Cảm xúc là gì? Hiểu và kiểm soát 8 loại cảm xúc cơ bản của bản thân

(VOH) – Cảm xúc chính là cách ta phản ứng lại trước những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh. Nhưng để hiểu rõ cảm xúc là gì, ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự “rung động” này.

Đã bao giờ bạn tò mò cảm xúc là gì, và vì sao nó lại có thể gây ra tác động vô cùng to lớn tới chúng ta hay chưa? Ai ai cũng biết, cảm xúc chính là những niềm vui và nỗi buồn của chính chúng ta. Nhưng không chỉ như vậy, con người có tới 8 loại cảm xúc cơ bản với rất nhiều ý nghĩa và cách diễn giải đầy khác biệt. 

1. Cảm xúc là gì?

Cảm xúc của con người được hình thành dựa trên các yếu tố bên ngoài như: Cảnh vật, sự vật, sự việc… Đó là cách bộ não của chúng ta phân tích và phản ứng lại với những rung động khác biệt đến từ những gì ta cảm nhận được. 

Mỗi một tình huống khác nhau, đều sẽ mang đến những cảm xúc và năng lượng tích cực hay tiêu cực. Ví dụ như khi gặp được điều gì đó hay ho và thú vị, não bộ cảm nhận được đây là tình huống có ích, vậy thì nó sẽ giải phóng cách hóc môn mang đến cảm xúc tích cực như dopamine, oxytocin và serotonin. Nhờ có điều này, bạn sẽ cảm nhận được những cảm xúc như hạnh phúc, vui vẻ, hoặc là kích thích.

cam-xuc-la-gi-voh-1

Ngược lại, khi bạn ở trong một tình huống nguy hiểm, hoặc não bộ cảm nhận được bạn đang bị đe dọa, những hóc môn gây căng thẳng như adrenaline và cortisol sẽ tiết ra, dẫn đến trạng thái sợ hãi hay lo lắng.

Bên cạnh đó, cảm xúc còn được xem là một trong những trạng thái tâm lý phức tạp nhất. Bởi lẽ nó có thể hình thành từ rất nhiều góc độ khác nhau, dựa trên ngoại cảnh, dựa trên trải nghiệm, phản ứng sinh lý hoặc thậm chí là cả ký ức hay hành vi. 

Ngoài ra, những đặc điểm cảm xúc đặc thù có thể kể đến như: 

  • Cảm xúc tích cực: Cảm xúc mang đến sự vui vẻ, thường tới từ việc vui chơi, ngắm cảnh hoặc nhận được tin mừng.
  • Cảm xúc tiêu cực: Cảm xúc khiến lòng người chùng xuống, dường như mất hết hứng thú và có thể dẫn đến suy sụp tinh thần.
  • Cảm xúc mang tính tức thời: Cảm xúc chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, chỉ thoáng vụt qua một vài giây rồi biến mất. Thậm chí nhiều người còn chưa kịp phản ứng thì cảm xúc đã tan biến. 
  • Cảm xúc dựa trên phản xạ: Cảm xúc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, là những điều mà ta không lường trước được, cứ vậy phản ứng một cách tự nhiên. 
  • Cảm xúc dựa trên suy nghĩ: Cảm xúc do suy nghĩ và não bộ điều khiển, bất chấp hoàn cảnh xung quanh. Chẳng hạn đang ngồi vu vơ một mình cũng có thể chán nản rồi bật khóc, hoặc ngược lại.

