Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Vô tri là gì mà lại "phủ sóng" khắp mọi nơi?

VOH - Khi đối đáp với người khác, chúng ta thường có sự chuẩn bị về ngôn từ, lập luận. Thế nhưng trong 1 vài trường hợp lời nói, hành động của chúng ta lại bộc phát 1 cách “vô tri”. Vậy vô tri là gì?

Vô tri - một cụm từ xuất hiện từ lâu, thậm chí trong ca dao Việt Nam cũng từng đề cập: “Hoài lời nói kẻ vô tri/ Một trăm gánh chì đúc chẳng nên chuông”. Thế nhưng, để nói đến độ “phủ sóng” của cụm từ này lại chỉ mới xuất hiện gần đây, cụ thể là trong một chương trình truyền hình thực tế.

Vô tri là gì?

Vô tri là một từ ghép trong tiếng Việt. Nó được ghép lại với nhau bởi hai từ đơn, có ý nghĩa riêng, đó là “vô” mang ý nghĩa là không và “tri” tức là sự hiểu biết. Tuy nhiên, khi kết hợp thành một cụm từ “vô tri”, nó lại tạo ra một ý nghĩa mới, đó là sự không hiểu hiểu biết, không có kiến thức.

Vô tri 1
"Vô tri" là cụm từ được giới trẻ sử dụng phổ biến hiện nay - Ảnh: Canva

Cụm từ vô tri có thể được dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, nhưng người ta thường dùng vô tri để chỉ những trạng thái không có ý thức, không có tri giác hay hoặc khả năng nhận thức của một người hay một vật thể, điển hình như cỏ, cây, đất, đá…

Trong nhiều tôn giáo và triết học, vô tri cũng được coi là trạng thái trên cả đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Từ “vô tri” đến “sống vô tri”, “người vô tri”…

Với hàm nghĩa cơ bản là không hiểu biết, nhiều người đã sử dụng cụm từ vô tri đi kèm với một hành động, sự việc cụ thể như: “sống vô tri”, “người vô tri”, “suy nghĩ vô tri” , “cười vô tri” hay “ăn nói vô tri”… để diễn tả những lời nói, hành vi không có ý nghĩa gì, không có gì cũng nói, cũng cười khiến người khác bị khó hiểu.

Người bị nói vô tri là những người ngay tại thời điểm đó không có khả năng suy nghĩ, xem xét, giải quyết vấn đề. Hay nói một cách khác, họ bị mất khả năng tư duy.

Xem thêm:
Xu cà na là gì? Ý nghĩa cụm từ "xu cà na xí muội", "xù khu cà kha nà kha" trên facebook tiktok
SUS là gì? Ý nghĩa và cách dùng của trend SUS trên MXH
Rén là gì mà lại được giới trẻ thường xuyên sử dụng?

“Vô tri” có nguồn gốc từ đâu?

Vô tri là cụm từ được sử dụng trong tiếng Việt. Thế nhưng, nó lại có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hán Việt.

Theo đó, “vô” được viết là 無 - wú, có nghĩa là “không” hoặc thiếu”. Đây là từ có nguồn gốc từ tiếng Trung cổ. Ban đầu, nó được viết dưới dạng hình ảnh của một ngọn lửa và có nghĩa là “không có lửa” hoặc “thiếu lửa”. Về sau, ý nghĩa của nó được mở rộng và trở thành biểu tượng của sự không tồn tại, không có, thiếu vắng…

Tương tự, từ “tri” được viết là 知 - zhī, có nghĩa là “biết”, “hiểu” hoặc “tri thức”. Đây cũng là một từ có nguồn gốc từ tiếng Trung cổ. Nguyên bản của chữ này được kết hợp bởi chữ "矢" (thỳ) đại diện cho mũi tên và "口" (khẩu) đại diện cho miệng. Ý nghĩa của chữ 知 chính biểu thị khả năng nhận thức, hiểu biết và tri thức của con người.

Vì vậy, khi kết hợp hai chữ “無 知 - vô tri” sẽ mang ý nghĩa là “không biết” hoặc “thiếu tri thức”.

Vô tri 2
Định nghĩa 'vô tri" theo nghĩa Hán Việt và tiếng Việt khá tương đồng - Ảnh" Canva

Theo một vài cuốn từ điển Hán Việt và từ điển tiếng Việt cũng đã có đưa ra một số định nghĩa về cụm từ “vô tri” như sau:

Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa:

  • Vô tri (無知): Không biết gì
  • Vô tri vô giác (無知無覺): Không có trí-thức, không có giác-ngộ

Từ điển Hán - Việt hiện đại do Nguyễn Kim Thản chủ biên (NXB Thế Giới, 1995) định nghĩa:

  • Vô tri (無知): Dốt nát, ngu dốt

Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn Ngữ học (NXB TPHCM, 2002) định nghĩa:

  • Vô tri (cn)/Vô tri vô giác (tt): Không có khả năng nhận biết. Ví dụ: Cây cỏ, đất đá là vật vô tri.

Từ điển Nguyễn Lân định nghĩa:

  • Vô tri (tt): Không hiểu biết gì, không có trí giác/Ngu dốt. Ví dụ: Hoài lời nói kẻ vô tri. Một trăm gánh chì đúc chẳng nên chuông.

