Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

10 tác dụng của trà hoa cúc và những điều cần lưu ý khi dùng

(VOH) – Nhắc đến loại trà thảo mộc dịu thơm và được đón nhận ‘nồng nhiệt’ có lẽ không thể bỏ qua cái tên ‘sáng giá’ - trà hoa cúc. Cùng tìm hiểu xem tác dụng của trà hoa cúc với sức khỏe ra sao nhé!

Trà hoa cúc (trà bông cúc) - loại trà vốn đã có danh tiếng từ bao đời nay, với thành phần chính từ hoa cúc, có thể là hoa cúc trắng hoặc hoa cúc vàng. Những bông hoa cúc mềm mại, thơm dịu sẽ được ngâm rửa sạch, sấy/phơi khô và đem ướp trà, tạo nên một ly trà thảo mộc ngát hương và tốt cho sức khỏe.

1. Tác dụng của trà hoa cúc với sức khỏe

Thưởng thức ly trà hoa cúc không chỉ giúp bạn “đổi vị” danh sách thức uống hàng ngày mà còn bổ sung có cơ thể nhiều dưỡng chất quý giá, góp phần cải thiện một số vấn đề sức khỏe thường gặp dưới đây:

1.1 Tác dụng của trà hoa cúc thanh nhiệt giải độc

Theo y học cổ truyền, nhờ có tính mát nên một trong những tác dụng của trà hoa cúc được đánh giá khá cao đó là giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể. Lúc này, bên cạnh nước lọc thông thường, bạn có thể tham khảo uống xen kẽ trà hoa cúc để bù nước, tiêu độc và giảm mụn nhọt ngứa ngáy.

10-tac-dung-cua-tra-hoa-cuc-va-nhung-dieu-can-luu-y-khi-dung-voh-0
Tác dụng của trà hoa cúc giúp thanh nhiệt, giải độc (Nguồn: Internet)

1.2 Tăng cường hệ miễn dịch

Duy trì uống trà hoa cúc với liều lượng hợp lý được xem như phương pháp giúp bạn chủ động tăng cường hệ miễn dịch. Theo đó, nhiều nghiên cứu y khoa nhận thấy sau khi uống loại trà này, nồng độ hippurat và glycine trong nước tiểu sẽ tăng lên, đồng nghĩa rằng khả năng kháng khuẩn của cơ thể cũng được cải thiện đáng kể.

Xem thêm: Cách tăng sức đề kháng để vượt qua giai đoạn dịch nCoV một cách an toàn

1.3 Ngăn ngừa ung thư

Trong trà hoa cúc có chứa apigenin – một chất chống oxy hóa vốn rất quý hiếm. Hoạt chất này khi vào cơ thể sẽ trở thành “lá chắn” bảo vệ các tế bào không bị oxy hóa với gốc tự do, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.

1.4 Trà hoa cúc có tác dụng hỗ trợ giảm cơn ho

Nhâm nhi một ly trà hoa cúc ấm nóng vào những ngày thời tiết trở lạnh hay khi đang phải đối mặt với cơn ho dai dẳng là gợi ý mà bạn rất nên thử. Hương thơm dịu cùng vị trà hơi đắng nhẹ, hậu ngọt có thể xoa dịu cảm giác ngứa rát cổ họng, hỗ trợ giảm ho vô cùng hiệu quả.

Xem thêm: Tất tần tật những cách ‘đánh bật’ cơn ho có đờm ra khỏi cơ thể

1.5 Kích thích tiêu hóa

Trà hoa cúc vừa là thức uống tráng miệng, giúp làm sạch khoang miệng sau bữa ăn, vừa có công dụng kích thích tiêu hóa, khắc phục chứng đầy bụng khó tiêu hữu hiệu.

1.6 Cải thiện chứng đau đầu

Không chỉ hỗ trợ giảm cơn ho, trà hoa cúc cũng là lựa chọn khá hoàn hảo giúp bạn cải thiện chứng đau nửa đầu, giải tỏa căng thẳng và thư giãn tâm trí. Theo đó, trà hoa cúc hoàn toàn không chứa caffein lại giàu chất chống oxy hóa nên có khả năng điều hòa dòng tuần hoàn máu lên não, giảm tắc nghẽn gây đau nhức.

