Các câu nói viral như xu cà na, hong bé ơi, hay ra dẻ quá à,... chỉ là những phát ngôn vu vơ nhưng khiến giới trẻ thích thú và nhanh chóng phủ sóng trên mạng xã hội. Mới đây, dân tình lại được dịp thêm vào bộ sưu tập hot trend của mình câu “You don’t hợp with me”. Vậy cụm từ này có ý nghĩa gì và bắt nguồn từ đâu?
1. “You don’t hợp with me” và “She over hợp” là gì?
Khi cánh cửa hội nhập rộng mở, việc chêm ngoại ngữ vào cuộc hội thoại đã trở thành thói quen của nhiều người. Hiện tượng này được gọi là “code-switching” (hành động chuyển đổi giữa hai hay nhiều ngôn ngữ khi đang nói). Nó đã xuất hiện từ lâu và phổ biến với cộng đồng người da màu ở Mỹ.
Câu “You don’t hợp with me”, “She over hợp” là một trong những ví dụ điển hình của “code-switching” và đang khá hot trong thời gian gần đây. Vậy ý nghĩa của hai câu nói này là gì?
“You don’t hợp with me”, “She over hợp” là câu nói kết hợp giữa tiếng Việt và tiếng Anh.
Đối với “You don’t hợp with me”, khi phân tích từng từ tiếng Anh, “you don’t” là “bạn không”, “with me” là với tôi. Kết hợp cả câu lại có nghĩa “Bạn không hợp với tôi đâu.” Còn “She over hợp” thì có nghĩa là “Cô ấy rất hợp”.
Xem thêm:
Nguồn gốc và ý nghĩa của cụm từ “Sao hay ra dẻ quá” khuấy đảo facebook, tiktok
‘Ô dề’ là gì? Ý nghĩa cụm từ ‘làm quá nó ô dề lố lăng’ trên tiktok, facebook
Những cụm từ viral nhất năm 2022 gây bão mạng giới trẻ
2. Nguồn gốc của cụm từ “You don’t hợp with me”
Không phải ngẫu nhiên mà các cụm từ “You don’t hợp with me” hay “She over hợp” được giới trẻ sử dụng rầm rộ. Trong tập đầu tiên của Rap Việt mùa 3 phát sóng ngày 27/5, huấn luyện viên Thái VG đã có lời nhận xét: “You don’t hợp with me” khi một thí sinh có phong cách rap không phù hợp với anh. Hay thí sinh khác có phần trình diễn ấn tượng, nam rapper đã hào hứng nói: “She over hợp” để người này về đội của mình.
Thái VG là người Việt nhưng sinh sống ở Mỹ từ nhỏ. Do đó, khả năng sử dụng tiếng Việt của anh còn hạn chế. Cách nói chuyện pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ của nam rapper khá "được lòng" khán giả nhờ sự dễ thương. Thậm chí, một số câu nói của anh còn nhanh chóng trở thành trend.
Nhiều người đã chỉ ra điểm tương đồng của Thái VG và Binz (huấn luyện viên Rap Việt mùa 1) khi cả hai đều có cách nói pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Cụ thể, ca sĩ Bigcityboi cũng từng có câu nói gây bão mạng “Ơ mây zing, gút chóp em” (Thật tuyệt vời, làm tốt lắm em) hot không thua kém gì “You don’t hợp with me”.
Xem thêm:
Giải mã sức hút của câu nói 'tới công chuyện' viral khắp cõi mạng
Tìm hiểu cụm từ “Hê sờ lô hơ sờ ly ly. Ngạc nhiên chưa” đang hot rần rần trên facebook tiktok
Nguồn gốc và ý nghĩa của cụm từ "Mận vải", "Mãi mận" trong các bình luận facebook, tiktok
3. Sức nóng của “You don’t hợp with me” với gen Z
Chỉ sau vài ngày xuất hiện, cụm từ “You don’t hợp with me”, “over hợp” được gen Z yêu thích, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày với ngữ cảnh đa dạng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều cặp đôi, bạn thân tag tên trên Facebook (tính năng gắn tên bạn bè, người thân…) kèm theo câu “You don’t hợp with me?” để troll nhau.
