Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

6 lý giải ‘sáng tỏ’ thắc mắc bà bầu có ăn rau nhút được không

(VOH) – Rau nhút - loại rau “gợi nhớ” tới sông nước miền Tây, ngọt mát và được dùng làm nguyên liệu của món xào, món canh tới gỏi. Hấp dẫn là vậy nhưng liệu bà bầu có ăn rau nhút được không?

Giữa vô vàn các nhóm rau xanh tươi mát, giàu dinh dưỡng, lựa chọn loại rau nào vừa hợp khẩu vị của mẹ, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe thai kì đôi khi có thể khiến mẹ “quay vòng”. Đối với rau nhút (rau rút) cũng vậy, dù giòn ngọt, mọng nước, dễ chế biến và dễ ăn song khá nhiều mẹ còn lo lắng không biết bà bầu có ăn rau nhút được không? Vì thế bài viết dưới đây sẽ cùng mẹ đi tìm câu trả lời nhé!

1. Bà bầu có ăn rau nhút được không?

Vốn không phải là loại rau xanh đắt đỏ hay khó tìm kiếm (nhất là vào độ cuối năm - mùa nước nổi về) nên rau nhút gần như đã trở thành một nguyên liệu ẩm thực dân dã nhưng rất được người Việt yêu thích. Chưa hết, theo phân tích dinh dưỡng, loại rau “rẻ bèo” này còn cung cấp dồi dào chất đạm, vitamin nhóm B, vitamin C cùng các khoáng chất thiết yếu.

Chính vì lý do đó, cho đến nay, các chuyên gia sức khỏe vẫn xếp rau nhút vào nhóm rau bổ dưỡng dành cho thai kì, nên nếu sơ chế kĩ lượng và sử dụng đúng cách, bà bầu có ăn rau nhút được.

6-ly-giai-sang-to-thac-mac-ba-bau-co-an-rau-nhut-duoc-khong-voh-0
Bà bầu có ăn được rau nhút trong thai kì nếu chế biến kĩ càng và khoa học (Nguồn: Internet)

2. Bà bầu ăn rau nhút tốt cho sức khỏe thế nào?

Bổ sung rau nhút vào chế độ ăn uống dưỡng thai một cách khoa học, mẹ bầu sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe tuyệt vời này:

2.1 Làm mát, giải độc cơ thể

Rau rút thuộc nhóm rau xanh có tính hàn mát, chứa hàm lượng lớn nước nên thường được tận dụng chế biến các món ăn hỗ trợ làm mát, giải độc cơ thể. Chính vì thế, để giảm tình trạng nóng trong người hay bốc hỏa, phụ nữ mang thai có thể tham khảo dùng thêm rau rút.

Xem thêm: Bỏ qua ốm nghén, đây là những khó chịu bà bầu thường gặp phải khi mang thai

2.2 Giảm căng thẳng, lo âu

Một số nghiên cứu nhận thấy rằng hàm lượng các vitamin nhóm B được tìm thấy trong rau nhút tương đối lớn. Những dưỡng chất quý giá này sẽ trực tiếp tham gia kết nối tế bào não, bảo vệ lớp myelin, cũng như tăng sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh, từ đó giúp mẹ bầu vượt qua căng thẳng và lo âu hiệu quả.

2.3 Ngăn ngừa thiếu máu thai kì

Không chỉ cần thiết cho hệ thần kinh, vitamin nhóm B – điển hình như vitamin B12 còn là thành tố quan trọng tạo ra tế bào hồng cầu trong máu, góp phần hạn chế tối đa nguy cơ mắc chứng thiếu máu thai kì.

Xem thêm: Bị thiếu máu khi mang thai – lời khuyên hữu ích về cách điều trị và chế độ ăn uống

2.4 Bổ sung chất đạm

Có thể bạn chưa biết, tuy là rau xanh thế nhưng rau nhút lại mang tới hàm lượng lớn chất đạm, giúp mẹ bầu bù đắp lượng thiếu hụt trong suốt thai kì. Theo đó, nhóm chất dinh dưỡng này sẽ đảm nhiệm vai trò xây dựng và duy trì các mô tế bào ở cả mẹ lẫn thai nhi, định hình cấu trúc tế bào nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của con.

