Chờ...

Cách giúp giảm cân khi mang thai với những mẹ bầu thừa cân, béo phì

(VOH) – Phụ nữ giai đoạn thai kỳ cần có chỉ số cân nặng nằm trong mức an toàn. Những mẹ bầu bị thừa cân béo phì cần phải được kiểm soát cân nặng, vậy làm cách nào để có thể giảm cân khi mang thai?

Hầu hết các phụ nữ khi mang thai cân nặng sẽ tăng lên một chút, đây là điều cần thiết để có thể giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, sẽ có những mức cân nặng được quy định mà nếu vượt qua nó bạn sẽ được xếp vào nhóm mẹ bầu bị thừa cân, béo phì khi mang thai.

giam-can-khi-mang-thai-voh-0
Những người bị thừa cân, béo phì cần thực hiện kế hoạch giảm cân khi mang thai (Nguồn: Internet)

Mẹ bầu bị béo phì có nhiều nguy cơ gặp phải các biến chứng như tiền sản giậttiểu đường thai kỳ. Trẻ sinh ra cũng dễ mắc phải một số vấn đề như sinh non và một số dị tật bẩm sinh. Do đó, mẹ bầu cần phải giữ mức cân nặng hợp lý và cần thực hiện giảm cân khi mang thai với những ai bị béo phì.

1. Những cách giảm cân khi mang thai an toàn

Để có thể giảm cân khi mang thai một cách an toàn và không gây hại cho trẻ, bạn có thể thử áp dụng một số cách sau đây:

1.1 Tìm ra mức cân nặng hợp lý

Một trong những cách giảm cân khi mang thai an toàn là bạn cần tìm ra được mức cân nặng hợp lý khi mang thai. Bỏ qua suy nghĩ “ăn nhiều để bổ con” hoặc “ăn cho 2 người” bởi nó không đúng và cũng không cần thiết.

Thực tế, bạn vẫn sẽ tăng cân khi mang thai, vì thế bạn không cần cố phải ăn nhiều. Thay vào đó, bạn cần biết lượng cân nặng hợp lý là bao nhiêu để có thể đạt và giữ được mức cân nặng ổn định trong thai kỳ.

Xem thêm: Mức tăng cân hợp lý khi mang thai cho mẹ bầu bình thường – thiếu cân – thừa cân

1.2 Tính toán lượng calo cần hấp thu

Một trong những cách tiếp theo cũng có thể giúp bạn giảm cân khi mang thai, đó là bạn nên tính toán lượng calo cần hấp thụ một cách hợp lý. Vì thế, bạn cần phải biết cơ thể mình cần bao nhiêu calo mỗi ngày, để biết được điều này bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Không nên tự áp dụng các chế độ ăn low carb để giảm cân vì nó có thể  làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn cũng như sự phát triển của thai nhi.

giam-can-khi-mang-thai-voh-1
Để giảm cân khi mang thai mẹ bầu cần chú ý đến lượng calo tiêu thụ (Nguồn: Internet)

Lưu ý: Mặc dù ăn nhiều calo hơn mức bạn đốt cháy là nguyên nhân phổ biến gây tăng cân. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn ít hơn 1.700 calo mỗi ngày, bởi đây chính là mức tối thiểu để cả mẹ bầu và bé yêu đều nhận đủ năng lượng và chất dinh dưỡng một cách thường xuyên.

Một số mẹo có thể giúp bạn cắt bỏ lượng calo dư thừa, chẳng hạn như:

  • Cắt bỏ gia vị
  • Sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu ô-liu…
  • Ăn trái cây tươi
  • Ăn nhiều rau
  • Uống nước lọc
  • Không ăn các loại đồ ăn vặt dễ gây tăng cân như khoai tây chiên, kẹo…  

1.3 Vận động khoảng 30 phút mỗi ngày

Phụ nữ mang thai thường ngại vận động vì sợ gây hại cho thai nhi, nhưng điều này không đúng. Bạn chỉ không tập những bài tập vận động mạnh, tập những bài bài tập ở mức độ vừa phải một cách thường xuyên là thói quen tốt cần được duy trì, bởi nó không chỉ hỗ trợ giảm cân mà còn giúp giảm những cơn đau xảy ra do sự thay đổi của cơ thể.

Một số bài tập rất có lợi cho phụ nữ trong giai đoạn mang bầu có thể kể đến như: bơi lội, đi bộ, tập yoga….

1.4 Ngủ đủ giấc

Ngủ ít hơn 7 giờ một ngày có thể khiến cho nhu cầu ăn uống của bạn bị rối loạn. Những lúc ngủ không đủ giấc, bạn thường sẽ cảm thấy đói mỗi khi thức dậy, điều đó khiến bạn có nhu cầu ăn nhiều hơn và có thể ăn bất cứ món ăn nào thích.

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn ghi nhận, khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi cũng sẽ có nhu cầu được ăn nhiều hơn. Vì thế, nếu muốn giảm cân khi mang thai bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi.

