Gần như mỗi dịp hè về, cùng với dưa gang, dưa lê, dưa lưới cũng là loại quả xuất hiện “dày đặc” tại các gian hàng trái cây. Mọng nước và ngọt mát nên dưa lưới khiến nhiều người “phải lòng” và móng ngóng tới mùa để tìm mua.
1. Tìm hiểu về dưa lưới
Dưa lưới (hay còn được biết đến là dưa vàng), có tên khoa học là Cucumis Melo, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).
1.1 Đặc điểm
Dù cùng thuộc nhóm bầu bí với dưa gang, nhưng dưa lưới thường leo bám giàn và phải được chăm sóc cực kì kĩ lưỡng, đúng kĩ thuật nếu không cây sẽ không kết trái. Dưa lưới sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện khí hậu ấm và khô, nhiệt độ dao động từ khoảng 18 tới 28 độ C.
Dưa lưới thuộc nhóm cây cho thu hoạch trái khá nhanh, chỉ khoảng 90 ngày sau thời điểm gieo trồng người làm vườn đã có thể cắt hái trái. Cũng chính vì lý do đó, thông thường trong năm gồm hai vụ gieo trồng chính: vào đầu tháng 3 (thu hoạch độ khoảng tháng 5) và vào tháng 9 (thu hoạch độ tháng 12). Tùy theo giống dưa lưới, hình dáng của trái là hình tròn hoặc hình bầu dục thuôn dài.
1.2 Phân bố
Nhiều tài liệu cho rằng, từ xa xưa, dưa lưới vốn được canh trồng phổ biến tại Ấn Độ và các quốc gia thuộc khu vực Châu Phi. Dù vậy thì tới nay, rất nhiều đất nước trên thế đã lai tạo cũng như phát triển trái cây này, kể đến như dưa ruột xanh Nhật Bản, dưa Gallia ở Thổ Nhĩ Kì, Tây Ban Nha, dưa lưới Ananas Trung Đông,…
Tại Việt Nam, dưa lưới được trồng ở Bình Dương, Gia Lai cùng một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Dưa lưới có tác dụng gì?
Dù dưa lưới là loại quả không dễ canh trồng song chúng ta biết rằng rất nhiều quốc gia đã nghiên cứu và ứng dụng kĩ thuật để phát triển chúng. Điều này không chỉ do nguồn thu từ dưa lưới tương đối lớn mà còn bởi thứ quả này đem lại công dụng sức khỏe tuyệt vời.
Theo đó, các nghiên cứu dinh dưỡng đã nhận định rằng dưa lưới cung cấp đa dạng các nhóm dưỡng chất cùng hàm lượng nước dồi dào cần thiết cho cơ thể.
2.1 Phòng chống mất nước
Dựa trên các phân tích dinh dưỡng, hàm lượng nước chiếm đến 90% tổng thành phần dinh dưỡng của dưa lưới. Nhờ cung cấp nước cùng các chất điện giải thiết yếu như kali và magie, dưa lưới được đánh giá là trái cây rất cần bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày, giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng mất nước xảy ra.
Xem thêm: Bất ngờ với những hậu quả khi cơ thể bị mất nước, không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ
2.2 Ngăn ngừa lão hóa
Dưa lưới chứa hàm lượng lớn các nhóm chất chống oxy hóa quan trọng bao gồm beta-carotene, zeaxanthin, lutein và cryptoxanthin. Những hoạt chất này có đặc tính bảo vệ các tế bào và cấu trúc khác trong cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.
2.3 Dưa lưới có tác dụng bảo vệ đôi mắt
Chất carotenoids (chất tạo màu vàng cam ở thực vật) cùng lutein và zeaxanthin có rất nhiều trong dưa lưới. Theo viện Linus Pauling thuộc Đại học Oregon State (Hoa Kỳ), đây đều là chất rất cần cho đôi mắt sáng khỏe vì nếu tình trạng thiếu hụt xảy ra sẽ dẫn đến các bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể.
2.4 Tốt cho tim mạch
Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, tăng cường ăn thêm dưa lưới là một trong những phương pháp giúp chúng ta bổ sung lượng khoáng chất kali tự nhiên rất tốt cho tim mạch. Nhóm chất này đảm nhiệm vai trò cân bằng nồng độ chất điện giải, hỗ trợ duy trì huyết áp ở mức ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh mạch vành.
2.5 Kích thích tiêu hóa
Theo Đông y, dưa lưới vốn có tính mát và chứa lượng chất xơ khá lớn, tương đương với 6% giá trị hàng ngày mà cơ thể cần. Chúng ta biết rằng, chất xơ góp phần không nhỏ trong quá trình hấp thu thực phẩm của hệ tiêu hóa, đồng thời kích thích sản sinh các vi khuẩn có lợi cho hệ sinh thái đường ruột, giảm tỉ lệ mắc chứng táo bón.
Xem thêm: Áp dụng cách này, chứng táo bón sẽ tự ‘rời xa’ bạn ngay mà không cần phải ‘đuổi’
2.6 Hạn chế viêm khớp
Trong dưa lưới có chứa hoạt chất phytochemical với đặc tính kháng viêm hữu hiệu, giảm các cơn đau nhức ở vùng vai gáy hoặc đốt sống lưng. Ngoài ra, những khoáng chất như kali, canxi hay magie do dưa lưới cung cấp cũng là thành phần thứ yếu tham gia hình thành mô xương khớp, giảm viêm khớp và phòng chống sự thoái hóa diễn ra sớm.