2.5 Cải thiện táo bón thai kì

Bổ sung rau xanh nói chung và rau nhút nói riêng vào thực đơn dưỡng thai được xem như phương pháp giúp bà bầu chủ động hấp thu thêm lượng chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Lúc này chất xơ vào đường ruột sẽ tăng hút nước làm mềm phân, thúc đẩy bài tiết chất thải và giúp ngăn ngừa chứng táo bón thai kì.

Xem thêm: Giải pháp giúp mẹ vượt qua chứng táo bón khi mang thai nhẹ nhàng

2.6 Tốt cho xương khớp

Nếu chỉ nghe tên gọi “rau rút” có lẽ nhiều người cho rằng loại rau này không tốt cho xương khớp, dễ gây “rút xương”. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, rau rút thậm chí còn bổ sung cho cơ thể mẹ bầu đa dạng khoáng chất như canxi hay photpho, hỗ trợ tăng mật độ khoáng xương, xoa dịu cơn đau nhức vùng xương chậu hay bắp tay, bắp chân.

3. Rau rút nấu món gì ngon để dưỡng thai?

Muốn “đổi gió” cho bữa cơm hàng ngày nhưng còn chưa biết rau rút nấu món gì ngon thì có thể tham khảo một vài gợi ý đơn giản sau đây:

  • Khoai sọ nấu rau rút
  • Canh cua rau rút
  • Canh chua cá rau nhút
  • Rau nhút xào thịt bò
  • Rau nhút xào nấm rơm
  • Gỏi gà rau nhút
6-ly-giai-sang-to-thac-mac-ba-bau-co-an-rau-nhut-duoc-khong-voh-1
Các món ngon từ rau nhút dành cho bà bầu rất đa dạng (Nguồn: Internet)

Công đoạn chế biến các món ngon từ rau nhút không quá cầu kì song mẹ nên chú ý ngâm rửa thật kĩ càng và đun nấu chín rau, tuyệt đối không ăn khi còn chín tái hoặc sống để tránh nhiễm giun sán, kim loại năng.

Xem thêm: Tổng hợp 10 ‘chỉ dẫn’ để bạn bớt lăn tăn rau rút nấu món gì ngon!

4. Một số lưu ý an toàn cần biết khi bà bầu ăn rau nhút

Rau nhút giàu dinh dưỡng, thanh mát và hấp dẫn nhưng nếu mẹ bầu không sử dụng đúng cách thì sẽ dễ mắc phải những rủi ro sức khỏe. Do đó, đừng quên thực hiện một số lưu ý an toàn sau:

4.1 Không ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều rau nhút và không kết hợp linh hoạt nhiều loại rau xanh khác trong thực đơn vừa khiến mẹ bầu cảm thấy ngán, vừa gây thiếu hụt chất dinh dưỡng. Lời khuyên là chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa trong tuần, mỗi lần khoảng 150 – 200g.

4.2 Tránh cất trữ lâu

Mẹ nên mua rau nhút với lượng vừa đủ ăn, tránh cất trữ dài ngày vì rau dễ bị héo và hao hụt chất dinh dưỡng.

Xem thêm: Cẩm nang ‘từ A đến Z’ cách bảo quản thực phẩm tươi sống trong tủ lạnh bà nội trợ nhất định phải biết

4.3 Hạn chế dùng khi bị tiêu chảy

Như đã chia sẻ, rau nhút có tính hàn mát nên mẹ hãy hạn chế dùng nếu đang bị tiêu chảy hoặc lạnh bụng để không làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Vậy là giờ đây tìm mua được rau nhút - loại rau xanh dân dã, dồi dào dưỡng chất thì mẹ đừng ngần ngại thêm vào thực đơn nhé bởi bà bầu có ăn rau nhút được. Sẵn sàng chế biến các món ngon từ rau rút để hấp thu các chất dinh dưỡng quý giá mẹ nhé!

Bình luận