Xem thêm: ‘Bỏ túi’ 3 cách trị chứng mất ngủ ở bà bầu siêu đơn giản

1.5 Uống nhiều nước

Uống đủ nước khi mang thai là một điều đặc biệt quan trọng, nhất là khi bạn tập thể dục. Việc uống đủ nước (trên 2 lít nước mỗi ngày) cũng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy no, từ đó hạn chế được việc ăn nhiều.

1.6 Lựa chọn đồ ăn vặt lành mạnh

Thay vì lựa chọn các loại bánh kẹo để ăn vặt, mẹ bầu nên chuyển sang những loại thực phẩm lành mạnh hơn, chẳng hạn như trái cây, rau và rau mầm. Bạn cũng có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám và sữa ít béo.

giam-can-khi-mang-thai-voh-2
Mẹ bầu nên lựa chọn những món ăn vặt lành mạnh tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, nếu muốn giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối khi mang thai, bạn cũng nên tránh xa những loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo
  • Thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường
  • Tránh các loại đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh kẹo, bánh quy và kem. Tuy vậy, thỉnh thoảng mẹ bầu cũng có thể ăn nếu quá thèm.
  • Hạn chế việc nêm quá nhiều muối vào thực phẩm.

Xem thêm: Ngoài 3 bữa chính, hãy bổ sung 8 đồ ăn vặt cho bà bầu này để 'đuổi ngay' cơn đói

1.7 Chia nhỏ bữa ăn

Nhiều mẹ bầu có thói quen chỉ ăn 2 – 3 bữa ăn/ngày. Tuy nhiên, khi mang thai bạn có thể sẽ cảm thấy đói nhiều hơn, vì thế bạn nên chia thành 6 bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa ăn lớn như bình thường. Điều này sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được lượng calo tiêu thụ và cũng có thể giúp hạn chế được những khó chịu cho hệ tiêu hóa.

1.8 Dinh dưỡng thích hợp

Khi mang thai, mẹ bầu cần phải có được một chế độ ăn uống hợp lý nếu muốn kiểm soát cân nặng.

Hãy chọn thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, giảm lượng chất béo, tinh bột, đường… Đồng thời, tránh dùng các thức uống hay các món ăn vặt có nhiều năng lượng như: Nước ngọt, trà sữa, trà chanh, nước tăng lực, bánh kem cùng các loại bánh ngọt…

1.9 Bổ sung vitamin

Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất thông qua thực phẩm, bạn cũng cần bổ sung các loại vitamin dưới dạng viên nén thông qua sự tư vấn của bác sĩ. Những loại vitamin bổ sung này sẽ giúp bạn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng mà không phải tiêu thụ thực phẩm nhiều hơn mức cần thiết.

2. Giảm cân khi mang thai có an toàn không?

Rất nhiều nghiên cứu đã cứu đã ghi nhận, phụ nữ béo phì có thể giảm nguy cơ mắc phải rất nhiều biến chứng, chẳng hạn như tiền sản giật và bệnh tiểu đường khi mang thai bằng cách giảm cân cũng như giữ mức cân nặng hợp lý trong suốt thai kỳ.

Phụ nữ có cân nặng bình thường không được khuyến khích giảm cân hoặc ăn kiêng. Bạn có thể có thể có hiện tượng sụt cân trong 3 tháng đầu do ốm nghén, chán ăn. Sau đó, bạn sẽ tăng cân trở lại, thậm chí là tăng nhiều trong các giai đoạn thai kỳ tiếp theo.

giam-can-khi-mang-thai-voh-3
Phụ nữ có cân nặng bình thường không thực hiện các cách giảm cân khi mang thai (Nguồn: I\nternet)

Mẹ bầu có mức cân nặng ổn định trong thai kỳ, nếu thực hiện giảm cân có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc giảm cân khi mang thai với những mẹ bầu không bị thừa cân, béo phì có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Giảm lượng nước ối trong cơ thể
  • Kích cỡ trẻ sơ sinh dưới tiêu chuẩn
  • Chức năng nhận thức của trẻ sau khi sinh ra phát triển kém
  • Trẻ bị nhẹ cân sau sinh
  • Tăng khả năng sảy thai trong 3 tháng đầu do chán ăn
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và dễ bị nhiễm trùng

Do đó, nếu mẹ bầu bị giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu nhưng không phải do chủ ý của bản thân thì mẹ bầu cần lưu ý:

  • Tuân thủ tháp dinh dưỡng, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Ăn bất kỳ khi nào có thể và nên ngủ nhiều hơn.
  • Tránh để cơ thể phải căng thẳng, mệt mỏi.
  • Mẹ bầu nôn không ăn được, hãy thử uống trà gừng, nhai gừng để giảm nôn và buồn nôn.

Nếu đã thử nhiều cách khác nhau mà bạn vẫn bị giảm cân khi mang thai hãy chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

Phụ nữ mang thai bị béo phì vẫn có thể có được một thai kỳ khỏe mạnh bằng cách duy trì các hoạt động vận động cơ thể nhẹ nhàng thông qua các bài tập thể dục và ăn những loại thực phẩm lành mạnh. Nếu không thể giảm cân, bạn hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục điều độ để hạn chế tăng cân. Sau khi sinh, hãy tiếp tục các thói quen trên để giúp duy trì vóc dáng cân đối lý tưởng.