Mặc dù chữ gốc Hán khi được người Việt vay mượn để sử dụng, sau một thời gian dài, sẽ có thể biến đổi ý nghĩa. Nhưng với từ “vô tri” thì ở nét nghĩa tiếng Hán hay tiếng Việt đều mang những ý nghĩa tương đồng với nhau.

Ý nghĩa từ “vô tri” trong Phật giáo

Trong giáo lý đạo Phật, vô tri được diễn giải với ý nghĩa vô cùng thâm thúy. Đạo Phật cho rằng, con người được tạo nên bởi ngũ uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức). Trong đó:

  • Sắc là phần tâm, sinh lý
  • Thọ là cảm giác
  • Tưởng là tri giác
  • Hành là các cảm xúc như buồn, giận, ghét, yêu, thương
  • Thức là nơi chứa đựng cảm thọ và tri giác. Vì có chức năng cất giữ, nên thức còn gọi là tàng thức.

Trong Kinh Pháp Cú có viết, người vô tri luôn hướng tư duy và nhận thức về ái dục; bởi vì vô tri nên họ đôi khi tự che lấp đi sự thật. Vô tri đi liền với tà kiến.

Theo cách nói của nhà Phật, người vô tri là người không có “chánh tư duy”. Và chỉ những người có tuệ giác chân thực, tức là chánh tư duy mới có thể phân biệt và thấy rõ bản chất của vô thường, khổ đau, vô nghĩa và vô ngã, từ đó có khả năng ly dục, thoát khỏi phiền não.

Xem thêm:
Tuyển chọn 37 bài thơ Phật giáo - lời dạy sâu sắc về nhân sinh
Những câu nói hay của Phật giúp bạn an yên và thêm yêu cuộc sống
Tuyển chọn 37 bài thơ Phật giáo - lời dạy sâu sắc về nhân sinh

Cụm từ “vô tri” hot từ đâu?

Không phải là cụm từ quá phổ biến, thế nhưng thời gian gần đây, đi đâu chúng ta cũng đều được nghe nhắc đến hai chữ “vô tri” từ miệng của một người nào đó. Vậy từ khi nào một cụm từ không quá thông dụng lại phổ biến trên mạng xã hội, thậm chí là trong giao tiếp hàng ngày?

Vô tri 3
"Vô tri" hot trend trở lại từ một chương trình truyền hình thực tế - Ảnh: Canva

Nhiều người cho rằng, từ “vô tri” phổ biến trong thời gian gần đây bắt nguồn từ chương trình truyền hình thực tế 2 Ngày 1 Đêm. Trong chương trình này, có một diễn viên luôn bật cười ở bất kỳ tình huống nào, kể cả sự việc xảy ra không hề hài hước.

Sau khi xem chương trình, nhiều khán giả đã nhận xét nụ cười của anh là “nụ cười vô tri”. Dần dần, “vô tri” trở thành từ ngữ thịnh hành được giới trẻ dùng để trêu chọc những người có phát ngôn, hành động vô nghĩa.

Và những câu nói được các bạn genZ sử dụng để trêu chọc bạn bè của mình có thể kể đến như ‘sao mà mày vô trí quá”, “con nhỏ thật là vô tri”… Hay một vài câu nói khá chill được giới trẻ lựa chọn làm caption trên TikTok, Facebook, đó là: một trái tim vô tri và một cuộc đời vô vị, hoa vô tri hay lòng người vô vị?...

Những câu hỏi "vô tri" được hỏi nhiều nhất trên Google

Mỗi ngày Google nhận được hàng trăm ngàn câu hỏi từ người dùng mạng. Và trong rất nhiều những câu hỏi mang lại giá trị cho người dùng, cũng có không ít những câu hỏi hài hước, thậm chí được đánh giá là “vô tri” mà người ta đã đặt ra cho Google để tìm kiếm câu trả lời.

Dưới đây là một số câu hỏi vô tri được hỏi nhiều nhất trên Google đã được thống kê lại:

1. Tôi có thai không?

2. Ông già Noel có thật không?

3. Làm thế nào để về nhà?

4. Làm sao để trúng số?

5. Tại sao đàn ông có ti?

6. Tại sao chúng ta ở đây?

7. Tôi có bệnh tâm thần không?

8. Làm thế nào để tôi tìm kiếm thứ gì đó bằng Google?

9. Sử dụng Google thế nào?

10. Tại sao Sếp ghét tôi?

11. Tại sao thứ 7 rất gần chủ nhật, mà chủ nhật lại rất xa thứ 7?

12. Con người sống giữa bầu không khí mà không nhìn thấy không khí, vậy cá có nhìn thấy nước không?

13. Tại sao người ta thường chửi là ngu như bò mà lại uống sữa bò cho thông minh hơn?

14. Thuốc độc mà hết hạn sử dụng là nó hết độc hay là nó độc hơn?

15. Tại sao chữ “dài” nó lại ngắn hơn chữ “ngắn” vậy?

Như vậy, cụm từ “vô tri” có thể đứng một mình hoặc có thể ghép cùng các từ ngữ khác để diễn tả sự vô nhận thức của một người, một sự việc, hành động nào đó trong hoàn cảnh hiện tại. Hy vọng qua bài biết trên bạn sẽ hiểu hơn ý nghĩa của từ vô tri cũng như sử dụng cụm từ này đúng hoàn cảnh.

Bình luận