9 tác dụng của hoa chuối đối với sức khỏe mà nhiều chưa biết

(VOH) – Hoa chuối (bắp chuối) được biết đến như một loại rau thanh mát, là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn hấp dẫn. Dưới đây là các tác dụng của hoa chuối tốt cho sức khỏe khi ăn.

Bắp chuối thực tế là một chùm hoa chuối, gồm hoa đực, hoa cái và hoa trung tính. Theo đó, từ bắp chuối sẽ trổ thành buồng chuối, cho ra những trái chuối ngọt thơm.

Tuy nhiên để tập trung chất dinh dưỡng phát triển trái chuối, chúng ta thường cắt bỏ phần hoa đực của bắp chuối – chính là nguyên liệu hoa chuối vẫn đang được sử dụng phổ biến.  

hoa-chuoi-loai-rau-bo-duong-lam-duoc-nhieu-mon-ngon-voh-0
Hoa chuối - món rau dân dã và giàu dinh dưỡng (Nguồn: Internet) 

1. Hoa chuối có tác dụng gì? 

Các phân tích dinh dưỡng cho thấy hoa chuối có vị ngọt, tính mát, đặc biệt cả phần vỏ lẫn phần lõi đều sử dụng được. Đây cũng là bộ phận tập trung nhiều dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung cho cơ thể. 

Dưới đây là một số tác dụng của hoa chuối đem lại cho sức khỏe:

1.1 Kích thích tiêu hóa

Nhờ có hàm lượng chất xơ dồi dào mà hoa chuối đảm nhiệm chức năng quan trọng trong việc kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Dưỡng chất này sẽ trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm các cơn đau dạ dày, đồng thời giúp cải thiện tình trạng táo bón

1.2 Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Khi nồng độ các chất khoáng lắng đọng lại ở thận trong một thời gian dài thì nguy cơ cao sẽ tạo thành sỏi, gây khó khăn cho các hoạt động lọc chất thải của thận. Để hỗ trợ làm tan sỏi, bạn có thể hãm nước hoa chuối rồi uống từ 1 - 2 lần trong ngày, bệnh tình sẽ thuyên giảm đáng kể. 

Xem thêm: Top 5 cách ‘đánh tan’ sỏi thận tại nhà cực hay, nhiều người đã áp dụng hiệu quả

1.3 Điều hòa huyết áp

Theo các phân tích dinh dưỡng, vi chất magie và nhóm chất flavonoid được tìm thấy trong hoa chuối góp phần không nhỏ giúp điều hòa huyết áp ổn định, hỗ trợ máu lưu thông dễ dàng về tim, từ đây sẽ kiểm soát các bệnh lý liên quan đến tim mạch và chống đột quỵ

1.4 Kiểm soát đường huyết

Khi chỉ số đường huyết trong máu tăng cao đột ngột thì sẽ dễ mắc các triệu chứng suy giảm thị lực, ngưng tuần hoàn, cơ thể cảm giác ngứa ngáy ở bàn chân lẫn bàn tay và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Để đảm bảo các vấn đề không xảy ra thì cần phải giữ mức đường huyết ổn định.

Chất xơ do hoa chuối cung cấp cho cơ thể sẽ làm ruột hấp thu và tiêu hóa thức ăn chậm hơn, từ đây sẽ kiểm soát tốc độ chuyển hóa đường glucose trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do đường huyết tăng cao. 

Xem thêm: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn? Cách giúp bạn kiểm tra đường huyết tại nhà

1.5 Phòng chống thiếu máu

Có thể bạn chưa biết tác dụng của hoa chuối còn có thể giúp phòng chống thiếu máu vô cùng hữu hiệu. Hoa chuối cung cấp thêm vi chất sắt, nhằm tăng cường sản sinh hồng cầu cũng như nuôi dưỡng tế bào máu khỏe mạnh. 

1.6 Làm lành vết thương

Nếu không may gặp phải những tổn thương chảy máu hay vừa trải qua phẫu thuật, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn ăn thêm hoa chuối để thúc đẩy tiến trình lành vết thương. Ngoài ra, các dưỡng chất trong hoa chuối sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và ngăn sự phát triển của các vi khuẩn sưng viêm. 

hoa-chuoi-loai-rau-bo-duong-lam-duoc-nhieu-mon-ngon-voh-1
Dưỡng chất từ hoa chuối sẽ giúp vết thước nhanh lành (Nguồn: Internet) 

1.7 Ngăn chặn gốc tự do

Hợp chất ethanol trong hoa chuối được chứng minh là có đặc tính ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương và phá hủy màng tế bào. Chính vì lý do đó mà việc bổ sung thêm các món ăn từ hoa chuối trong chế độ ăn có thể bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh ung thư nguy hiểm. 

