Tiêu điểm: Bệnh Sởi
Chờ...

Rau mầm súp lơ xanh và củ cải trắng có tác dụng ngăn ngừa ung thư

(VOH) - Ăn rau mầm thực sự có thể chống ô nhiễm không khí, độc tố môi trường và ngăn ngừa ung thư?

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hạt giống có khả năng chống oxy hóa cao nhất ở giai đoạn nảy mầm, có thể làm giảm quá trình oxy hóa tế bào của cơ thể, tránh nguy cơ mắc bệnh, khuyến nghị mọi người có thể bổ sung thêm rau mầm trong các bữa ăn để chống lại các gốc tự do, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

rau mầm
Rau mầm có thể loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể và ngăn ngừa ung thư (Nguồn: TVBS)

Rau mầm là rau được trồng từ các loại hạt giống rau thông thường và có thời gian canh tác rất ngắn, chỉ 5 đến 7 ngày sau khi gieo trồng là có thể thu hoạch.

Rau mầm có nhiều loại khác nhau tùy theo được gieo trồng từ các hạt giống khác nhau chẳng hạn: củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, đậu xanh, đậu nành, đậu đen…

Rau mầm có chứa nhiều chất khoáng và các vitamin A, B, C, E… Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp - 6 lần rau trưởng thành, có thể canh tác, sản xuất được quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khả năng chống oxy hóa của rau mầm cao hơn rau trưởng thành

Yan Yuanying, chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan (Trung Quốc) giải thích rằng, ô nhiễm không khí, chất phụ gia và độc tố môi trường đều có thể gây ra sự tích tụ quá mức các gốc tự do trong cơ thể, làm oxy hóa các tế bào cơ thể và tạo cơ hội mắc bệnh.

Độc tố môi trường là các chất độc hại gây ung thư sinh ra từ khí thải của động cơ và các lò đốt công nghiệp sử dụng nhiên liệu than, củi, xăng... Khi hít phải các chất này kết hợp với các hợp chất khác trong cơ thể gây ra các biến dị làm tăng nguy cơ ung thư phổi, ung thư vùng bụng và ung thư thanh quản.

Ở giai đoạn nảy mầm, hạt giống có khả năng chống oxy hóa cao nhất, chứa các chất dinh dưỡng như vitamin A, polyphenol, sulforaphane và khoáng chất cũng đậm đặc hơn rau trưởng thành.

rau mầm
Rau mầm vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa có tác dụng ngăn ngừa ung thư (Nguồn: TVBS)

Vì vậy, mọi người có thể bổ sung thêm rau mầm vào các bữa ăn, chẳng hạn như rau mầm cỏ linh lăng, rau mầm cỏ lúa mì (lúa mạch), rau mầm đậu xanh, giá đỗ, rau mầm bắp cải tím, rau mầm súp lơ xanh (bông cải xanh), rau mầm củ cải trắng và rau mầm đậu nành… các loại rau mầm này có thể thường xuyên loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể và ngăn ngừa ung thư.

Chuyên gia Yan Yuanying nói thêm rằng, rau mầm rất giàu vitamin A và tiền chất của nó là "beta caroten", đây là những vitamin thuộc nhóm chống oxy hóa, nhưng vitamin A dễ tích trữ trong chất béo, không nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A với số lượng lớn trong một thời gian dài.

Chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh, rau mầm và rau trưởng thành đều có ưu điểm riêng của mỗi loại, mọi người nên ăn kết hợp nhiều loại, hơn nữa chất xơ trong rau mầm phần lớn là chất xơ không tan trong nước, khi ăn rau mầm nhất định phải uống nhiều nước và bổ sung thêm chất xơ hòa tan trong nước để tránh táo bón.

Đọc thêm: 11 tác dụng của rau mầm - ‘hóa giải nỗi oan’ dễ gây ngộ độc

Rau mầm có thể được khử trùng bằng nước sôi trước khi ăn, để tránh vi khuẩn gây bệnh

Nhiều người còn khá băn khoăn không biết rau mầm có ăn sống được không? Chuyên gia Yan Yuanying giải thích rằng, rau mầm về cơ bản có thể ăn sống, nhưng vì không thể biết quy trình canh tác, sản xuất truyền thống có đảm bảo vệ sinh không?

Nếu người dùng sợ vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển trong quá trình sản xuất, cho nên nếu được trụng sơ qua rau mầm đậu nành và giá đậu xanh trong nước sôi để tiệt trùng trước khi ăn, nhưng thời gian trụng không được quá lâu để tránh mất chất dinh dưỡng của rau mầm.

Nếu muốn ăn sống, cố gắng ăn lúc rau mầm còn tươi nhất để tránh rau mầm sinh sôi vi khuẩn gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được, sẽ gây khó chịu đường tiêu hóa và sinh ra các gốc tự do, có hại cho sức khỏe.