Viêm da thần kinh và những điều cần biết

(VOH) - Viêm da thần kinh là bệnh da liễu khá phổ biến nhưng rất ít người tìm hiểu về căn bệnh này. Vậy viêm da thần kinh là gì, làm sao để nhận biết và có cách điều trị hay không?

1. Bệnh viêm da thần kinh là gì?

Viêm da thần kinh còn được gọi là bệnh liken giản đơn mãn tính hay bệnh sẩn ngứa khu trú Darier. Bệnh này là tình trạng da xuất hiện các mảng liken hóa, có giới hạn và khu trú. 

Bệnh viêm da thần kinh thường gặp ở những người trên 20 tuổi và chủ yếu tập trung ở nữ giới.

viem-da-than-kinh-va-nhung-dieu-can-biet-voh-1

Viêm da thần kinh gây ngứa rất nhiều (Nguồn: Internet)

2. Nguyên nhân viêm da thần kinh

Nguyên nhân gây viêm da thần kinh chưa thể xác định chính xác và khá phức tạp. Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này:

3. Triệu chứng viêm da thần kinh

Những vị trí thường xuất hiện viêm da thần kinh gồm:

  • Vùng gáy;
  • 2 bên cổ, đầu;
  • Cổ tay, mặt ngoài cẳng tay, cẳng chân, phía trên đùi;
  • Da bìu, âm hộ, mu, hậu môn, bẹn.

Biểu hiện phổ biến của bệnh viêm da thần kinh là ngứa và gãi. Ngứa từng cơn đã kích động người bệnh dùng tay gãi thương tổn. Cơn ngứa có thể dữ dội đến nổi người bệnh mất ăn, mất ngủ

Bạn có thể quan sát và nhận biết viêm da thần kinh qua các biểu hiện lâm sàng như:

  • Thương tổn ở bệnh viêm da thần kinh là màng da khô, dày, liken hóa khu trú ở cổ, cổ tay, vùng đáy chậu, đùi hoặc ở mọi nơi. 
  • Mảng thương tổn hình đa giác, có bờ rõ, rất dày và nhiễm sắc tố. 
  • Các đường vân của da hằn sâu xuống và chia thương tổn thành hình đa giác.

Triệu chứng viêm da thần kinh thường tiến triển mãn tính và hay tái phát. Theo thời gian, những đám liken sẽ càng sẫm màu hoặc có xu hướng bạc màu tương tự như bệnh bạch biến.

3.1 Bệnh viêm da thần kinh có nguy hiểm không?

Viêm da thần kinh là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và không bị ung thư hóa nhưng nếu tổn thương tồn tại lâu, người bệnh có thể bị suy nhược hoặc có những triệu chứng tâm thần khác.  

Ngoài ra, khi người bệnh gãi nhiều, vùng da xung quanh mảng liken có thể bị tổn thương, nổi áp xe và nhiễm khuẩn. Tổn thương da do bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến thần kinh nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách.

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm đa thần kinh có thể gây ngứa, ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ của làn da. Ngoài ra, gãi nhiều cũng có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và nổi đinh nhọt ở những vùng da xung quanh. 

Với thể viêm da thần kinh vùng âm hộ, tổn thương da kéo dài có thể dẫn đến teo âm hộ và làm phát sinh chứng loạn thần kinh. Vì vậy, khi có dấu hiệu viêm da thần kinh bạn nên tiến hành điều trị đúng cách.

4. Cách chẩn đoán bệnh viêm da thần kinh

Chẩn đoán viêm da thần kinh dựa vào triệu chứng lâm sàng là chủ yếu, bao gồm vị trí gáy cổ, khuỷu tay, tay 2 bên, các đám mảng trên bề mặt có các sẩn dẹt bóng, đám liken hóa, ngứa nhiều.

Ngoài ra, khi chẩn đoán viêm da thần kinh cần phân biệt với các bệnh da có vảy như bệnh vảy nến, Eczema thể đồng tiền, viêm da tiếp xúc,…

Vảy nến là bệnh biểu hiện bằng dát đỏ hơn và trên có vảy dày, trắng ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu và móng. Trong khi đó, bệnh viêm da thần kinh biểu hiện bằng những sẩn nhỏ, hình đa giác, màu tím.

5. Cách chữa bệnh viêm da thần kinh

Bệnh viêm da thần kinh ít khi tự khỏi mà có xu hướng đỡ hơn khi được điều trị bằng thuốc.

5.1 Thuốc chữa viêm da thần kinh tại chỗ

Viêm da thần kinh chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc như:

viem-da-than-kinh-va-nhung-dieu-can-biet-voh-2

Thuốc bôi được sử dụng phổ biến trong điều viêm da thần kinh (Nguồn: Internet)

  • Thuốc mỡ corticoid (Tempovate, Diprosalic và Flucinar), thuốc có tác dụng giảm ngứa, co mạch và chống viêm. 
  • ASA (Acetylsalicylic acid) có tác dụng làm sạch bề mặt da và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Dung dịch axit trichloracetic 33% giúp giảm thâm nhiễm và cứng cộm trên các mảng liken hóa.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da cần vệ sinh vùng da tổn thương trước khi dùng thuốc. Bên cạnh đó, nên rửa tay sau khi thoa thuốc để hạn chế tình trạng thuốc dây vào mắt và những vùng da khỏe mạnh. Ngoài ra, hầu hết các loại thuốc điều trị tại chỗ đều làm tăng mức độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, vì vậy, bạn nên hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dùng thuốc.

5.2 Thuốc toàn thân

Sử dụng một số loại thuốc như:

  • Dung dịch xanh methylene 1% + Novocain;
  • Thuốc kháng histamine tổng hợp;
  • Thuốc uống corticoid;
  • Viên uống Vitamin C;

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc uống hay thuốc bôi thì người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ và chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ. Báo ngay cho bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc. 

Lời khuyên

Người bệnh cần biết tác hại của việc gãi ngứa, stress và sang chấn về tinh thần đều là những tác nhân gây ngứa thêm, do đó hãy tránh các tác nhân này để tránh tổn thương nặng cho da. 

Bệnh viêm da thần kinh khác với bệnh dị ứng nên người bệnh không cần phải ăn kiêng. 

Bình luận