1.8 Điều hòa kinh nguyệt

Trong Đông y, tác dụng của hoa chuối được xem là một dược liệu của bài thuốc điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh ở các chị em phụ nữ. Chỉ cần rửa sạch hoa chuối, thái sợi nhỏ rồi phơi khô và hãm nước uống khoảng 2 - 3 lần trong một tuần, kì kinh nguyệt sẽ diễn ra suôn sẻ, ổn định. 

1.9 Tăng tiết sữa sau sinh

Không cần phải tẩm bổ quá nhiều món cầu kì, chỉ cần chế biến một vài món đơn giản từ hoa chuối cho mẹ bầu thì tình trạng tắc tia sữa hay “sữa chưa về” sẽ được cải thiện.

Ngoài ra những dưỡng chất bên trong hoa chuối còn thúc đẩy quá trình làm lành vết thương sau sinh một cách nhanh chóng, kiềm hãm sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn gây bệnh và bảo vệ mẹ bầu trước các bệnh nhiễm trùng.

Xem thêm: Bà bầu ăn hoa chuối được không? tốt cho thai nhi không?

2. Hoa chuối làm món gì ngon

Tác dụng của hoa chuối không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là nguyên liệu để chế biến thành những ăn ngon bổ dưỡng.

Nhưng không phải loại hoa chuối nào cũng có thể dùng để chế biến món ăn, một số loại được mọc từ cây chuối tiêu, chuối hột và chuối xiêm. Các loại hoa chuối mọc từ cây chuối già, chuối cau thì ít người ăn do có nhiều mủ và có vị đắng hơn.

Không quá khó để kể tên các món ăn có nguyên liệu là hoa chuối bởi loại rau này vừa thanh mát vừa giúp cải thiện sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số món ngon từ hoa chuối sau đây để tự nấu ngay tại nhà và thưởng thức cùng gia đình: 

2.1 Nộm hoa chuối ( bắp chuối )

hoa-chuoi-loai-rau-bo-duong-lam-duoc-nhieu-mon-ngon-voh-2
Nộm hoa chuối giòn giòn, ngọt mát (Nguồn: Internet) 

Nguyên liệu

  • Hoa chuối: 200g 
  • Tai heo: 200g
  • Giá đỗ: 100g 
  • Cà rốt: 1 củ
  • Đậu phộng rang 
  • Gia vị: nước mắm, hành tím, tỏi, tiêu, đường. 

Cách làm nộm hoa chuối ( bắp chuối )

  • Ngâm rửa sạch hoa chuối với nước muối từ 15 – 20 phút rồi thái nhỏ thành sợi. 
  • Làm sạch tai heo bằng muối hoặc rượu trắng, sau đó luộc chín với nước sôi. Khi vớt ra nên ngâm trong nước lạnh khoảng 5 – 10 phút để giữ trắng tai heo, đồng thời ăn giòn ngon hơn. 
  • Gọt vỏ và bào hoặc thái sợi cà rốt. 
  • Rửa sạch giá đỗ. 
  • Tiến hành đập dập đậu phộng rang. 
  • Trộn đều hoa chuối, tai heo, hành tím và tỏi băm nhỏ với hỗn hợp nước mắm, đường cùng tiêu. Cuối cùng rắc một chút đậu phộng rang lên là có thể thưởng thức. 

Lưu ý: Sau khi mua bắp chuối về, nếu đã cắt thái sợi thì hãy ngâm với hỗn hợp nước muối loãng và nước chanh khoảng 30 phút để không bị thâm đen. 

2.2 Lươn om hoa chuối ( bắp chuối )

hoa-chuoi-loai-rau-bo-duong-lam-duoc-nhieu-mon-ngon-voh-3
Lươn om hoa chuối béo ngậy cả nhà ai cũng mê (Nguồn: Internet) 

Nguyên liệu

  • Hoa chuối: 600g
  • Thịt lươn: 500g
  • Thịt ba rọi heo: 300g
  • Nước mẻ (hoặc giấm ăn): 3 thìa
  • Tía tô, ngò gai, hành lá
  • Gia vị: Hành tím, tỏi, gừng, nước mắm, hạt tiêu

Cách làm lươn om hoa chuối ( bắp chuối )

  • Hoa chuối rửa sạch rồi thái sợi nhỏ, sau đó trộn đều với nước mẻ và nước mắm để ngấm vị. 
  • Làm sạch lươn với rượu trắng, cắt khúc nhỏ vừa ăn. Kế đến ướp lươn với nước mắm, hạt tiêu trong vòng 30 phút. 
  • Rửa sạch thịt ba rọi, thái miếng nhỏ, rồi ướp thịt với nước măm, hành tím và tỏi băm nhỏ. 
  • Cho hoa chuối, lươn và thịt ba rọi vào om từ 30 – 40 phút, có thể thêm chút nước dừa để vị béo ngậy hơn. 
  • Khi chuẩn bị ăn thì thêm ngò gai, hành lá và tía tô vào để thưởng thức. 

