Chinh phục ngôn ngữ thứ hai hay thứ ba là sở thích và nhu cầu phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Thế nhưng, chọn học loại ngôn ngữ khó học nhất thế giới đòi hỏi nhiều thời gian và sự nỗ lực hơn cả. Nếu bạn đã, đang và có ý định học một ngôn ngữ mới trong top 20 ngôn ngữ khó học nhất thế giới bên dưới thì hãy thật cố gắng nhé. Bởi vì chẳng ai là thiên bẩm, nếu bạn bỏ công học thêm một ngôn ngữ khác thì thành quả đổi lại là chính bản thân bạn - nhưng với một phiên bản đã được nâng cấp.
1. Tiếng Trung Quốc
Dẫn đầu danh sách những ngôn ngữ khó học nhất thế giới gọi tên tiếng Trung Quốc. Dù là ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới nhưng đây là thứ tiếng được sử dụng bởi hơn 1,4 tỷ người. Ngôn ngữ này có thể cực kỳ khó đối với những ai có ngôn ngữ mẹ đẻ sử dụng hệ thống chữ viết Latinh. Bản thân tiếng Trung Quốc vốn có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là tiếng Trung phổ thông (hay còn gọi là tiếng Quan Thoại), tiếng Quảng Đông và tiếng Đài Loan.
Điều khiến tiếng Trung Quốc khó nắm bắt là vì nó là một ngôn ngữ có âm sắc với hàng nghìn ký tự và một hệ thống chữ viết cầu kì. Tiếng Trung không phải là một ngôn ngữ “nhìn sao đọc vậy” mà nó còn phụ thuộc vào ngữ cảnh, do đó việc ghi nhớ các từ và cách viết có thể là một gánh nặng đối với người học. Ngoài ra, việc tra cứu các từ tiếng Trung trong từ điển được coi là một kỹ năng ở Trung Quốc thì bạn cũng hiểu được ngôn ngữ này khó đến mức nào!
2. Tiếng Ả Rập
Ngôn ngữ nào khó học nhất trên thế giới tiếp theo trong danh sách? Tiếng Ả Rập là nữ hoàng của các ngôn ngữ thơ ca, là ngôn ngữ chính thức thứ 6 của Liên Hợp Quốc và đứng thứ hai trong danh sách các ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Đây là ngôn ngữ phổ biến ở khu vực Trung Đông và châu Phi với hơn 300 triệu người sử dụng. Học ngôn ngữ này sẽ cho phép bạn tiếp xúc với một số tác phẩm văn học và tác phẩm lịch sử hay nhất mọi thời đại.
Tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ khó “quấn” lấy bộ não của bạn vì nó có nhiều phương ngữ. Việc bạn học và biết tiếng Ả Rập là một chuyện và bạn có thể sử dụng được nó trong giao tiếp hay không còn tùy vào địa phương mà bạn muốn giao tiếp. Hầu hết mọi khía cạnh của ngôn ngữ này đều có thể là thách thức đối với người học từ chữ viết, cách đọc từ phải sang trái, ngữ pháp phức tạp đến cách phát âm, với nhiều thanh âm mà các thứ tiếng khác không có.
3. Tiếng Nhật
Tiếng Nhật nổi tiếng là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới và hoàn toàn có lý do chính đáng chứng minh cho nhận định này. Tiếng Nhật không chỉ có một mà đến ba bảng chữ cái bạn phải học. Trong khi Hiragana là bảng chữ cái chính thức trong tiếng Nhật, dùng để ghi phiên âm cho các chữ kanji khó hoặc các từ có cách đọc đặc biệt thì Katakana là bảng chữ được dùng để phiên âm những từ có nguồn gốc từ nước ngoài. Cả hai bảng chữ cái này đều có 48 ký tự.
