Giá thép xây dựng hôm nay 4/8: Phục hồi tăng trở lại

(VOH) Giá thép ngày 4/8 tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Nhu cầu thép có khả năng giảm trong nửa cuối năm, song chỉ ở mức nhẹ. Giá quặng sắt tăng hơn 3% do đồn đoán về việc nới lỏng kiểm soát.

Giá thép thế giới đi lên

Giá thép ngày 4/8, giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 32 nhân dân tệ lên mức 5.355 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 4/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 4/8: Phục hồi tăng trở lại 2

Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng hơn 3% sau 5 phiên giảm liên tiếp, được thúc đẩy bởi những đồn đoán về việc nới lỏng kiểm soát sản lượng thép.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Đại Liên tăng 2% lên 1.063 CNY (164,41 USD)/tấn. Tuy nhiên, tính đến nay giá quặng sắt giảm gần 9% kể từ ngày 27/7/2021.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 0,5 USD lên 185,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Ngoài ra, giá quặng sắt tăng được hỗ trợ bởi xuất khẩu quặng sắt hàng tuần từ Australia và Brazil tính đến ngày 1/8/2021 giảm xuống 24,7 triệu tấn, giảm 147.000 tấn so với tuần trước đó.

Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh buộc các nhà máy thép phải đảm bảo sản lượng thép hàng năm vào năm 2021 ngang bằng và không được vượt quá mức ghi nhận vào năm 2020, S&P Global Platts đưa tin.

Điều này có nghĩa là, trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12, sản lượng thép thô của Trung Quốc phải giảm 59 triệu tấn, tương đương 11% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 502 triệu tấn.

Một số nguồn tin thị trường nhận định rằng, nhu cầu nội địa của Trung Quốc có khả năng giảm trong nửa cuối năm, nhưng sự suy giảm có thể ở mức nhẹ do chính phủ đã bắt đầu thúc đẩy tiêu dùng và cũng dự kiến sẽ đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

Họ cho biết, việc loại bỏ các khoản giảm giá xuất khẩu thép của Trung Quốc không có khả năng kiềm chế xuất khẩu thép trong ngắn hạn, mà thay vào đó, có khả năng dẫn đến sự gia tăng giá thép trên toàn cầu.

Dự kiến, thị trường nội địa sẽ chứng kiến sự thiếu hụt ít nhất 20 - 30 triệu tấn thép trong nửa cuối năm nay nếu Trung Quốc thành công trong việc duy trì sản lượng hàng năm ở mức tương đương với năm 2020.

Trước tình trạng thiếu điện trong bối cảnh thời tiết nắng nóng ở Trung Quốc, 15 nhà máy thép ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Tứ Xuyên, hầu hết là các nhà sản xuất bằng lò điện hồ quang, đã cắt giảm sản lượng thép kể từ cuối tháng 7, dẫn đến tổng sản lượng thép thô giảm khoảng 27.000 tấn/ngày.

Theo thông tin từ một số nhà máy, tổng sản lượng gang và thép thô của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm xuống dưới mức ghi nhận vào tháng 6 và thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, các địa điểm xây dựng và nhà máy sản xuất sẽ bắt đầu tái cung cấp hàng vào giữa hoặc cuối tháng 8, điều này có thể một lần nữa thúc đẩy sản lượng gang và thép thô của Trung Quốc.

Đến nay, một số nhà máy vẫn chưa hoàn thành lịch trình cắt giảm sản lượng thép. Song, họ cho rằng, quý IV năm 2021 có thể là thời điểm thích hợp để giảm sản lượng do nhu cầu thép dự kiến sẽ ở mức thấp.

Nhập khẩu sắt thép 6 tháng năm 2021 tăng cả lượng, kim ngạch và giá

 6 tháng đầu năm 2021 cả nước nhập khẩu gần 7,1 triệu tấn sắt thép các loại, tương đương 5,79 tỷ USD, giá trung bình 815,2 USD/tấn.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2021 nhập khẩu sắt thép các loại về Việt Nam tăng cả về khối lượng, kim ngạch và giá so với tháng 5/2021, với mức tăng tương ứng 18%, 25,7% và 6,4%, đạt 1,12 triệu tấn, tương đương 1,14 tỷ USD, giá 1.017,6 USD/tấn; so với tháng 6/2020 thì tăng giảm 5,6% về khối lượng nhưng tăng 75,4% về kim ngạch và tăng 85,8% về giá.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021 cả nước nhập khẩu gần 7,1 triệu tấn sắt thép các loại, tương đương 5,79 tỷ USD, giá trung bình 815,2 USD/tấn, tăng 5,9% về khối lượng, tăng 43,9% về kim ngạch và tăng 35,9% về giá so với 6 tháng đầu năm 2020.