2.7 Dưa lưới có tác dụng giảm căng thẳng
Theo các nhà nghiên cứu, thành phần của dưa lưới còn bao gồm loại enzyme super oxyd dismutase (SOD) giúp cải thiện căng thẳng tinh thần, thư giãn tâm trí và hạn chế tình trạng stress xuất hiện.
Xem thêm: Nên và không nên ăn thực phẩm nào để sớm ‘đánh bay’ stress, lấy lại tinh thần yêu đời?
2.8 Giúp làm đẹp da
Dưa lưới là nguồn cung cấp nhóm vitamin C vô cùng quý giá, bởi lượng chất này có trong 100g dưa lưới tương đương với 100% nhu cầu hàng ngày. Vitamin C có chức năng điều chỉnh hoạt động tổng hợp collagen, tăng tính đàn hồi cho lớp biểu bì dưới da và xóa mờ nếp nhăn, duy trì làn da mịn màng.
2.9 Tốt cho người bệnh tiểu đường
Thực tế, người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung dưa lưới vào khẩu phần ăn mà không sợ tăng đường trong máu vì dưa lưới chứa ít calo, ít đường. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
3. Bà bầu ăn dưa lưới được không?
Dưa lưới là trái cây lành mạnh, bổ sung nhiều dưỡng chất nên các chuyên gia luôn khuyến khích mẹ bầu thêm vào thực đơn trong thời kì dưỡng thai. Vào các bữa ăn phụ mẹ có thể ăn dưa lưới với lượng hợp lý, từ khoảng 70 – 100g dưa lưới để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe mà loại quả này đem lại.
Xem thêm: Bà bầu ăn dưa lưới – lợi thì có lợi nhưng phải nhớ 3 lưu ý này để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé!
4. Cách chọn dưa lưới ngon ngọt
Như đã chia sẻ, để thu hoạch được trái dưa lưới giòn ngon, ngọt thơm, người làm vườn phải dành khá nhiều công sức chăm sóc nên thông thường giá thành của trái thường “nhỉnh” hơn so với các loại dưa khác. Trái dưa lưới đạt chất lượng phải đảm bảo nhiều tiêu chuẩn như hình dáng, trọng lượng, màu sắc vân lưới và cả hương thơm.
Xem thêm: Biết được 4 mẹo nhỏ này bạn sẽ chọn mua được trái dưa lưới ngọt giòn đúng ý!
5. Nên dùng dưa lưới làm món gì ngon?
Chắc hẳn phần lớn chúng ta sau khi mua dưa lưới sẽ dùng để ăn trực tiếp, nhưng thực tế loại quả này còn được dùng làm nguyên liệu chế biến của các món ăn lạ miệng và rất hấp dẫn nữa đấy!
Không cần phải chuẩn bị nhiều thành phần cầu kì, ngay tại nhà bạn cũng có thể tự tay làm những món ăn đơn giản như sinh tố dưa lưới, mứt dưa lưới hoặc salad dưa lưới.
Xem thêm: 6 món ngon ‘biến tấu’ từ trái dưa lưới ngọt lịm và thanh mát, nhắc đến ai cũng hết lời khen ngợi
6. Một số điều cần lưu ý khi ăn dưa lưới
Có thể thấy bổ sung dưa lưới trong khẩu phần ăn giúp chúng ta tiếp nạp thêm nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, song có một vài khuyến cáo dưới đây bạn cần biết và áp dụng khi sử dụng thức quả này.
6.1 Ngâm rửa sạch
Dưa lưới nằm trong danh sách các loại quả dễ bị nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes gây nguy hiểm tới tính mạng. Vì thế, điều bạn cần làm đầu tiên trước lúc cắt gọt dưa lưới chính là phải ngâm rửa trái với nước muối loãng hoặc giấm để loại bỏ lớp bụi bẩn và diệt khuẩn hoàn toàn.
6.2 Không ăn quá nhiều
Dưa lưới ngọt lịm, mọng nước nên đôi khi chúng ta có thói quen ăn nhiều và không kiểm soát liều lượng, nhưng hãy chú ý nhé vì điều này sẽ khiến bạn mắc phải các tác dụng phụ nguy hại. Do vậy, trong tuần chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa dưa lưới và tối đa 100g mỗi bữa là tốt nhất.
6.3 Người có thể trạng hàn nên hạn chế ăn
Những người có thể trạng hàn, mắc bệnh cảm sốt hoặc mới chớm khỏi bệnh, người bị viêm ruột mạn tính hay các bệnh về thận cũng không nên ăn loại quả này để tránh làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.
7. Thành phần dinh dưỡng của quả dưa lưới
Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g dưa lưới được phân tích như sau:
- Nước: 90.15g
- Năng lượng: 33kcal
- Vitamin C: 36.7mg
- Vitamin B1: 0.041mg
- Vitamin B3: 0.734mg
- Vitamin B9: 21 μg
- Vitamin K: 2.5 μg
- Magie: 12mg
- Canxi: 9 mg
- Photpho: 15 mg
- Kẽm: 0.18mg
- Kali: 473mg
Giữa vô vàn loại trái cây mùa hè, đừng quên tìm mua dưa lưới để bồi bổ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình nhé. Đặc biệt, hãy ghi nhớ và nhắc nhau thực hiện đúng các lưu ý khi sử dụng loại quả này nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.