Khó hơn nhiều là bảng chữ cái Kanji, một hệ thống dựa trên các ký tự Trung Quốc. Mặc dù chỉ cần khoảng 2000 chữ Kanji để đạt được trình độ thông thạo tiếng Nhật tiêu chuẩn, nhưng vẫn còn rất nhiều ký tự cần người học ghi nhớ. Ngoài ra, Nhật Bản là một quốc gia cực kỳ đề cao lễ giáo, biết và học thuộc hệ thống kính ngữ của tiếng Nhật cũng rất quan trọng. Tiếng Nhật sẽ tạo cơ hội cho chúng ta hiểu sâu hơn về văn hóa đại chúng và anime Nhật Bản cũng như nắm bắt các cơ hội nghề nghiệp mới.
4. Tiếng Hàn
Tiếng Hàn vốn không xa lạ với các tín đồ yêu thích K-pop nhưng để thành thạo được ngôn ngữ này là điều không thể tùy tiện nói suông. Về cách đọc, tiếng Hàn có bảng chữ cái tương đối đơn giản và không mất quá nhiều thời gian để học, không giống như các ký tự được sử dụng trong hệ thống chữ viết của Trung Quốc và Nhật Bản.
Tiếng Hàn dù là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới nhưng được đánh giá là một ngôn ngữ đẹp và có hệ thống chữ viết được coi là khoa học nhất thế giới. Bảng chữ cái tiếng Hàn được tạo ra bởi Vua Sejong Đại đế vào năm 1443 với mong muốn phát triển một hệ thống chữ viết đơn giản đặc biệt phù hợp với ngôn ngữ Hàn Quốc. Bảng chữ cái Hangul chỉ bao gồm 24 ký hiệu, trong đó 10 là nguyên âm và 14 là phụ âm. Vì vậy, người học có thể bắt đầu phát âm các từ khá nhanh chóng. Thế nhưng để nói được thì hoàn toàn khác, bởi vì ngữ pháp tiếng Hàn rất đặc biệt cùng với cách phát âm đầy những quy tắc khó hiểu.
5. Tiếng Thái
Xét về mặt tích cực, ngữ pháp tiếng Thái không quá phức tạp. Từ vựng có một số từ vay mượn từ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha và phần lớn là từ tiếng Trung, tiếng Phạn, tiếng Khmer và tiếng Pali. Thế nhưng, tiếng Thái nằm trong top những ngôn ngữ khó học nhất thế giới vì nó là một ngôn ngữ có thanh điệu. Người học phải có khả năng nhận biết giọng điệu để hiểu ngữ cảnh của điều đang được nói. Bên cạnh đó, tiếng Thái cũng sử dụng hệ thống chữ viết riêng của mình, bao gồm 44 phụ âm, 32 nguyên âm (được chia thành nguyên âm ngắn, nguyên âm dài) và 4 dấu thanh (mái ệc, mái thô, mái tri, mái chặt-ta-wa), thanh bằng không có dấu.
Xem thêm:
Top 10 đất nước có diện tích nhỏ nhất thế giới là những quốc gia nào?
Top 10 đất nước hạnh phúc nhất thế giới là những quốc gia nào?
Top 11 hồ tự nhiên và nhân tạo lớn nhất thế giới
6. Tiếng Việt
Ngay cả người Việt cũng thấy rằng “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” thì tiếng Việt thật sự là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Bảng chữ cái đa dạng hệ thống nguyên âm, phụ âm và nhiều biến thể khác đều tương đối dễ nhưng thanh điệu chính là thử thách lớn nhất đối với những ai muốn chinh phục tiếng Việt. 6 thanh điệu khi kết hợp với các âm tiết sẽ mang một âm điệu khác nhau trong lời nói. Vì lẽ đó, tiếng Việt được nhận xét là một trong những ngôn ngữ khó phát âm. Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Việt cũng có sự khác biệt vùng miền ở cách phát âm, giọng điệu và một số từ vựng. Để học được tiếng Việt “ra ngô ra khoai” thì cũng khá khó đối với người học.
7. Tiếng Hindi
Hindi là một trong những ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 341 triệu người. Ngôn ngữ này cũng được nói ở một số quốc gia khác như Nepal và Pakistan với khoảng 274 triệu người không phải là người bản ngữ sử dụng. Tiếng Hindi được viết bằng chữ Devanagari, người học phải mất nhiều thời gian để có thể viết thành thạo 11 nguyên âm và 33 phụ âm.
