Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của chuối với sức khỏe

(VOH) – Chuối là thực phẩm được sử dụng ở cả bữa ăn chính lẫn bữa ăn phụ bởi thức quả này cung cấp các dưỡng chất thiết yếu. Cùng tìm hiểu tác dụng của chuối với sức khỏe trong bài viết sau.

Chuối có tên khoa học là musa paradise, thuộc họ Musaceae, được xếp vào nhóm trái cây “đa năng” bởi hầu như các bộ phận của cây chuối đều có khá nhiều công dụng hữu ích. 

Chuối nằm trong nhóm trái cây nhiệt đới khá thân thuộc, không quá đắt đỏ và có thể tìm mua dễ dàng. Đặc biệt, có thể kết hợp chuối với rất nhiều nguyên liệu khác nhau để chế biến các món ăn có hương vị độc đáo. 

1. Thành phần dinh dưỡng của quả chuối

Dưới đây là bảng thông tin chi tiết về các thành phần dinh dưỡng có trong 100g chuối: 

  • Nước: 83.2 g
  • Năng lượng: 56 Kcal
  • Chất đạm: 0.9g
  • Chất béo: 0.3g
  • Chất đường bột: 12.4g
  • Chất xơ: 2.6g
  • Canxi: 12mg
  • Sắt: 0.50mg
  • Magie: 27mg
  • Mangan: 0.310mg
  • Photpho: 25mg
  • Kali: 286mg
  • Natri: 17mg
  • Kẽm: 0.32mg
  • Đồng: 150μg
  • Selen: 1μg
  • Folate: 20μg
  • Vitamin C: 6mg
  • Vitamin B1: 0.04mg
  • Vitamin B2: 0.07mg
  • Vitamin PP: 0.6mg
  • Vitamin B5: 0.334mg
  • Vitamin B6: 0.367mg
  • Vitamin E: 0.1mg

2. Tác dụng của chuối

Không chỉ sở hữu vị ngọt thơm hấp dẫn mà chuối còn giúp cải thiện sức khỏe vô cùng hiệu quả. Dưới đây là một số công dụng hữu ích của chuối mà bạn nên biết: 

2.1 Cải thiện giấc ngủ

Theo các phân tích dinh dưỡng, chuối được xem như nguồn bổ sung vitamin B6 dồi dào – một trong những dưỡng chất hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh, giảm căng thẳng và giúp ngủ sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng lớn tryptophan trong quả chuối được chuyển đổi thành hormone hạnh phúc serotonin. 

2.2 Hỗ trợ tăng cơ bắp 

Bạn có thể lên kế hoạch giảm cân bằng chuối bởi trong khoảng 100g chuối thì chỉ có khoảng 56 kcal. Ngoài ra, khoáng chất kali, mangan do chuối cung cấp sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi cơ bắp cũng như giảm đau nhức sau khi tập luyện thể dục thể thao. 

gia-tri-dinh-duong-va-loi-ich-suc-khoe-cua-chuoi-voh-1
Ăn chuối sẽ giúp hình thành cơ bắp, đồng thời giảm đau nhức khi vận động (Nguồn: Internet) 

2.3 Kích thích tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin từ chuối sẽ đảm nhiệm vai trò quan trọng trong quá trình kích thích hoạt động tiêu hóa, tăng bài tiết dịch nhầy để ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra. Đáng chú ý hơn cả là hoạt chất này còn có đặc tính giúp phòng chống bệnh ung thư ruột kết, ung thư đại tràng. 

Xem thêm: 11 yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng, bạn có nằm trong 11 yếu tố đó không?

2.4 Tác dụng của chuối giúp bảo vệ làn da

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chuối có công dụng cực kì hiệu quả với liệu trình chăm sóc và bảo vệ làn da. Theo đó, bạn có thể ăn chuối trực tiếp hoặc nghiền nát làm mặt nạ chuối để bổ sung thêm vitamin A, C cho làn da, nhằm giảm thiểu tình trạng khô ráp và nhăn nheo. 

2.5 Điều hòa huyết áp

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cao huyết áp nên bổ sung thêm chuối trong khẩu phần ăn của mình bởi đây là vị thuốc hạ huyết áp tương đối hiệu quả. Trong chuối có chứa kali giúp đào thải natri – một trong những tác nhân gây tăng huyết áp và ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch. 

Xem thêm: Khi bị cao huyết áp thì nên làm gì để hạ huyết áp?

2.6 Giàu chất chống oxy hóa

Chuối là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa, nổi bật trong số đó có thể kể đến catechin thuộc nhóm chất flavonoid. Catechin góp phần không nhỏ trong việc trung hòa các gốc tự do gây hại cho cơ thể, từ đây sẽ kiểm soát được tỉ lệ mắc bệnh ung thư. 

