U22 Việt Nam 2-1 U22 Indonesia (SEA Games 2019 - Bảng B)
Hẹ có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo... với tên khoa học là Allium ramosum L., thuộc họ Hành. Hẹ là thân cây thảo, có chiều cao khoảng 20 – 40cm, giàu dược tính và có mùi thơm đặc trưng, không chỉ dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc chữa được nhiều loại bệnh.
Rau hẹ khá giàu chất dinh dưỡng bao gồm đường, đạm, carotene, vitamin B, C, chất xơ, canxi, photpho…, đặc biệt còn chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm. Cụ thể, trong tài liệu Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam – Bộ Y tế đã liệt kê ra đầy đủ hàm lượng các chất trong lá hẹ. Một số chất điển hình như:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng |
Nước | 94.5 g |
Năng lượng | 18 KCal |
Carbohydrate (đạm) | 1.5 g |
Chất béo | 0.3 g |
Chất xơ | 0.9 g |
Canxi | 56 mg |
Đồng | 100 mg |
Photpho | 45 mg |
Kali | 234 mg |
Vitamin C | 19 mg |
Vitamin E | 0.92 mg |
Vitamin H | 1.4 mg |
Vitamin K | 47 µg |
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá hẹ (phần ăn được) |
Trong sách Bản thảo thập di có viết: ‘Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên’. Còn các bác sĩ Đông y thì cho rằng, toàn thân cây hẹ đều có tác dụng làm thuốc. Chẳng hạn như:
Toàn thân cây hẹ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, theo BS Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Đông y, BV Trung Ương Quân đội 108 (Hà Nội), lá hẹ là loại rau ‘khởi dương’, vì thế tác dụng của lá hẹ với nam giới chính là giúp tăng cường sinh lực phái mạnh, thường được dùng trong các trường hợp sau đây:
Lưu ý: Mặc dù là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và lá hẹ cũng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên những người có thể trạng âm suy, bốc hỏa thì không nên dùng thực phẩm này.
Không chỉ Đông y mà các nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy những công dụng của lá hẹ là rất tốt đối với sức khỏe. Cụ thể:
Một trong những công dụng của lá hẹ là ích gan, thận bổ dạ dày. Bởi trong lá hẹ có chứa thành phần đặc biệt như tinh dầu và sulfide tạo ra mùi cay. Chất này có tác dụng điều khí dưỡng gan, thận, kích thích ăn ngon và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, chất này cũng có tác dụng trong việc kháng viêm, diệt khuẩn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Hẹ có nhiều vitamin và chất xơ nên có thể giúp ngăn ngừa chứng táo bón (Nguồn: Internet)
Trong hẹ có nhiều vitamin và chất xơ nên có thể kích thích nhu động của đường ruột, từ đó ngăn ngừa được chứng táo bón, phòng ngừa ung thư đường ruột.
Cũng như tỏi, hẹ có chứa allicin nên có tác dụng làm giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol xấu trong máu. Hơn nữa, chúng còn có đặc tính kháng khuẩn và nấm nên sẽ giúp ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa.
Trong hẹ có chứa một lượng ít chất chua, có tác dụng trị các chứng mồ hôi trộm, di tinh ở nam giới…
Các chất trong hẹ có tác dụng tăng cường chức năng hệ thống tyrosine trong các tế bào, nên một trong những công dụng của lá hẹ chính là làm đen tóc. Vì chúng có thể điều tiết các sắc tố đen ở chân tóc, làm tóc càng thêm bóng mượt.
Là một loại rau ăn rất phổ biến, vì thế lá hẹ xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn gia đình người Việt. Với lá hẹ, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng để đưa vào thực đơn hàng ngày như:
Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn quá nhiều hẹ vào mùa nắng nóng. Đặc biệt, hẹ kỵ với thịt trâu, bò và mật ong. Vì khi kết hợp chúng dễ sản sinh ra các chất độc hại, gây khó tiêu và đau bụng.
Ngoài ra, những người có tiền sử dị ứng với các loại cây cùng họ với hẹ như: hành lá, hành tây... cũng cần phải thận trọng khi sử dụng vì hẹ cũng có chất allicin,
Những tác dụng của tỏi đen và cách dùng tốt cho sức khỏe : Trong dân gian, tỏi được xem như một dược liệu quý tự nhiên. Giờ đây, nhờ phản ứng lên men tỏi trắng chuyển thành tỏi đen và trở thành vị thuốc giúp phòng ngừa nhiều bệnh, trong đó có ung thư.