2. Cảm xúc tiếng Anh là gì?

Trong tiếng anh, cảm xúc được dịch nghĩa là feel /feeling. Cũng giống như tiếng Việt, cảm xúc trong tiếng anh cũng có rất nhiều loại và cách thức thể hiện khác nhau, ví dụ như các từ chỉ trạng thái cảm xúc dưới đây:

Cảm xúc tích cực: 

  • Happy: Vui lòng
  • Pleased: Hài lòng
  • Glad: Vui
  • Relieve: Thanh thản, nhẹ nhõm
  • Delight: Vui mừng
  • In a good mood: Trong tâm trạng tốt
  • Over the moon: Sung sướng vô cùng
  • On cloud nine: Hạnh phúc như ở trên mây
cam-xuc-la-gi-voh-2

Cảm xúc tiêu cực: 

  • Sad: Buồn
  • Unhappy: Không vui
  • Feel blue: Cảm thấy buồn
  • Down in the dumps: Chán nản, thất vọng
  • Confuse: Bối rối
  • Awkward: Lúng túng, khó xử
  • Embarrassed: Ngượng
  • Stress: Căng thẳng
  • Scare: Sợ hãi
  • Nervous: Lo lắng
  • Annoy: Khó chịu, bực mình
  • Depressed: Chán nản
  • Angry: Cáu, tức giận
  • Mad: Giận dữ, điên rồ
  • Furious: Điên tiết
  • Hopping mad: Tức phát điên lên

Xem thêm:
Thất tình lục dục bao gồm những tình cảm và ý nghĩa nào?
Mách bạn những mẹo vượt qua nỗi đau khi thất tình
Cách kiểm soát cảm xúc để tránh ảnh hưởng sức khỏe

3. Các loại cảm xúc cơ bản của con người

Cảm xúc của con người được hình thành dựa trên rất nhiều yếu tố, cũng bởi vậy mà nó cũng được chia thành rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong số đó, 8 loại cảm xúc cơ bản nhất của con người được biết đến là: Vui vẻ, buồn, sợ hãi, chán ghét, giận dữ, ngạc nhiên, hy vọng, tin tưởng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những cảm xúc này nhé.

3.1 Cảm xúc vui vẻ

Cảm xúc vui vẻ thường đến từ những suy nghĩ tích cực, những niềm vui trong cuộc sống. Đây cũng chính là trạng thái cảm xúc tốt đẹp nhất mà ai ai cũng muốn lưu giữ. Cảm xúc vui vẻ cũng khó để làm giả, hay giả vờ tỏ ra vui vẻ, bởi lẽ đây là một cảm xúc khá phức tạp, không phải ai cũng có thể mỉm cười tự nhiên trong khi lòng đang buồn bực hoặc tức giận.

3.2 Cảm xúc buồn

Cũng giống như sự vui vẻ, buồn là một cảm xúc rất khó khống chế và khó để cố tình biểu đạt. Cảm xúc buồn bã đến từ tâm trạng sẽ khác hẳn với việc ‘giả vờ buồn’. Tuy nhiên nếu như bạn là một diễn viên thì đó lại là một trường hợp khác. 

cam-xuc-la-gi-voh-3

Dẫu vậy, khi thấy ai đó có vẻ buồn bã, bạn có thể an ủi đối phương bằng cách quan tâm, hoặc chọc cho người đó vui vẻ. 

3.3 Cảm xúc sợ hãi

Cảm xúc sợ hãi đến từ những tình huống nguy hiểm hoặc căng thẳng, nhưng đôi khi sợ hãi cũng đến từ tâm trạng của chính bạn. Ví dụ như dân gian ta có câu ‘thần hồn nát thần tính’, đây chính là câu nói thể hiện sự sợ hãi không đâu đến từ cảm xúc. 

3.4 Cảm xúc chán ghét

Cảm xúc chán ghét thường đi kèm với cảm xúc tiêu cực, điều này cho thấy bạn đang không thoải mái về một ai, hoặc một cái gì đó. Việc chán ghét có thể biểu hiện ra ngay mặt nếu như bạn không biết cách kiềm chế cảm xúc
Hãy cẩn thận nhé, vì đôi khi thể hiện sự chán ghét không đúng lúc đúng chỗ sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt người đối diện đó.

3.5 Cảm xúc giận dữ

Cảm xúc giận dữ xuất hiện cùng sự căng thẳng và mất kiểm soát cảm xúc. Những tình huống giận dữ quá mức, đôi khi sẽ dẫn đến hậu quả mà ta khó lòng lường trước được. Bởi vậy hãy luôn ghi nhớ việc phải bình tĩnh và kiểm soát cơn giận của mình bạn nhé.