2.7 Phòng chống thiếu máu

Nếu thường xuyên cảm thấy hoa mắt chóng mặt do thiếu máu, bạn nên chủ động bổ sung thêm chuối trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện tốt tình trạng bệnh. Vi chất sắt được tìm thấy trong chuối sẽ thúc đẩy sản sinh hồng cầu và huyết sắc tố để nuôi dưỡng các tế bào máu, giúp bạn vượt qua bệnh thiếu máu. 

gia-tri-dinh-duong-va-loi-ich-suc-khoe-cua-chuoi-voh-2
Tình trạng chóng mắt do thiếu máu sẽ được cải thiện nhờ bổ sung thêm sắt thì chuối (Nguồn: Internet) 

2.8 Tác dụng của chuối giúp củng cố xương chắc khỏe

Không chỉ giúp bạn có một tinh thần phấn chấn mà vitamin B6 cùng axit folic trong chuối còn tham gia vào quá trình hình thành mô sụn, phát triển và củng cố xương thêm chắc khỏe. Các nhóm chất này cũng đảm nhiệm vai trò chống vôi hóa, giảm đau viêm xương khớp vô cùng hữu hiệu. 

2.9 Ngăn ngừa chuột rút

Chuột rút là tình trạng các cơn co thắt cơ ở bắp chân diễn ra đột ngột, do cơ bắp bị mỏi, chấn thương hoặc do cơ thể thiếu hụt khoáng chất như kali hay canxi. Thật may rằng chuối hoàn toàn có thể giúp bạn khắc phục và ngăn ngừa hiện tượng này bởi loại quả này nhờ hàm lượng lớn khoáng chất kali. 

Xem thêm: Mẹo hay giúp bạn thoát khỏi chứng chuột rút giữa đêm khuya

2.10 Trị muỗi đốt

Khi bị côn trùng cắn, trước khi tìm được loại kem bôi lên vết muỗi cắn, thì xoa nhẹ một lớp chuối xay nhuyễn lên bề mặt da sẽ giúp giảm nhẹ những khó chịu và đau buốt ở vùng tổn thương. 

2.11 Hỗ trợ giảm cân

Mặc dù chưa có nghiên cứu tác dụng của chuối có thể giảm cân nhưng những người đang muốn giảm cân đều bổ sung loại trái cây này vào thực đơn hàng ngày của mình.

Bởi vì chuối là loại trái cây ít calo, chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Việc bổ sung chuối và các loại rau giàu chất xơ sẽ giúp cơ thể cảm thấy no lâu.

Ngoài ra khi ăn chuối chưa chín tới sẽ làm cho cơ thể cảm thấy no nhanh hơn và kiểm soát sự thèm ăn. Điều này sẽ phần nào giúp bạn kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý.

2.12 Tốt cho sức khỏe tim mạch

Chuối là một trong những thực phẩm giàu kali, đây là một khoáng chất tốt cho sức khỏe tim mạch và giúp kiểm soát huyết áp. Bổ sung chuối vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp nạp một lượng lớn kali vào cơ thể, giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ngoài ra chuối cũng giàu khoáng chất magie, đây cũng khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

3. Ăn nhiều chuối có tốt không?

Nhiều người cho rằng tác dụng của chuối đem đến nhiều lợi ích sức khỏe nên có thể ăn càng nhiều càng tốt, tuy nhiên điều đó hoàn toàn không chính xác.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên cân đối lượng chuối ăn trong ngày, trung bình chỉ nên ăn từ 1- 2 trái mỗi lần, tránh việc chỉ tập trung ăn chuối và không kết hợp đa dạng các nhóm thực phẩm khác. 

Khi ăn chuối vượt quá liều lượng, cơ thể sẽ cảm thấy uể oải, thường xuyên trong trạng thái buồn ngủ, nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu tăng cao. 

Xem thêm: Ăn chuối thì tốt đấy, nhưng ăn quá nhiều thì lợi lại ‘đảo ngược’ thành hại

4. Bà bầu ăn chuối có tốt không? 

Trong số trái cây được lựa chọn bồi bổ cho chị em phụ nữ thời kì dưỡng thai, không thiếu sự “góp mặt” của trái chuối. Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, chuối vừa giúp tăng cường sức khỏe cho bản thân người mẹ, vừa thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. 

Xem thêm: Ai cũng ‘bình chọn’ bồi bổ chuối cho bà bầu nhưng thức quả này có thực sự tốt cho cả mẹ và bé?

5. Món ngon từ chuối chín

Từ những trái chuối ngọt thơm, có hàng loạt món ăn độc đáo đã “ra đời”. Chỉ cần một chút sữa cùng chuối, bạn có thể tự pha chế một ly sinh tố chuối hấp dẫn. Hay cầu kì hơn thì dành thời gian pha trộn để làm bánh chuối, kem chuối hay chè chuối. 