Nói về phát âm, tiếng Hindi rất dễ phát âm vì mỗi vần âm có âm thanh độc lạ riêng. Về ngữ pháp, đối với người mới bắt đầu học, họ có thể khó nắm bắt được ngữ pháp tiếng Hindi vì toàn bộ những danh từ đều có giới tính. Do đó, những động từ và tính từ cũng biến hóa. Tiếng Hindi được nhận định là ngôn ngữ có cấu trúc khó học nhất.
8. Tiếng Nga
Tiếng Nga là ngôn ngữ nổi tiếng nhất trong họ ngôn ngữ Ấn - Âu với hơn 250 triệu người nói trên khắp thế giới. Là một trong những ngữ tộc Slav, tiếng Nga có những điểm tương đồng với tiếng Ukraina, tiếng Ba Lan và tiếng Serbia. Học tiếng Nga là một trải nghiệm khá thú vị vì hệ thống trường hợp và giới tính phức tạp, các quy tắc ngữ pháp khác biệt và hệ thống chữ cái mới lạ.
Người học rất dễ mắc lỗi phát âm và chính tả khi học ngôn ngữ này vì có nhiều từ mà các phụ âm được nhóm lại với nhau. Một điều khác có thể gây nhầm lẫn cho người học là một số chữ cái tiếng Nga giống hệt chữ cái Latinh, nhưng phát âm khác hoàn toàn với tiếng Anh. Ví dụ: “B” phát âm giống như “V”, “H” phát âm giống như “N” và “P” phát âm giống như “R”. Có lẽ đây là ngôn ngữ khó học nhất thế giới khiến ta vừa hào hứng vừa bối rối.
9. Tiếng Hy Lạp
Tiếng Hy Lạp được đánh giá là những ngôn ngữ khó học nhất thế giới vì những lý do như bảng chữ cái, ngữ pháp hơi phức tạp, rất nhiều quy tắc và danh từ theo giới tính. Bên cạnh đó, cách phát âm cũng đòi hỏi người học phải luyện tập. Mặc dù vậy, với tư cách là một ngôn ngữ cổ và là gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu, tiếng Hy Lạp rất đáng để bạn nỗ lực học hỏi.
10. Tiếng Ba Tư
Tiếng Ba Tư là một ngôn ngữ Ấn - Âu được khoảng 74 triệu người nói như ngôn ngữ mẹ đẻ, chủ yếu ở Iran và Afghanistan, nhưng cũng có ở Uzbekistan và Tajikistan. Một số từ tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư như “soup”, “pajama” và “checkmate”. Một trong những khía cạnh thách thức của ngôn ngữ Ba Tư là nó sử dụng hệ thống chữ viết Ả Rập, không chỉ trông hoàn toàn khác với bảng chữ cái Latinh mà còn được đọc từ phải sang trái.
Xem thêm:
Top 13 người thông minh có IQ cao nhất thế giới
Nơi nào lạnh nhất thế giới? Những thành phố, quốc gia, châu lục lạnh nhất thế giới
Top 10 hồ nước ngọt và nước mặn sâu nhất thế giới
11. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là một ngôn ngữ cực kỳ nổi tiếng với lịch sử và văn hóa phong phú gắn liền với nó. Nó có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ và được dùng phổ biến ở các quốc gia khác như Síp, Bulgaria, Hy Lạp và những nơi khác ở Đông Âu. Ngôn ngữ này khiến người học khá vất vả vì khía cạnh phát âm, ngữ pháp và nghe của nó. Một điểm cộng của việc học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là nó sử dụng bảng chữ cái Latinh và nó là một ngôn ngữ phiên âm.
