Mục lục
- Microdermabrasion là gì?
- Phân biệt microdermabrasion và dermabrasion
- Lợi ích của microdermabrasion
- Quy trình điều trị microdermabrasion
- Tác dụng phụ của microdermabrasion
- Công nghệ microdermabrasion phù hợp hoặc không phù hợp với ai?
- Chuẩn bị trước khi điều trị microdermabrasion
- Chăm sóc da sau khi điều trị microdermabrasion
Sở hữu những ưu điểm vượt trội trong việc chăm sóc da, làm đẹp da và giải quyết các vấn đề nên microdermabrasion hay điều trị siêu mài mòn da ngày càng trở nên phổ biến cũng như được ưa chuộng. Vậy microdermabrasion là gì? Những ai nên áp dụng microdermabrasion? Phương pháp tẩy tế bào chết này có gì đặc biệt mà lại được đánh giá cao đến vậy? Chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp từng vấn đề thông qua bài viết dưới đây.
1. Microdermabrasion là gì?
“Micro” có nghĩa là siêu nhỏ, “dermabrasion” có nghĩa là tẩy tế bào chết cơ học (vật lý) vì vậy hiểu một cách đơn giản, microdermabrasion (siêu mài mòn da) chính là một hình thức tẩy da chết vật lý chuyên nghiệp. Cụ thể hơn, chúng ta có thể định nghĩa microdermabrasion là quy trình sử dụng dung cụ chuyên dụng để loại bỏ các tế bào da chết trên bề mặt da.
2. Phân biệt microdermabrasion và dermabrasion
Microdermabrasion và dermabrasion đều là những hình thức tái tạo da mặt phổ biến và có vẻ giống nhau tuy nhiên chúng là những kỹ thuật hoàn toàn khác biệt, đặc biệt là ở cường độ tái tạo về mặt. Dermabrasion được xem là phiên bản mạnh hơn của microdermabrasion và tác động sâu hơn. Bởi vậy, nếu như microdermabrasion chỉ loại bỏ lớp da chết thì dermabrasion đi sâu hơn và loại bỏ cả các lớp da vẫn còn “sống”.
Xem thêm: Bạn biết gì về cạo lông mặt – phương pháp làm đẹp có khả năng khiến da trắng mịn như trứng gà bóc?
3. Lợi ích của microdermabrasion
Ngoài công dụng tẩy tế bào chết, microdermabrasion còn có thể đem đến cho bạn những lợi ích như:
- Giúp da mịn màng hơn.
- Làm sáng da, làm đều màu da, cải thiện tông màu da.
- Giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn.
- Giảm thiểu đốm đen, đốm nâu, đồi mồi…
- Làm sạch lỗ chân lông, góp phần ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề liên quan đến tắc nghẽn lỗ chân lông như mụn trứng cá (nhẹ), mụn đầu đen, mụn đầu trắng.
- Khắc phục các nhược điểm da như sẹo mụn, thâm…
- Kích thích sản xuất collagen.
- Tạo điều kiện giúp các sản phẩm chăm sóc da thẩm thấu tốt hơn.
4. Quy trình điều trị microdermabrasion
Microdermabrasion cần được thực hiện tại phòng khám/ cơ sở thẩm mỹ chuyên nghiệp với chuyên gia được có trình độ và tay nghề. Kỹ thuật này khá đơn giản nên chúng ta không cần phải gây mê hay gây tê mà sẽ thực hiện ngay sau khi làm sạch da. Thiết bị chuyên dụng được sử dụng để phun tinh thể lên bề mặt da hoặc vùng cần điều trị. Sau khi hoàn thành quy trình này, làn da sẽ được áp dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng.
5. Tác dụng phụ của microdermabrasion
Sau khi điều trị siêu mài mòn da, bạn có thể cảm thấy đau nhẹ và bị sưng, đỏ tuy nhiên chúng sẽ dần trở lại bình thường trong vài giờ. Da cũng có thể bị bầm tím hay khô và bong tróc nên hãy chú ý làm dịu, dưỡng ẩm để giảm thiểu khó chịu cũng như đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
Xem thêm: Chải da khô: phương pháp thải độc, làm đẹp giúp da mềm mịn, sáng hồng tự nhiên
6. Công nghệ microdermabrasion phù hợp hoặc không phù hợp với ai?
6.1 Ai nên/ có thể áp dụng công nghệ microdermabrasion?
Microdermabrasion được coi là một quy trình an toàn cho hầu hết các loại da, đặc biệt là những người gặp vấn đề với:
- Nếp nhăn
- Tăng sắc tố da, đồi mồi, đốm nâu, sạm da, nám, tàn nhang…
- Lỗ chân lông to, mụn đầu đen
- Mụn trứng cá (nhẹ) và sẹo mụn
- Rạn da
- Da không đều màu
- Da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời
6.2 Ai không nên áp dụng công nghệ microdermabrasion?
7. Chuẩn bị trước khi điều trị microdermabrasion
Microdermabrasion hay điều trị siêu mài mòn da là thủ tục không quá phức tạp hay tốn thời gian thực hiện nên hầu hết chúng ta sẽ không cần phải chuẩn bị quá nhiều. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn và chú ý những điều sau:
- Thảo luận về quy trình thực hiện microdermabrasion và cung cấp các thông tin như quy trình thẩm mỹ từng thực hiện trước đó hay tình trạng dị ứng của bản thân…
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay các sản phẩm mỹ phẩm như trị nám, làm trắng da, tẩy lông… trong khoảng 1 tuần (có thể hơn); tẩy tế bào chết, mặt nạ… trong khoảng 3 ngày trước khi điều trị với microdermabrasion.
- Tẩy trang và làm sạch da trước khi thực hiện microdermabrasion.
8. Chăm sóc da sau khi điều trị microdermabrasion
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, duy trì thói quen skincare cơ bản, tránh sử dụng ngay các sản phẩm chứa thành phần hoạt động như trị mụn, acid…
- Giữ cho da ngậm nước, chú ý cấp và dưỡng ẩm.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ngay sau khi điều trị, che chắn da cẩn thận và sử dụng kem chống nắng đều đặn.
Xem thêm: Dưỡng da thế nào sau chăm sóc, điều trị chuyên sâu tại spa/ thẩm mỹ viện?
Sở hữu loạt ưu điểm như nhanh chóng, nhẹ nhàng, dễ thực hiện, hợp túi tiền, mang lại kết quả ấn tượng và có thể cung cấp nhiều lợi ích cho da nên không khó hiểu khi microdermabrasion vừa được chị em ưa chuộng lại vừa được giới chuyên môn đánh giá cao. Vì vậy, nếu bạn cũng đang tìm kiếm một giải pháp đa năng cho việc giải quyết nhược điểm, cải thiện làn da thì đừng quên tham khảo công nghệ này.
Nguồn ảnh: Internet