2.3 Ốc nấu hoa chuối ( bắp chuối )

hoa-chuoi-loai-rau-bo-duong-lam-duoc-nhieu-mon-ngon-voh-4
Hoa chuối nấu ốc có thể ăn kèm cùng với bún, hương vị vô cùng hấp dẫn (Nguồn: Internet) 

Nguyên liệu

  • Hoa chuối: 200g
  • Ốc: 500g (có thể chọn loại ốc mà bạn yêu thích, khuyến khích chọn ốc hương, ốc mít) 
  • Thịt ba chỉ: 500g
  • Nước mẻ: 3 thìa
  • Cà chua: 2 trái 
  • Tía tô, ngò gai, hành lá
  • Gia vị: Hành tím, tỏi, gừng, nước mắm, hạt tiêu

Cách làm ốc nấu hoa chuối ( bắp chuối )

  • Ngâm ốc trong nước khoảng 40 – 60 phút, rồi luộc chín ốc. Có thể thêm gừng vào nước để khử mùi hôi tanh. Vớt ốc ra và giữ nước để nấu canh. 
  • Nhể ốc rồi rửa lại bằng nước muối loãng để sạch hoàn toàn nhớt. 
  • Thái hoa chuối thành sợi mỏng, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. 
  • Phi thơm hành tím băm nhỏ, cho ốc vào xào, nêm nếm gia vị vừa ăn. 
  • Rửa sạch thịt ba chỉ, thái miếng nhỏ vừa ăn.
  • Gọt vỏ cà chua, cắt miếng nhỏ, rồi xào sơ với thịt ba chỉ, hành tím và nước mắm để ngấm vị. Cho nước ốc vừa luộc vào đun sôi. 
  • Khi nước dùng sôi thì thả phần ốc và hoa chuối vào ninh. 
  • Trước khi dùng nên thêm các loại rau thơm như ngò gai, hành lá và tía tô. 

Gợi ý: Tùy theo khẩu vị của gia đình, bạn có thể chiên thêm đậu hũ và nấu kèm với canh. Ngoài ra nếu ăn kèm món ăn này với bún, sẽ ngon miệng và hấp dẫn hơn. 

2.4 Canh chua bắp chuối

Nếu vào những thời tiết oi nắng, được thưởng thức vị ngọt chua, thanh thanh từ món canh chua bắp chuối thì sẽ sớm lấy lại năng lượng để hoạt động ngay thôi. 

Xem thêm: Canh chua bắp chuối và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

2.5 Hoa chuối chiên giòn

hoa-chuoi-loai-rau-bo-duong-lam-duoc-nhieu-mon-ngon-voh-5
Hoa chuối chiên giòn lạ miệng và "đưa cơm" (Nguồn: Internet) 

Nguyên liệu

  • Hoa chuối: 500g
  • Bột chiên giòn: 75g
  • Nước cốt chanh
  • Gia vị: Nước mắm, đường, ớt bột. 

Cách làm hoa chuối chiên giòn

  • Sau khi mua bắp chuối về, tách bóc những cọng hoa chuối nhỏ bao xung quanh từng lớp vỏ, ngâm rửa những cọng hoa này với nước muối, tác bỏ phần nhụy bên trong. 
  • Trộn đều cọng hoa chuối với bột chiên giòn rồi chiên giòn trên lửa vừa. 
  • Pha hỗn hợp nước mắm, đường, ớt bột. Phi thơm hành tím và tỏi, rồi đun nóng hỗn hợp vừa rồi để trộn đều với hoa chuối đã chiên giòn. 

Hoa chuối là nguyên liệu rất dễ tìm kiếm và chế biến được nhiều món ăn lạ miệng song chỉ nên ăn một lượng hợp lý để có thể bổ sung đa dạng dưỡng chất từ các món ăn khác nữa nhé. 

Vì thế hãy ăn đúng cách, ăn ở mức vừa phải để tránh các tác hại không đáng có và phát huy hiệu quả tác dụng của hoa chuối mang lại cho sức khỏe.