơm phức, bạn có thể sử dụng lá bạc hà tươi hoặc lá bạc hà khô đều được. Công đoạn tiến hành khá giống với với hãm trà hoa cúc hay trà hoa nhài, thêm lá bạc hà rồi ủ với nước nóng ở mức 70 – 80 độ C rồi thưởng thức.

4.3 Mặt nạ bạc hà

Như đã chia sẻ, tác dụng của lá bạc hà trong làm đẹp “lấy lòng” được khá nhiều chị em phụ nữ. Lúc này, hãy nghiền ngâm rửa sạch rồi nghiền nhuyễn lá bạc hà, trộn đều với chút sữa chua, dầu ô liu rồi thoa đều trên mặt, sau đó làm sạch lại với nước.

tac-dung-cua-la-bac-ha-trong-am-thuc-va-chua-benh-voh-4
Mặt nạ bạc hà hỗ trợ dưỡng ẩm làm da (Nguồn: Internet)

5. Một số lưu ý cần biết khi sử dụng lá bạc hà

Không thể phủ nhận rằng lá bạc hà đem tới rất nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, song để tận dụng một cách tối ưu nhất, bạn cần lưu ý những khuyến cáo an toàn sau:

5.1 Không sử dụng quá nhiều

Các tác dụng của lá bạc hà chỉ phát huy hiệu quả khi chúng ta đảm bảo sử dụng với liều lượng hợp lý, không lạm dụng. Cụ thể, mỗi lần chỉ nên tiêu thụ tối đa 100g lá bạc hà, dùng từ 2 – 3 lần một tuần là hợp lý. Ngoài ra, hãy chú ý ngâm rửa sạch lá để loại sạch bụi bẩn và vi khuẩn.

5.2 Hạn chế cho trẻ nhỏ sử dụng

Tuyệt đối không nên thoa dầu bạc hà lên mặt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì nó có thể gây co giật và khó thở, không thoa trực tiếp dầu bạc hà nguyên chất lên da trẻ vì sẽ gây kích ứng.

5.3 Tránh dùng khi đang uống thuốc đặc trị

Nếu có tiền sử bệnh sỏi mật hãy chú ý khi ăn hoặc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào làm từ bạc hà. Trường hợp đang uống thuốc đặc trị, hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ để xác định thành phần trong thuốc của bạn không có bất kỳ phản ứng nào với bạc hà.

6. Thành phần dinh dưỡng của lá bạc hà

Trong bạc hà chứa các dưỡng chất và khoáng chất như kali, magie, canxi, phốt pho, vitamin C, sắt và vitamin A. Hàm lượng cụ thể được phân tích như sau:

  • Calo: 2.24
  • Protein: 0.12g
  • Carbohydrate: 048g
  • Chất béo: 0.3g
  • Chất xơ: 0.26g
  • Vitamin A: 1.6g
  • Sắt: 1.2g
  • Mangan: 1.1g
  • Folate: 0.6g

Đa phần tác dụng của lá bạc hà rất tốt cho sức khỏe, để phát huy tối đa hiệu quả mang lại nên sử dụng đúng cách và không nên lạm dụng quá nhiều tránh các tác hại không đáng có.

Bình luận