Một số món ngon từ chuối chín bạn nên thử làm như:

  • Sinh tố chuối
  • Chè chuối
  • Kem chuối
  • Chuối rim đường
  • Chuối nếp nướng
  • Bánh chuối nướng
  • Bánh chuối hấp

Xem thêm: 8 món ăn được ‘hô biến’ từ chuối chín, ăn vào mùa nào cũng ngon hết ý!

6. Chuối cho bé ăn dặm

Thời kì đầu khi bé bắt đầu tập ăn dặm, con chủ yếu chỉ ăn được các món ăn có độ mềm, và đặc biệt hứng thú với những thực phẩm ngọt ngọt, thơm thơm như chuối. Tùy theo từng tháng tuổi, mẹ có thể tận dụng trái chuối để chế biến các món ăn dặm vào bữa phụ cho bé, giúp con ăn ngon miệng và phát triển thể chất vô cùng hiệu quả. 

Xem thêm: Chuối có 5 lợi ích sức khỏe này nên ‘mẹ bỉm sữa’ nào cũng dùng làm món ăn dặm cho bé

7. Người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không?

Vốn nổi tiếng là thức quả chủ yếu có vị ngọt, nên hầu hết người mắc tiểu thường “dè chừng” trái chuối. Nhưng thói quen này thực tế có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

gia-tri-dinh-duong-va-loi-ich-suc-khoe-cua-chuoi-voh-3
Người bệnh tiểu đường có thể ăn chuối nhưng không nên ăn quá nhiều (Nguồn: Internet) 

Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi mắc tiểu đường, không cần kiêng tuyệt đối chuối, nên ăn thêm với một lượng vừa phải, hợp lý. 

Xem thêm: ‘Giải oan’ cho trái chuối – không gây hại cho sức khỏe người bệnh tiểu đường nếu biết 5 lưu ý sau

8.  Một số đặc điểm nổi bật khác của chuối

Cây chuối thuộc loài cây ăn quả có thân thảo, bao gồm hai thân: thân giả và thân thật. Phần thân giả chính là phần thân mà chúng ta có thể quan sát thấy, mọc cao trên mặt đất từ 6 – 7m. Còn phần thân thật hay còn được biết đến là củ chuối, hình tròn dẹt và mọc ngầm ở dưới lòng đất. 

Từ lõi của thân giả sẽ dần hình thành nên bắp chuối, mang chùm hoa chuối gồm hoa đực, hoa cái và hoa trung tính. Chính từ những bắp chuối này sẽ trổ thành buồng chuối để cho ra những trái chuối thơm ngon.

gia-tri-dinh-duong-va-loi-ich-suc-khoe-cua-chuoi-voh-0
Các bộ phận của cây chuối: lá chuối, hoa chuối hay củ chuối đều có công dụng hữu ích (Nguồn: Internet) 

Đáng chú ý là trong quá trình chăm sóc cây chuối, người làm vườn thường cắt bỏ phần hoa đực của bắp chuối để tập trung chất dinh dưỡng “nuôi lớn” trái chuối, do vậy mà chúng ta có rất nhiều món ngon ra đời từ phần hoa chuối này.  

Một bộ phận quan trọng khác của cây chuối – trở thành dấu hiệu giúp ta nhận biết được loại cây này đó chính là lá chuối. Phiến lá chuối mỏng, kích thước thường rất lớn, có thể dài tới 1 – 2 m. 

9. Những lưu ý khi ăn chuối

Để tránh các tác hại của chuối không mong muốn thì khi ăn bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên ăn chuối quá chín hoặc để quá lâu vì khi chuối chín thì những chất như tyramine, axit amin và phenyethyamine trong quả chuối sẽ tăng cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế bạn chỉ nên ăn chuối khi vừa chín tới.
  • Không nên ăn chuối quá nhiều trong 1 ngày, chỉ nên ăn 2 - 3 quả / ngày để phát huy tối đa tác dụng của chuối mang lại. Vì khi ăn nhiều sẽ làm tăng lượng kali trong máu, gây rối loạn nhịp tim, buồn nôn và mạch đập chậm.
  • Chỉ nên ăn chuối sau khi ăn no tầm 1 - 2 tiếng.
  • Không được ăn chuối khi bụng đói, dạ dày trống rỗng vì nó làm tăng lượng magie trong máu gây rối loạn tim mạch và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra vitamin C trong chuối còn khiến bạn bị đau dạ dày.

Với những chia sẻ tác dụng của chuối đối với cơ thể con người qua bài viết trên đây, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích và yên tâm lựa chọn loại trái cây này cho gia đình nhé.