Tiêu điểm: Nhân Humanity

Quả me: Tất tần tật về tác dụng, cách ăn và dinh dưỡng

(VOH) – Me là 1 trong nhiều loại quả được trồng phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người thường nghĩ trái me chỉ dùng để ăn vặt thông thường, nhưng thực tế me cũng chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Quả me vốn không xa lạ với nhiều người, me vừa là loại gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn, vừa có thể chế biến thành ăn vặt giúp “đỡ buồn miệng”. Hơn thế, quả mẹ còn được ghi nhận là chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

1. Tổng quan về quả me

Me có tên khoa học là Tam Meus indica. Đây là một loại cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Phi, nhưng lại phát triển mạnh ở Ấn Độ, Pakistan và nhiều nhiều vùng nhiệt đới khác.

Me thuộc loại cây thân gỗ cứng, cao tới 20m. Thân cây me bao gồm lớp một lớp gỗ lõi cứng, màu đỏ sẫm và lớp dác gỗ mềm có màu ánh vàng.

qua-me-tat-tan-tat-ve-tac-dung-cach-an-va-dinh-duong-voh-0
Quả me thường được sử dụng làm nguyên liệu chế biến trong ẩm thực (Nguồn: Internet)

Lá me có dạng hình kép lông chim. Hoa tạo thành dạng cành hoa. Quả me là loại quả đậu màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt, có vỏ cứng, ăn có vị chua. Khi chín, phần cùi thịt dẫn trở nên nhão hơn, ăn vào có vị chua ngọt.

2. Ăn me có tác dụng gì?

Trong dân gian, người ta thường dùng cùi mẹ, lá và hoa để chữa khớp bị sưng đau, súc miệng để trị viêm họng. Theo nghiên cứu hiện đại, trong quả me có nhiều vitamin C, vitamin B, axit tartaric và một số nhỏ axit malic… giúp mang đến những lợi ích sức khỏe như:

2.1 Tăng cường sức khỏe tim mạch

Me là một trong những loại trái cây có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Nhờ thành phần polyphenol như flavonoid có thể giúp điều chỉnh mức cholesterol trong máu, từ đó bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề sức khỏe tim mạch.

2.2 Cung cấp magie cho cơ thể

Me cũng chứa hàm lượng magie tương đối cao. Magie mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giúp giảm huyết áp, chống viêm và cả bệnh tiểu đường.

2.3 Chống nấm, kháng virus và kháng khuẩn

Chiết xuất từ quả me có chứa các hợp chất tự nhiên như lupeol có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm và kháng virus hiệu quả. Ngoài ra, trong y học cổ truyền, chiết xuất từ me còn được dùng để điều trị các bệnh như sốt rét.

Xem thêm: Sốt rét gây ra triệu chứng nào, làm sao nhận biết và phòng ngừa hiệu quả?

2.4 Giúp hệ thần kinh hoạt động tốt

Do có hàm lượng thiamin cao nên ăn me có thể giúp hệ thần kinh hoạt động tốt, tránh được hội chứng chuột rút, cảm giác kim châm ở lòng bàn tay, bàn chân.

2.5 Giúp xương chắc khỏe

Me có chứa hàm lượng magie và kali cao nên me có tác dụng giữ xương được chắc khỏe. Một số nghiên cứu ghi nhận, những người tiêu thụ đủ kali và magie sẽ có hệ xương khỏe mạnh hơn những người không bổ sung và tiêu thụ vi chất này.

2.6 Ngăn ngừa táo bón

qua-me-tat-tan-tat-ve-tac-dung-cach-an-va-dinh-duong-voh-1
Me chứa nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón (Nguồn: Internet)

Me cũng là loại trái cây giàu chất xơ. Chất xơ trong me có tác dụng điều hòa nhu động ruột, giúp nhuận tràng, để bạn không phải đối mặt chứng táo bón.

2.7 Ngừa thiếu máu

Trong thịt quả me có chứa chất sắt đủ cao để giúp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng thiếu máu.

Xem thêm: Những biểu hiện ‘tố cáo’ bạn đang bị thiếu máu, tuyệt đối không nên bỏ qua

2.8 Giúp răng chắc khỏe

Chảy máu nướu răng và răng yếu là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu nhiều vi chất, nhất là vitamin C. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách ăn me để bổ sung lượng vitamin C trong cơ thể mỗi ngày, từ đó duy trì răng lợi được khỏe mạnh.

