50 năm dõi theo di chúc Người:Dành những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ măng non-Thời sự 5g30 30/08/2019

(VOH) - Trẻ em như búp trên cành là quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là quan niệm của dân tộc ta về thiếu nhi, về việc chăm sóc thiếu nhi.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương giáo dục thiếu niên, nhi đồng và ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Lời dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người” của Bác Hồ đã, đang và sẽ tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân ta học tập, làm theo với phương châm “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”!

VOH có Tọa đàm: “50 năm dõi theo di chúc Người –Dành những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ măng non” với các vị khách mời: Phó Chủ tịch Hội đồng đội Thành phố Nguyễn Ngọc Nhung; Ông Nguyễn Văn Tính, Phó trưởng Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới, Sở Lao động Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

VOH: Nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh hội nhập quốc tể hiện nay thì Quốc hội cũng đã thông qua Luật Trẻ em vào năm 2016. Như vậy quan điểm của các vị khách mời là việc xây dựng Luật Trẻ em và bảo đảm hội nhập quốc tế hài hòa quyền trẻ em, cũng như trong công ước của Liên Hợp Quốc và các điều ước quốc tế khác. Nó có liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng như giáo dục trẻ em trong thời gian tới thì mình cần tập trung vào những việc làm cụ thể nào?

Bà Nguyễn Ngọc Nhung: Để thực hiện tốt nội dung này cần phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể và các đơn vị để phân tích được những giải pháp cùng nhau thực hiện được Luật Trẻ em. Ví dụ như các nhóm quyền tham gia của trẻ em, chăm lo bảo vệ trẻ em... Trong những năm qua thành phố có Hội đồng Trẻ em, hiện nay Hội đồng Trẻ em thành phố cũng đã họp 4 kỳ họp. Đây là mô hình mà trung ương cũng đã nhân rộng ra cho các tỉnh thành khác. Qua đó, cho thấy được thành phố của chúng ta cũng đi đầu trong việc thực hiện quyền trẻ em. Hàng năm còn có tham mưu cho lãnh đạo thành phố để gặp gỡ trẻ em. Tôi nghĩ để thực hiện tốt hơn nữa, các nơi chúng ta đều phải có các cuộc gặp gỡ trẻ em. Nhưng để chăm lo cho trẻ em tốt hơn thì cần phải được các cấp, các ngành thực hiện, giải quyết một cách triệt để, kịp thời. Để làm sao cho các em thấy được ý kiến của mình được trao đổi và được giải quyết. Nó không phải là ý kiến, nguyện vọng của bản thân mà đó còn là ý kiến của vác bạn địa phương của mình để nói lên tiếng nói đó. Ở trường, các em sẽ có những trao đổi với ban giám hiệu trường, ban giám hiệu cũng sẽ giải quyết các vấn đề của các em như thế nào. Ở phường xã, thị trấn, các em cũng trao đổi với lãnh đạo địa phương thì lãnh đạo địa phương có những giải pháp như thế nào để giải quyết vấn đề đó. Nếu như chúng ta làm tốt các cấp như vậy thì các em sẽ thấy được là cũng đóng góp được tiếng nói của mình cho sự phát triển của địa phương cũng như thành phố của chúng ta.

 Ông Nguyễn Văn Tính: Phải nói là năm nay chúng ta cũng kỷ niệm 30 năm Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã có hiệu lực. Như vậy, Việt Nam khi chúng ta là nước đầu tiên khu vực châu Á và nước thứ 2 trên thế giới tham gia ký kết công ước. Như vậy, trong quá trình triển khai và thực hiện sâu rộng công ước quốc tế về quyền trẻ em thì Việt Nam chúng ta đã ban hành luật từ năm 1991 rồi năm 2004 và hiện nay là năm 2016. Có thể nói, Luật Trẻ em này đã đi sâu thực hiện và đặc biệt là trong 25 quyền của trẻ em được ghi nhận trong Luật Trẻ em năm nay. Đặc biệt trong đó có 15 nhóm hành vi nghiêm cấm không được xâm hại, bạo lực trẻ em kể cả những quyền riêng tư, những quyền rất nhỏ đều phải thực hiện. Do đó, để triển khai Luật Trẻ em sâu rộng thì cần phải thường xuyên, liên tục, tất cả. Đặc biệt là trong những ngành liên quan như Sở Lao động, Thành Đoàn, Sở Giáo dục. Đây là những đơn vị cần phải phối hợp liên tục, liên tục, liên tục và triển khai cho tất cả mọi người dân người ta nắm được những luật này, những quan điểm của luật. Để khi thực thi quyền trẻ em của mình gắn liền với quyền trẻ em của quốc tế thì nó mới ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