Xem thêm:
Tức giận là gì? Làm sao để bản thân không rơi vào tình trạng giận dữ
34 câu tục ngữ thành ngữ về sự nóng giận
Cách kiểm soát cơn tức giận

3.6 Cảm xúc ngạc nhiên

cam-xuc-la-gi-voh-4

Ngạc nhiên thường xuất hiện khi bạn gặp phải một tình huống bất ngờ, đột ngột, chưa kịp hiểu rõ hoặc điều chỉnh biểu cảm. Ví dụ như khi tình cờ gặp được một người bạn đã rất lâu rồi không liên lạc, có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy sự thay đổi của đối phương, hoặc thậm chí còn chẳng thể nhận ra.

3.7 Hy vọng

Hy vọng là một loại cảm xúc mang đầy tính tích cực, có hy vọng thì ta sẽ có động lực để làm tốt hơn nữa những việc mà mình đang làm. Đôi khi nắm lấy hy vọng cũng là một cách để ta kiên định và thêm quyết tâm trong cuộc sống.

3.8 Tin tưởng

Tin tưởng là cảm xúc được hình thành dựa trên những hiểu biết và sự quan tâm của ta đối với đối phương, hoặc là với điều mà ta đặt trọn niềm tin. Đây là một cảm xúc hết sức phức tạp và cũng là cảm xúc khó hình thành nhất. Thậm chí ngay cả với những cặp vợ chồng đã kết hôn, cũng khó lòng có thể đặt trọn lòng tin đối với đối phương.

4. Vai trò của cảm xúc đối với đời sống con người

Cảm xúc đóng vai trò quan trọng, có khả năng tác động trực tiếp tới tâm trạng và hành động của con người. Hơn thế, những cảm xúc mà chúng ta cảm nhận hàng ngày có thể ảnh hưởng đến những quyết định từ lớn để nhỏ trong đời sống. vậy vai trò của cảm xúc là gì?

  • Thúc đẩy chúng ta đưa ra những quyết định và hành động

Mỗi ngày chúng ta đều phải trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, từ công việc cho đến cuộc sống, suy nghĩ, tình cảm. Ví dụ trước mỗi kỳ kỳ thi, bạn sẽ có xu hướng lo lắng về kết quả. Chính những phản ứng cảm xúc này khiến bạn phải cố gắng học hành chăm chỉ để đạt kết quả tốt hơn.

Như vậy, cảm xúc sẽ thúc đẩy chúng ta đi đến những quyết định và hành động nhằm tìm kiếm cảm xúc tích cực, giảm thiểu khả năng phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cục. 

  • Giúp chúng ta tồn tại, phát triển

Một số nghiên cứu tin rằng, cảm xúc là sự thích nghi cho phép con người và động vật tồn tại, sinh sôi. Khi ta tức giận ta thường có xu hướng đối với thứ là nguồn cơ của sự giận dữ. Khi gặp nỗi sợ hãi, ta thường có xu hướng tránh né và chạy trốn. Khi cảm nhận tình yêu, ta lại muốn tìm kiếm bạn đời và sinh ra những thế hệ tiếp theo.

cam-xuc-la-gi-voh-5

Điều đó cho thấy, một trong những vai trò của cảm xúc là giúp chúng ta thích nghi với cuộc sống bằng cách thúc đẩy chúng ta hành động để tối đa hóa cơ hội sống sót và thành công.

  • Giúp người khác hiểu mình và mình hiểu người khác

Trong quá trình giao tiếp với người khác, cảm xúc sẽ giúp người khác hiểu chúng ta hơn. Thông qua các biểu hiện cảm xúc qua ngôn ngữ cơ thể như các biểu cảm khuôn mặt khác nhau sẽ giúp người đối diện phần nào đoán được những cảm xúc của chúng ta vui hay buồn, tức giận hay đau khổ…. 