10-tac-dung-cua-tra-hoa-cuc-va-nhung-dieu-can-luu-y-khi-dung-voh-1
Trà hoa cúc giúp thư giãn tâm trí, giảm đau nửa đầu (Nguồn: Internet)

1.7 Tác dụng của trà hoa cúc trị mất ngủ

Trà hoa cúc vốn nổi danh là liều thuốc an thần tự nhiên có đặc tính trị mất ngủ. Cụ thể, các chuyên gia sức khỏe chia sẻ rằng trước khi đi ngủ khoảng 45 phút – 1 tiếng, bạn có thể dùng một ly trà hoa cúc nhỏ, nhằm giúp giảm lo âu, trằn trọc cũng như dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Xem thêm: Bí quyết ‘đánh bay’ chứng mất ngủ từ những loại thực phẩm tự nhiên

1.8 Tốt cho đôi mắt

Tác dụng của trà hoa cúc còn giúp cải thiện thị lực đối với những người mắt mờ, thị lực suy giảm. Đặc biệt, trong trường hợp hay bị nhức mỏi, khô hoặc đỏ mắt thì duy trì uống trà hoa cúc điều độ cũng góp phần tăng tiết nước mắt và bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

1.9 Kiểm soát đường huyết

Hoạt chất apigenin từ trà hoa cúc cũng thuộc nhóm thành tố rất cần thiết tham gia kiểm soát hoạt động tiết insulin của tuyến tụy, đảm bảo tốc độ chuyển hóa đường glucose vào máu. Từ đây giúp bạn chủ động phòng chống nguy cơ tăng đường huyết vượt mức an toàn, dẫn tới mắc bệnh tiểu đường.  

1.10 Trà hoa cúc có tác dụng giảm đau bụng kinh nguyệt

Các cơn đau bụng dữ dội trong kì kinh nguyệt có thể khiến phái nữ mệt nhoài và thiếu năng lượng hoạt động. Khi đó, bên cạnh chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng, hãy thử pha một ly trà hoa cúc xem sao nhé, một cách giảm đau khá an toàn đấy!

Xem thêm: Mách chị em 7 cách làm giảm đau bụng nhanh nhất trong ngày ‘đèn đỏ’

2. Hướng dẫn cách pha trà hoa cúc

Cách pha trà hoa cúc tương đối đơn giản, bởi thông thường bạn chỉ cần hãm 3 – 4 hoa cúc với nước đun sôi là có ngay một ly trà hoa cúc thơm phức để thưởng thức. Bên cạnh đó, nếu muốn “biến tấu” mới lạ, bạn có thể tham khảo một số công thức pha chế được gợi ý sau đây:

2.1 Trà hoa cúc mật ong

10-tac-dung-cua-tra-hoa-cuc-va-nhung-dieu-can-luu-y-khi-dung-voh-2
Trà hoa cúc mật ong ấm thơm (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Hoa cúc khô: 3 – 4 bông (không cần quá nhiều để trà không bị đắng)
  • Nước cốt chanh
  • Mật ong: 1 – 2 thìa cà phê
  • Nước lọc: 100 – 150ml

Cách pha trà hoa cúc mật ong

  • Đun sôi nước, sau đó thả hoa cúc vào, rồi nhanh chóng tắt bếp, rồi rót trà vào bình giữ nhiệt hoặc ấm trà, ướp khoảng 10 – 15 phút.
  • Hòa nước cốt chanh và mật ong vào, khuấy tan đều rồi thưởng thức trà.

Xem thêm: Mẹo nhận diện mật ong thật hay giả cực đơn giản, cực chuẩn được chia sẻ bởi bác sĩ nổi tiếng

2.2 Trà hoa cúc táo đỏ kỷ tử

10-tac-dung-cua-tra-hoa-cuc-va-nhung-dieu-can-luu-y-khi-dung-voh-3
Trà hoa cúc táo đỏ kỷ tử bổ dưỡng (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Hoa cúc khô: 3 – 4 bông
  • Táo đỏ: 5 – 7ml
  • Kỷ tử: 5g
  • Đường phèn
  • Nước lọc: 500 – 700ml  

Cách pha trà hoa cúc táo đỏ

  • Ngâm rửa sạch táo đỏ và kỷ tử. Sau đó cắt táo đỏ thành các lát mỏng.
  • Đong nước vào nồi, cho táo đỏ, kỷ tử vào đun trước, khi sôi thì bật nhỏ lửa, hãm khoảng 15 phút rồi thả hoa cúc khô vào, hòa đường phèn, đun thêm khoảng 5 – 10 phút để đường tan hết rồi tắt bếp.
  • Rót trà và nên thưởng thức khi còn ấm nóng.

Xem thêm: Táo xanh, táo vàng và táo đỏ có khác nhau về chất dinh dưỡng?

