API còn được gọi là giao diện lập trình ứng dụng, là một tập hợp các định nghĩa, giao thức và công cụ cho việc xây dựng và tích hợp các phần mềm. Hãy cùng VOH tìm hiểu về những thông tin quan trọng về API là gì trong bài viết sau.
API là gì? Một số thuật ngữ về API?
API là gì?
API là viết tắt của Application Programming Interface, có thể dịch là giao diện lập trình ứng dụng. API là một tập hợp các quy tắc, chức năng, phương thức hay giao thức mà các nhà phát triển có thể sử dụng để tạo ra các ứng dụng, phần mềm hay hệ thống.
Web API là gì?
Web API là một loại API được dùng trong các trang web. Ví dụ như Google, Facebook,… Hầu như các trang web đều có API để cho phép bạn kết nối, truy xuất hoặc cập nhật dữ liệu. Phần lớn Web API được xây dựng theo kiến trúc RESTful.
Test API là gì?
Test API hay API testing là một loại API được sử dụng trong kiểm thử phần mềm. Đây là một giao diện lập trình ứng dụng kiểm thử, cho phép các nhà phát triển và kiểm thử viên có thể kiểm tra chất lượng, tính năng của các ứng dụng, phần mềm.
Mock API là gì
Mock API là một loại phần mềm giả lập API, nhưng không có chức năng hoặc xử lý như API thật. Mock API chỉ trả về các phản hồi mẫu để mô phỏng hành vi của một API thực. Mục đích chủ yếu của Mock API là tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc kiểm thử và phát triển mà không cần phụ thuộc vào API thực.
Phân loại API
API có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Một trong số đó là theo mức độ quyền truy cập, bao gồm:
API mở (Open API): Đây là loại API không yêu cầu bất kỳ điều kiện nào để truy cập, vì chúng được công bố rộng rãi cho mọi người.
API đối tác (Partner API): Đây là loại API chỉ cho phép truy cập khi có sự thỏa thuận hoặc cấp phép giữa các bên liên quan do không được tiết lộ công khai.
API nội bộ (Internal API): Đây là loại API chỉ dành cho các hệ thống nội bộ, vì vậy chúng không được biết đến nhiều và thường chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty. Công ty sử dụng loại API này để cải thiện hiệu quả và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ của mình bằng cách kết nối các đội ngũ phát triển khác nhau.
Ngoài ra, API cũng có thể được phân loại theo các lĩnh vực cụ thể trong ngành công nghệ thông tin, ví dụ như API trên hệ điều hành, API của thư viện phần mềm và Framework, API trên nền web,…
Xem thêm:
Apple Pay là gì? Hướng dẫn sử dụng Apple Pay tại Việt Nam
Shopee Mall là gì? Có chính hãng không? Cách đăng ký Shopee Mall
TikTok Beta là gì? Cách kiếm tiền từ chương trình sáng tạo Beta
Cách thức hoạt động của API
API có thể hoạt động theo 4 cách chính sau đây:
- API Soap: Đây là loại API sử dụng giao thức SOAP (Simple Object Access Protocol) để trao đổi thông tin giữa máy chủ và máy khách bằng định dạng XML.
- API RPC: RPC (Remote Procedure Call) là loại API cho phép máy khách gọi và thực thi một hàm hay một thủ tục nào đó trên máy chủ, và nhận kết quả trả về từ máy chủ.
- API Websocket: Loại API hỗ trợ giao tiếp hai chiều giữa máy chủ và máy khách. API Websocket cho phép máy chủ gửi thông báo đến các máy khách đang kết nối với nó, không cần máy khách phải yêu cầu trước. Điều này làm cho API Websocket hoạt động nhanh hơn và mượt mà hơn.
- API REST: Loại API phổ biến và phát triển nhất hiện nay. Đây là API sử dụng các phương thức HTTP để truyền tải dữ liệu giữa máy chủ và máy khách. API REST có nhiều ưu điểm như đơn giản, linh hoạt, dễ sử dụng và phát triển.
Những đặc điểm nổi bật của API
API là giao diện lập trình với những đặc điểm nổi bật sau:
- API là một giao diện lập trình ứng dụng mã nguồn mở, có thể hoạt động với bất kỳ client nào hỗ trợ XML, JSON.