12. Tiếng Albania
Đây là một ngôn ngữ Ấn - Âu nhưng thật khó có thể so sánh nó với các ngôn ngữ khác trong nhóm. Thứ tiếng này vay mượn các quy tắc ngữ pháp và từ vựng từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh cũng như một số ngôn ngữ đã tuyệt chủng như Thracian, Illyrian và Dacian. Bảng chữ cái gồm 36 chữ cái của Albanian sẽ giúp bạn biết rằng nỗ lực để thông thạo ngôn ngữ này sẽ là một chuyến đi ròng rã. Ngoài ra còn có ngữ pháp với các quy tắc nhưng cũng chứa đầy ngoại lệ bắt buộc người học phải nhớ.
13. Tiếng Serbia
Tiếng Serbia là ngôn ngữ chính thức ở Serbia, Kosovo và được sử dụng ở một số quốc gia như Bosnia, Bosna và Herzegovina (là một quốc gia tại Đông Nam Âu), Montenegro. Ngoài ra, tiếng Serbia là ngôn ngữ thiểu số được công nhận ở một số quốc gia khác, bao gồm Croatia, Romania, Hungary… Điều này rất có giá trị để học nếu bạn có ý định dành thời gian đi du lịch, làm việc hoặc học tập ở Đông Âu. Tiếng Serbia có hai hệ thống chữ viết, chữ Cyrillic và Latinh. Tiếng Serbia, Bosnia và Croatia có thể thông hiểu lẫn nhau. Hầu hết từ vựng tiếng Serbia có nguồn gốc từ ngữ tộc Slav nhưng cũng chịu ảnh hưởng từ tiếng LaTinh, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Nga.
14. Tiếng Bulgaria
Tiếng Bulgaria thuộc ngữ tộc Slav được khoảng 10 triệu người ở Bulgaria, Ukraina, Moldova, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia, các cộng đồng dân di cư khác trên thế giới sử dụng. Giống như tiếng Nga, tiếng Bulgari sử dụng bảng chữ cái Cyrillic. Tiếng Bulgaria gây khó dễ cho người học ở từ vựng và ngữ pháp, nó không sử dụng nhiều từ mượn tiếng Anh và cách chia động từ hơi phức tạp. Người học cần dành một khoảng thời gian để tự làm quen với các phụ âm và nguyên âm cũng như xây dựng vốn từ vựng của mình để có một khởi đầu tuyệt vời.
15. Tiếng Hungary
Không giống như hầu hết các ngôn ngữ châu Âu, thuộc ngữ hệ Ấn - Âu, tiếng Hungary là một ngôn ngữ Uralic. Nó được sử dụng như ngôn ngữ mẹ đẻ bởi 13 triệu người. Đây là một ngôn ngữ nổi tiếng khó học bởi ngữ pháp và cách phát âm phức tạp. Trong ngôn ngữ Hungary, có 14 nguyên âm với nhiều sự khác biệt nhỏ trong cách phát âm. Các cụm phụ âm trong tiếng Hungary cũng có cách phát âm gây bất ngờ cho người học khi so sánh với tiếng Anh. Ví dụ: “sz” được phát âm là “s” và “s” được phát âm là “sh”.
Xem thêm:
Top 11 ngôi nhà biệt thự đẹp và đắt nhất thế giới
Top 20 gia tộc giàu và quyền lực nhất thế giới hiện nay
Top 10 chiếc điện thoại đắt nhất thế giới và người sở hữu
16. Tiếng Séc
Ác mộng đối với người học tiếng Séc - một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới chính là phát âm các từ một cách chính xác. Ví dụ, Čtvrtek có nghĩa là thứ Năm, nhưng đọc từ này như thế nào là điều chúng ta không dễ dàng suy luận được. Việc nắm vững cách thức hoạt động của từng âm đó với nhau sẽ khiến bạn mất một khoảng thời gian. Nếu người học biết một ngôn ngữ Slav nào khác sẽ dễ dàng trong việc học tiếng Séc hơn, nếu không, đó sẽ là một thách thức.
17. Tiếng Phần Lan
Tiếng Phần Lan là ngôn ngữ chính thức của Phần Lan và là một ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại Thụy Điển. Ngôn ngữ này là thành viên thuộc ngữ hệ Ural, cùng hệ với tiếng Estonia và Hungary với các quy luật riêng biệt.