2.3 Trà hoa cúc la hán

10-tac-dung-cua-tra-hoa-cuc-va-nhung-dieu-can-luu-y-khi-dung-voh-4
Trà hoa cúc la hán thanh mát (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Hoa cúc khô: 3 – 4 bông
  • Lá dứa: 2 – 3 nhánh
  • La hán: 1 quả
  • Hạt chia: 1 – 2 thìa cà phê
  • Đường phèn
  • Nước lọc: 800ml – 1 lít

Cách pha trà hoa cúc la hán

  • Ngâm rửa sạch lá dứa và la hán. Cắt lá dừa thành các khúc ngắn, tách nhỏ hoặc bẻ đôi quả để khi nấu nhanh thấm vị hơn.
  • Xếp la hán vào nồi, đong nước và đun sôi trước. Khi nước sôi thì thả lần lượt hoa cúc, lá dứa vào, hòa thêm chút đường phèn, đun khoảng 5 – 7 phút rồi tắt bếp.
  • Trước khi dùng trà, hãy hêm hạt chia vào để trà hấp dẫn hơn.

Xem thêm: Râu ngô (râu bắp): Loại ‘thuốc bổ’ rẻ tiền, dễ tìm, không thể bỏ qua

3. Nên uống trà hoa cúc khi nào?

Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút. Và để phát huy tối đa lợi ích sức khỏe của trà hoa cúc mang lại thì bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Sau khi vận động ra mồ hôi: Vận động sẽ khiển mồ hôi ra nhiều khiến cơ thể mất đi một lượng nước, trà hoac cúc là thức uống tốt nhất để bổ sung cho cơ thể, giúp giảm nồng độ của máu, giảm sự đau nhói của cơ bắp do vận động nhiều quá mức.
  • Sau khi ăn mặn: Ăn mặn sẽ nạp một lượng muối vào cơ thể, nên uống trà để trung hòa và bài tiết lượng muối dư thừa ra cơ thể.
  • Sau khi ăn dầu mỡ: Việc ăn nhiều dầu mỡ thì cần tốn nhiều thời gian để tiêu hóa xong các thực phẩm giàu mỡ, nếu uống trà hoa cúc sau khi ăn các thực phẩm này sẽ phần nào hỗ trợ giúp tiêu hóa nhanh hơn, trành cảm giác đầy bụng và ngán.

4. Ai không nên uống trà hoa cúc?

Uống trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được, một số người mắc bệnh sau không nên uống như:

  • Người có tiền sử dị ứng, dị ứng phấn hoa: Hoa cúc có thể bị nhiễm phấn hoa từ các loại cây khác nên sẽ gây ra các phản ứng dị ứng.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trà hoa cúc có thể bị nhiễm các bào tử gây ngộ độc, người lớn khỏe mạnh có thể chống lại các nhiễm trùng còn trẻ sơ sinh thì không.
  • Bị lạnh bụng hoặc tiêu chảy: Trà hoa cúc có tính hàn mát nên thường không được chỉ định sử dụng với người đang mắc chứng tiêu chảy.

5. Một số lưu ý an toàn cần biết khi uống trà hoa cúc

Thực hiện đúng các lưu ý an toàn dưới đây sẽ giúp bạn hấp thu trọn vẹn dưỡng chất từ trà hoa cúc và hạn chế mắc các tác dụng phụ:

5.1 Không uống quá nhiều

Uống quá nhiều trà hoa cúc và liên tục trong nhiều ngày hoàn toàn không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Lời khuyên là chỉ nên uống khoảng 100 – 150ml trà một lần, tuần từ 1 – 2 bữa là hợp lý nhất.

Xem thêm: Bà bầu uống trà hoa cúc được không và 6 giải đáp được 'tiết lộ'

5.2 Hạn chế uống trà hoa cúc khi đói

Bụng rỗng uống trà sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hoá, thậm chí tạo nên hiện tượng “say trà” với các dấu hiệu như đánh trống ngực, khó chịu dạ dày, hoa mắt, bồn chồn, và ảnh hưởng hấp thu protein, dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày.

5.3 Không dùng trà hoa cúc để uống thuốc

Chất axit tannic có trong trà có thể tạo ra phản ứng hóa học với một số chất có trong thuốc tạo nên kết tủa, gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc cũng như tác dụng của thuốc.

Pha chế một ly trà hoa cúc và nhâm nhi quả là một gợi ý lý tưởng đúng không bạn?! Ly trà ngát thơm, lại hỗ trợ cải thiện sức khỏe hữu hiệu nên đừng ngại thêm vào danh sách thức uống của gia đình nhé!