- API có thể xử lý đầy đủ các thành phần HTTP, bao gồm URI, request/response headers, caching, versioning, content forma…
- Mô hình web API hỗ trợ các tính năng của MVC như unit test, injection, ioc container, model binder, action result, filter, routing, controller.
- Hỗ trợ đầy đủ các phương thức RESTful như: GET, POST, PUT, DELETE các dữ liệu. API được coi là một trong những kiểu kiến trúc phù hợp nhất với các thiết bị có băng thông hạn chế như smartphone, tablet…
Ưu nhược điểm của API là gì?
Ưu điểm
API có ưu điểm nổi bật như sau:
- Có thể dùng API trên nhiều nền tảng khác nhau của máy tính, điện thoại di động hay trang web. Với mỗi nền tảng, API sẽ thích ứng các định dạng dữ liệu cho phù hợp với các ứng dụng trên các hệ điều hành đó.
- API sử dụng các mã nguồn mở với chức năng RESTFUL nên có thể áp dụng vào bất kỳ hệ điều hành nào để hỗ trợ JSON và XML. Có thể dùng API để truyền nhận thông tin hai chiều, đảm bảo được độ tin cậy cho các bên.
- Các thành phần MVC như Model Binder, Action, Unit Test, Controller,… đều có thể được API hỗ trợ đầy đủ các chức năng.
Nhược điểm
Ngược những ưu điểm trên, nhược điểm của API là gì? API còn một số hạn chế cần được cải thiện như:
- API Website chưa hỗ trợ tất cả các server, chỉ mới hỗ trợ POST và GET.
- Người dùng cần có kiến thức và kinh nghiệm backend thì mới có thể sử dụng hiệu quả các chức năng mà API mang lại.
- Việc phát triển, vận hành hay nâng cấp API là không hề đơn giản và cần một thời gian dài để thực hiện. Thậm chí, người dùng còn phải trả một chi phí khá cao cho việc đó.
- Nếu chủ sở hữu API chưa giới hạn kỹ các điều kiện thì vẫn có thể bị tấn công hệ thống và không đảm bảo được việc bảo mật.
Ứng dụng của API
API có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, như:
- Lập trình web: Hầu hết các trang web đều sử dụng Web API để cho phép bạn kết nối, truy xuất hoặc cập nhật dữ liệu. Ví dụ, các ứng dụng web như Facebook, Twitter, Google Maps, YouTube,…
- API trên hệ điều hành: Cả hệ điều hành Windows hay Linux đều có rất nhiều API, họ cung cấp các tài liệu API là các mô tả các hàm, phương thức cũng như các giao thức kết nối.
- API của thư viện phần mềm hay Framework: API là các chỉ dẫn và các quy tắc về các hành động mà các thư viện cung cấp. Một API có thể có nhiều cách hiện thực khác nhau.
Cách bảo mật thông tin trong API
Bảo mật API là rất quan trọng để ngăn chặn truy cập trái phép, thay đổi hoặc phá hủy dữ liệu. Dưới đây là một số cách bảo mật thông tin trong API:
- Xác thực và ủy quyền: Đây là biện pháp bảo mật cơ bản để xác định danh tính của người dùng và cấp cho họ quyền truy cập vào các tài nguyên phù hợp. Có nhiều phương pháp xác thực và ủy quyền khác nhau như mã thông báo API, xác thực dựa trên cookie, token hoặc OAuth.
- Mã hóa: Đây là quá trình biến dữ liệu thành một định dạng không thể đọc được nếu không có khóa giải mã.
- Kiểm soát truy cập: Giới hạn quyền truy cập vào các tài nguyên dựa trên vai trò hoặc nhóm người dùng. Có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các biện pháp như hân quyền hoặc thiết lập danh sách kiểm soát truy cập (ACL).
- Bảo mật phần mềm: Tính bảo mật phần mềm có thể được cải thiện bằng cách thực hiện các biện pháp như kiểm tra mã nguồn, phân tích bảo mật và cập nhật phần mềm thường xuyên.
Như vậy, trong bài viết này VOH đã giới thiệu cho bạn khái niệm về API là gì, các loại API phổ biến, cách hoạt động của API và tầm quan trọng của API trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và cơ bản về API, cũng như cách sử dụng và phát triển API hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác về mảng công nghệ tại chuyên mục Cuộc sống số của VOH.