2.9 Sản sinh năng lượng

Trong me có chứa chất riboflavin để giúp giải phóng năng lượng từ carbohydrate. Vì thế, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể ăn vài viên kẹo me, một cốc nước me dầm hay đơn giản là nhấm nháp 1 trái me chín là có thể bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi.

3. Lợi ích khi bà bầu ăn me

Me là loại trái cây có vị chua ngọt khá đặc trưng, có lẽ vì thế mà nhiều mẹ bầu rất thích ăn loại trái cây này trong thời gian mang thai.

Me cũng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, vì thế, bà bầu có thể ăn me trong suốt thai kỳ của mình, nhưng chỉ ăn với một lượng vừa phải.

Bà bầu ăn me quá nhiều ngoài việc không nhận được những lợi ích từ quả me mà còn có thể gặp phải một tác hại cho sức khỏe thai kỳ, chẳng hạn như bị tiêu chảy, giảm lượng đường trong máu, trào ngược axit....

Xem thêm: Bà bầu ăn me được không? Lợi ích và tác hại cần biết

4. Me được sử dụng như thế nào?

Quả me có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như dùng làm nguyên liệu nấu ăn, dùng làm thuốc hoặc các mục đích khác.

4.1 Sử dụng nấu ăn

Me là một loại gia vị quen thuộc được sử dụng rộng rãi để nấu ăn ở các nước Nam và Đông Nam Á, Mexico, Trung Đông... Hạt và lá của loại cây này cũng có thể ăn được.

qua-me-tat-tan-tat-ve-tac-dung-cach-an-va-dinh-duong-voh-2
Sốt me là loại nước sốt được dùng trong rất nhiều món ăn (Nguồn: Internet)

Thông thường, người ta sử dụng quả me chín là nước nước sốt, đồ uống, các món canh chua. Quả me sống sẽ được chế biến thành các món ăn tráng miệng,...

Xem thêm: Quả me làm món gì ngon? Bật mí 5 món ăn ngon miệng, dễ làm

4.2 Dùng làm thuốc

Quả me đóng một vai trò quan trọng trong nền y học cổ truyền.

Ở dạng nước giải khát, me thường được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy, sốt rét và loét dạ dày. Lá và vỏ me cũng được dùng để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Ngoài ra, một số hoạt chất chống oxy hóa trong quả me cũng được đánh giá rất cao trong việc phòng và chống lại một số bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư...

4.3 Ứng dụng khác

Một số người sử dụng cùi me để làm chất đánh bóng kim loại, bởi me có tính axit, có thể giúp loại bỏ vết xỉn màu trên đồ đồng.

5. Một số lưu ý khi ăn me

Me có thể là món ăn khoái khẩu của một số người. Tuy nhiên, cần lưu ý me không phải là loại trái cây lành tính với tất cả mọi đối tượng. Dưới đây là một số người nên hạn chế hoặc không nên ăn me:

5.1 Người bị đái tháo đường

Hạt me có thể làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, nếu bạn đang điều trị bệnh đái tháo đường, sử dụng me thường xuyên sẽ khiến cho lượng đường trong máu bị tụt giảm.

5.2 Người đang phẫu thuật

Người đang có chỉnh định phẫu thuật nên ngưng sử dụng me ít nhất 2 tuần.

5.3 Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Không có nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú ăn me sẽ có lợi hay có hại nhiều hơn. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm me vào chế độ ăn uống của mình

6. Thành phần dinh dưỡng của quả me

Me chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong một cốc me (120gr) sẽ có chứa các thành phần dinh dưỡng sau đây:

  • Magie: 28% RDI
  • Kali: 22% RDI
  • Sắt: 19% RDI
  • Canxi: 9% RDI
  • Phốt pho: 14% RDI
  • Vitamin B1 (thiamin): 34% RDI
  • Vitamin B2 (riboflavin): 11% RDI
  • Vitamin B3 (niacin): 12% RDI

Ngoài ra, nó còn chứa thêm các chất khác như chất xơ (5gr), protein (3gr), chất béo (1gr), 287 calo cùng các hợp chất thực vật có lợi.

Trong số các loại trái cây, me không phải là loại trái cây có hương vị ngon nhất, cũng không phải giàu dưỡng chất nhất, nhưng nó lại chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng me như một loại trái cây hoặc làm nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn.

Bình luận