Còn có người biến tấu lại câu khác, nửa Việt nửa Anh khá thú vị như “Amazing gút chóp but don’t hợp with me” hay "This life doesn’t hợp with me". Thậm chí, một bạn trẻ đã để lại ý kiến hài hước trong phần bình luận trên Tiktok: “Những người trải qua nhiều biến cố trong chuyện tình cảm thường dùng từ don’t hợp và over hợp rất nhuần nhuyễn.”
Xem thêm:
Giải mã cụm từ lạ mắt “chu pa pi nha nhố” được dùng nhiều trên facebook, tiktok
“Ủa gì dợ” bắt nguồn từ đâu mà xuất hiện ở nhiều bình luận trên facebook và tiktok?
Trend "Bất ngờ chưa bà già", "Hé lô bà già" khuấy đảo tiktok những ngày qua bắt nguồn từ đâu?
4. Từ “hợp” của câu “You don’t hợp with me” trong tiếng Anh là gì?
Bạn có biết cụm từ “You don’t hợp with me” viết trong tiếng Anh là gì không? “Bật mí” cho bạn cách viết đúng câu này khi muốn nói ai đó không hợp với mình nhé!
Trong tiếng Anh, từ “hợp” có thể viết là fit (động từ). Ví dụ như câu: “I know this dress is going to fit you like a glove.” (Tôi biết chiếc váy này sẽ vừa vặn với bạn như một chiếc găng tay). Hay câu: “The jacket’s fine, but the trousers don’t fit so you should choose another more big size than that.” (Áo khoác thì ổn, nhưng quần tây không vừa, vì vậy bạn nên chọn một chiếc khác cỡ lớn hơn).
Khi dịch sang tiếng Anh, câu “You don’t hợp with me” có thể viết là “You don’t fit me”. Tuy nhiên, đây là cách nói không lịch sự, trang trọng. Nếu bạn muốn từ chối tinh tế và khéo léo một ai đó, bạn nên thử trả lời "I'm afraid, you aren't compatible with me".
5. “You don’t hợp with me” - chêm tiếng Anh trong giao tiếp nên hay không?
Câu chuyện chêm tiếng Anh trong giao tiếp đã không còn quá xa lạ. Trước đây, việc Chi Pu liên tục nói chuyện "nửa Tây nửa ta" trong một livestream đã từng gây ra một cuộc tranh luận về vấn đề "pha tạp" ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ.
Nhiều bạn trẻ bày tỏ, bản thân thích sử dụng tiếng Anh bởi vì ở một số trường hợp nó mang nhiều sắc thái biểu cảm hơn. Ví dụ như dùng “Thank you bro”, “Ok man” thay cho “Cảm ơn bạn”, “Được thôi”.
Ngoài ra, có một số thuật ngữ thông dụng như “hashtag”, “trending”... dùng chúng trong hội thoại sẽ dễ hình dung hơn so với việc diễn tả bằng tiếng Việt. Thậm chí, một số người còn cho rằng, pha trộn ngôn ngữ khi nói chuyện giúp họ truyền đạt suy nghĩ, hòa nhập với cộng đồng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, khi giao tiếp những người cố tình chêm thêm từ tiếng Anh, phát âm sai hay diễn đạt không đúng có thể khiến người nghe khó chịu. Do đó, khi rapper Thái VG nói câu “You don’t hợp with me” nhiều khán giả tỏ ra hưởng ứng, một số khác lại không tán đồng vì làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Biết ngoại ngữ sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng khả năng ấy một cách phù hợp, có ích, tránh lạm dụng. Đặc biệt là gây ảnh hưởng không tốt đến những ngôn ngữ khác.
Mặc dù chỉ mới xuất hiện nhưng cụm từ “You don’t hợp with me” đã khiến giới trẻ bấn loạn vì sự hài hước và độ phổ biến của nó. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa, nguồn gốc và cách ứng dụng câu nói gây bão mạng này trong cuộc sống.