VOH: Kết luận Hội nghị lần thứ ba của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khóa XI ngày 14-9-2018 về “Nâng cao vai trò của Đoàn trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2018-2022” nhận định: Hiện nay cả nước có khoảng 26 triệu trẻ em, trong đó có hơn 12 triệu đội viên, thiếu niên, nhi đồng. Thiếu nhi Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành chăm lo; ngày càng có điều kiện, môi trường sống tốt hơn trong sinh hoạt, học tập, rèn luyện, vui chơi giải trí và có sự phát triển tốt hơn về thể chất và tinh thần. Vậy thưa bà Nguyễn Ngọc Nhung, về phía Thành Đoàn đã và đang từng bước thực hiện tốt tư tưởng của Hồ Chí Minh về chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng ra sao?     

Bà Nguyễn Ngọc Nhung: Trong thời gian qua, Thành Đoàn, Hội đồng Đội thành phố đã triển khai 5 giải pháp để thực hiện tốt nội dung này. Trong đó, đàu tư để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động đội và phong trào thiếu nhi ở các cấp, cấp liên đội, cấp quận hội và cấp thành. Để làm sao cho hoạt động đội là môi trường để các em rèn luyện, để các em được giáo dục tốt hơn. Thứ 2 là tiếp tục kết nối với các nguồn lực xã hội, phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể để cùng chăm lo về vật chất, văn hóa, tinh thần, vui chơi giải trí cho các em. Thứ 3 là tiếp tục để làm tốt công tác tham ưu cho các hoạt động hè trên địa bàn thành phố. Làm sao cho mỗi năm chúng ta tổ chức được nhiều hoạt động hấp dẫn hơn, thu hút hơn. Đồng thời, nâng tỷ lệ thiếu nhi tham gia các hoạt động hè ngày càng tăng. Tổ chức phổ cập bơi, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích cho các em thiếu niên nhi đồng là 1 việc làm cũng hết sức cần thiết. Vấn đề cuối cùng là phối hợp, chỉ đạo các đơn vị để cùng chăm lo cho các em về bảo trợ học tập đến hết lớp 12. Trong thời gian qua, nhờ những suất học bổng bảo trợ này thì một số em đã vượt khó vươn lên, đã đậu vào các trường đại học trên địa bàn thành phố với số điểm rất cao. Đó cũng là động lực cho những người làm côn tác đội, phong trào thiếu nhi có thêm động lực để cùng tiếp bước và hỗ trợ các em trong thời gian sắp tới.

VOH:  Trong đoạn kết thúc của di chúc Bác Hồ có viết:“Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”. Thì rõ ràng tình yêu thương, dạy bảo, uốn nắn là điều mà Bác đã căn dặn trong Di chúc của Người vẫn còn rất giá trị. Nó như kim chỉ nam cho việc dạt dỗ con cái. như ông Tính cũng có nói, thì việc bạo hành trẻ em hay xâm hại trẻ gần đây báo chí cũng phản ánh nhiều, cũng có những vụ việc rất đau lòng, rất đáng thương. Vậy thì xã hội, gia đình, nhà trường cần phải làm gì để mà hạn chế tình trạng này? Giúp trẻ phát triển toàn diện? xin mời ông? 

Ông Nguyễn Văn Tính: Có thể nói rằng, chúng ta cũng thường hay nói rằng vấn đề phối hợp 3 môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy ngiên, chúng tôi vẫn nghĩ rằng gia đình vẫn là yếu tố cốt lõi để bảo vệ các em tốt hơn. Nếu gia đình thật sự quan tâm và thật sự lắng nghe tiếng nói của con mình thì tôi nghĩ sẽ giúp cho đứa trẻ được sống trong môi trường tốt đẹp nhất.

Bà Nguyễn Ngọc Nhung: Theo bản thân tôi thấy thì để hình thành nhân cách và phát triển toàn diện 1 đứa trẻ, việc phối hợp giữa 3 môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội là rất cần thiết. Thông qua chương trình, tôi cũng muốn kêu gọi các vị phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con của mình. Thời gian đến chia sẻ, thời gian để vui chơi, thậm chí có thời gian để đọc sách cùng con để từ đó sẽ góp phần xây dựng 1 môi trường gia đình thân thiện, đầm ấm, hạnh phúc. Đồng thời, nó cũng sẽ là nền tảng để góp phần giáo dục cho con cháu về truyền thống gia đình mình. Đồng hành với quý phụ huynh thì tổ chức đoàn, đội sẽ tiếp tục để tổ chức các hoạt động thực sự bổ ích, thật sự cần thiết cũng như thiết thực để cùng chăm lo hướng phát triển toàn diện thiếu nhi của chúng ta.

VOH: Xin cám ơn các vị khách mời!

 

VOH

Bình luận

Đọc Báo