Loại tiếng này được biết đến là một trong những ngôn ngữ khó nói và khó học nhất vì tất cả từ tính từ, danh từ, số từ, đại từ, động từ biến đổi và phụ thuộc vào vai trò của chúng trong mỗi câu. Đặc biệt, từ vựng ngôn ngữ Phần Lan khi học riêng lẻ rất khó học, bắt buộc bạn phải đi kèm với ngữ pháp và cả câu. Dù việc học và thông thạo ngôn ngữ này là vô cùng khó nhưng lại rất bổ ích với trí não người học.
18. Tiếng Iceland
Tiếng Iceland là ngôn ngữ chính thức của Iceland, là một ngôn ngữ Ấn - Âu, thuộc nhánh Bắc German của nhóm ngôn ngữ German. Ngôn ngữ này có nguyên âm đơn và nguyên âm đôi, phụ âm gồm hữu thanh và vô thanh. Tiếng Iceland không chỉ là ngôn ngữ có độ biến tố cao mà nhiều chữ cái cũng không quen thuộc với người học.
Độ khó của ngôn ngữ này còn do quy tắc ngữ pháp phức tạp cùng những từ ngữ cổ xưa. Ngoài ra, cách phát âm của tiếng Iceland được đánh giá là rất nặng với người học vì chịu ảnh hưởng của lịch sử. Với những yếu tố trên, tiếng Iceland được liệt kê là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới.
19. Tiếng Ba Lan
Tiếng Ba Lan là ngôn ngữ phổ biến thứ sáu trong Liên minh Châu Âu và được công nhận là ngôn ngữ thiểu số ở các nước như Cộng hòa Séc, Hungary, Ukraine và Lithuania. Tiếng Ba Lan cũng được đề xuất là một trong những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới. Các từ trong tiếng Ba Lan dễ gây nhầm lẫn và khá khó phát âm. Mặc dù ngôn ngữ sử dụng hệ thống chữ cái Latinh song nó có một số chữ cái bổ sung. Hệ thống ngữ pháp tiếng Ba Lan tự do, phức tạp và chủ yếu dựa vào phụ âm.
20. Tiếng Navajo
Tiếng Navajo hay tiếng Navaho được sử dụng chủ yếu ở phía Tây Nam Hoa Kỳ. Ngôn ngữ này được đánh giá là ngôn ngữ sở hữu ngữ pháp khá đặc biệt, khác với những ngôn ngữ Latinh thông thường. Không những vậy, các nhà ngôn ngữ học còn gặp “khó khăn” trong quá trình phân loại tiếng Navajo về phương diện loại hình ngôn ngữ.
Điểm độc đáo của ngôn ngữ Navajo là nó không sử dụng bất kỳ tính từ nào mà phụ thuộc vào động từ, vì vậy việc phiên dịch giữa các ngôn ngữ khác có chút khó khăn, nhưng nó hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm thử thách. Không có quy tắc viết, ngữ pháp cũng như không có từ điển về các từ Navajo nên nó được xem là một trong những ngôn ngữ khó học nhất. Ngôn ngữ này đã được sử dụng làm mã trong Thế chiến thứ hai vì chúng không có điểm chung nào với tiếng Nhật hoặc tiếng Đức. Người Nhật đã bị bí bởi ngôn ngữ, ngữ pháp phức tạp nên không thể giải mã dễ dàng.
Học ngôn ngữ thứ hai hoặc thậm chí thứ ba trong top những ngôn ngữ khó học nhất thế giới là một nỗ lực đầy thử thách nhưng bổ ích. Thông thạo một ngôn ngữ mới rất tốt cho não của bạn, các nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể cải thiện kỹ năng ghi nhớ và tăng khả năng tập trung. Ngoài ra, chinh phục thêm một ngôn ngữ sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của bạn cũng như đem đến những cơ hội mới về du lịch và nghề nghiệp.
Sưu tầm - Nguồn ảnh: Internet