Tương tự, thông qua những cảm xúc được thể hiện trong lời nói, hành động và biểu cảm trên gương mặt, bạn cũng có thể hiểu được người khác đang trong trạng thái như thế nào. Đây là điều quan trọng trong quá trình giao tiếp giữa người với người bởi nó sẽ giúp chúng ta đưa ra được phản ứng hợp lý, không khiến cuộc nói chuyện đi vào bế tắc.

Xem thêm:
Bạn là người sống theo lý trí hay cảm xúc?
Vô thường là gì? Ý nghĩa của cuộc sống vô thường với tâm hồn
Tâm hồn là gì? Làm thế nào để có một tâm hồn đẹp?

5. Học cách quản lý cảm xúc

Khi học được cách điều khiển và quản lý cảm xúc, ta có thể biết được cách đặt xúc cảm của mình vào đúng nơi đúng chỗ. Điều này không chỉ giúp công việc thuận lợi hơn, mà nó còn có thể giúp ta hóa giải những mâu thuẫn không đáng có trong đời sống thường nhật. Vậy làm thế nào để quản lý cảm xúc?

5.1 Quan sát

Trước hết, nếu muốn quản lý được cảm xúc, bạn cần phải học cách quan sát, trải nghiệm chính những cảm xúc của mình. Bạn cần phải hiểu được tâm trạng vui, buồn của chính mình, sau đó phân tích chúng mà không cần phải cố gắng xua đuổi hay chối bỏ nó.

Thay vì từ chối một cách tiêu cực, hãy làm quen với việc thấu hiểu và tự hóa giải cảm xúc, tự cân bằng những xung động trong lòng. Qua đó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

5.2 Dán nhãn cảm xúc

Bạn thường xuyên gặp mệt mỏi, stress và thay đổi cảm xúc bất thường? Đừng quá lo lắng về nó. Điều bạn cần làm là hiểu được lý do cho cảm xúc đó và đặt cho nó một cái tên, hay còn gọi là dán nhãn cảm xúc.

cam-xuc-la-gi-voh-6

Dán nhãn cảm xúc giúp bạn hiểu được khi nào thì mình buồn, mệt mỏi hoặc căng thẳng… Qua đó bạn có thể tìm ra cách điều chỉnh, khiến những cảm xúc đó không trở nên quá tiêu cực.

5.3 Chuyển hướng suy nghĩ

Cảm xúc luôn luôn ảnh hưởng tới tâm trạng và suy nghĩ của bạn, đôi khi chúng còn có thể khiến bạn làm ra những hành vi mất kiểm soát trong cơn tức giận. Bởi vậy, hãy học cách chuyển hướng suy nghĩ để bản thân rời khỏi sự tiêu cực đó. Khi bạn càng lo lắng thì lại càng phải suy nghĩ tích cực, bởi nó sẽ giúp bạn thoát khỏi áp lực, qua đó tìm ra cách để giải quyết vấn đề nhanh hơn.

5.4 Làm dịu cảm xúc

Khi cảm xúc của bạn lên cao quá mức, hãy cố gắng làm dịu chúng bằng cách nghĩ tới điều khác, hoặc đơn giản là tìm việc gì đó thú vị để làm. Bạn có thể đọc sách, pha một tách cà phê để nhâm nhi để làm dịu cảm xúc nóng nảy của chính mình.

Việc bực tức quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy mình bị cô lập, và điều này không hề tốt đối với sức khỏe tinh thần của bạn. Hãy cố gắng để bản thân luôn trong trạng thái tỉnh táo và thật thoải mái nhé.

Với những thông tin trên đây, ắt hẳn các bạn đã có được cái nhìn tổng quan và rõ nét nhất về khái niệm cảm xúc là gì và có ý nghĩa ra sao rồi đúng không. Cảm xúc thực sự là một điều bí ẩn và vô cùng thú vị, tuy nhiên bạn cũng không cần quá mức để ý và luôn luôn cố gắng kiểm soát cảm xúc mọi lúc mọi nơi. 

Trong những trường hợp không cần thiết, thì cứ thả lỏng và để cảm xúc xuất phát một cách tự nhiên nhất bạn nhé!

Sưu tầm - Nguồn ảnh: Internet