Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Cà thơi là gì mà lại hot trên Facebook, TikTok?

VOH - “Cà thơi” một trong những thuật ngữ đang được lan truyền mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy cà thơi là gì?

Là một trong những thuật ngữ đang rất được giới trẻ quan tâm, sử dụng trên mạng mạng xã hội, thế nhưng không phải ai cũng biết cà thơi là gì? Bài viết dưới đây, VOH sẽ giúp bạn “giải ngố” ý nghĩa từ “cà thơi”.

“Cà thơi” là gì?

“Cà thơi” hay còn được gọi là “kathoey” trong tiếng Thái Lan. Đây là một thuật ngữ để chỉ một người có ngoại hình là nam nhưng lại mang tâm hồn, tính cách như một người nữ và cũng sẽ ăn mặc, trang điểm giống như một người phụ nữ.

Những người thuộc “cà thơi” có thể là người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính để phù hợp với nhận thức cá nhân của họ. Tuy nhiên, cũng có một số “cà thơi” thích thể hiện giới tính thông qua trang phục và lối sống mà không cần phẫu thuật chuyển giới.

Bên cạnh đó, thuật ngữ “cà thơi” cũng có thể được dùng để ám chỉ người thuộc giới tính thứ ba hoặc người đồng tính nam có đặc điểm nữ tính.

ca-thoi-la-gi

Nguồn gốc từ “cà thơi” có từ đâu?

Quê hương của “cà thơi” là ở đất nước Thái Lan. Trong tiếng Thái từ này được đọc là “kathoey”. Khi du nhập về Việt Nam, "kathoey" được phiên âm một cách hài hước thành “cà thơi”.

Thuật ngữ ngày đã tồn tại từ lâu, thế nhưng để nói về độ viral và phổ biến trên mạng xã hội thì phải nhắc đến nàng hậu Engfa Waraha. Chính cô nàng là người đã khơi dậy trend “cà thơi” trong một livestream cùng với các hoa hậu khác.

Các nàng hậu tham gia livestream không biết tiếng Thái Lan, thế là Engfa Waraha ngay lập tức đã chỉ mọi người nói “Hi cà thơi”, được hiểu theo nghĩa là “Xin chào, các đồng bóng”. Một câu nói đùa hài hước và dí hỏm mang đậm văn hóa Thái Lan của Engfa Waraha.

Thực tế, tại Thái Lan “kathoey” được chấp nhận một cách rộng rãi. Đất nước này đã phát triển một nền văn hóa đặc biệt dành cho “cà thơi”, bao gồm các cuộc thi hoa hậu dành riêng cho kathoey, những người có vẻ đẹp đặc biệt.

Sự khác nhau giữa “cà thơi”, “tút”, “kê” và “thom”

Trong tiếng Thái Lan, ngoài sử dụng “cà thơi” để chỉ những người thuộc cộng đồng LGBT thì còn một số từ ngữ khác như “tút”, “kê” và "thom". Những thuật ngữ này đều được dùng để phục vụ cho cộng đồng LGBT. Cụ thể:

  • Tút”: Là từ dùng để chỉ đồng tính nam, nghĩa là người con trai mang tâm hồn và cư xử giống như phụ nữ.
  • “Kê”: Có nghĩa là nam, thường dùng để nói về tình yêu đồng giới giữa nam và nam.
  • “Thom” (hay còn gọi là tomboy): Thường dùng để nói về nữ giới nhưng lại có tính cách giống như con trai. Những người thuộc “thom” thường yêu người đồng giới là nữ.

banner-bottom-thuongthuc

Tại sao “cà thơi” lại phổ biến tại Việt Nam?

Thuật ngữ “cà thơi” sau khi du nhập vào Việt Nam đã được rất nhiều người yêu thích và trở thành ngôn ngữ thường được sử dụng trong cộng đồng LGBT.

Với người trẻ, đặc biệt là gen Z, cách dùng từ “cà thơi” cũng được mở rộng ra, nghĩa là họ có thể dùng từ “cà thơi” để chỉ những người có tình cảm hoặc có hành động quyến rũ người cùng giới. Ví dụ khi thấy 2 nghệ sĩ cùng giới mình yêu thích có những hành động tình cảm với nhau, người hâm mộ đua nhau “đẩy thuyền” vì “ngửi thấy mùi cà thơi ngang”.

Ngoài ra, trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, thuật ngữ “cà thơi” cũng đang được lan truyền mạnh mẽ, thông qua các video liên quan.

Có thể thấy rằng, “cà thơi” không chỉ đơn thuần là một từ dùng để những người chuyển đổi giới tính nam thành nữ, hay có đặc điểm nữ tính, mà nó còn là biểu tượng của sự thể hiện bản thân và tự do về giới tính. Đồng thời, nó cũng giúp mọi người hiểu rõ hơn về đa dạng giới tính ngày nay.

ca-thoi-la-gi-1

“Cà thơi” có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo như cách diễn giải ý nghĩa từ “cà thơi” thì đây là cụm từ để chỉ những người chuyển giới nam thành nữ. Quy định tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có nêu rõ về đối tượng được miễn hoặc không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:

Đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự

Những đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 là: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, người bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính.

Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự

Cũng trong Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, những đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự là:

  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, đang bị quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng vẫn chưa được xóa án tích.
  • Người đang bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Người bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Như vậy, “cà thơi” - người chuyển giới nam thành nữ không thuộc các trường hợp được miễn hay không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Những người thuộc “cà thơi” khi đủ tuổi sẽ vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Trên đây là một số thông tin giải đáp ý nghĩa “cà thơi”, một thuật ngữ đang được cộng đồng mạng sử dụng thường xuyên trên các hội nhóm mạng xã hội trong những ngày qua.

Đừng quên cập nhật liên tục những bài viết mới nhất, hấp dẫn nhất tại voh.com.vn - Thường thức.

Bình luận