Tết Đoan Ngọ, còn được gọi là Tết Đoan Dương hay ngày “giết sâu bọ”, là một trong những ngày lễ mang đậm giá trị văn hóa của người Việt. Theo truyền thống, hằng năm cứ vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng để bày tỏ lòng thành dâng lên tổ tiên, thần linh, cầu mong gia đạo an vui, mùa màng bội thu, vạn sự hanh thông. Vậy Tết Đoan Ngọ cúng gì, cúng vào giờ nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau!
1. Tại sao phải cúng Tết Đoan Ngọ?
Tết Đoan Ngọ đã tồn tại lâu đời trong tín ngưỡng dân gian và ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa của người Việt. Cứ vào thời điểm giữa năm, nạn sâu bọ bắt đầu hoành hành, phá hoại mùa màng. Do đó, mùng 5/5 Âm lịch là ngày phát động tiêu diệt sâu bọ ảnh hưởng đến chất lượng mùa màng.
Cúng Tết Đoan Ngọ là nét văn hóa truyền thống của người Việt
Vào ngày này, cả nhà cùng nhau dậy sớm chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Trẻ được bố mẹ cho ăn rượu nếp, cơm nếp cùng hoa quả khi mới ngủ dậy để “diệt sâu bọ” trong người nên vô cùng hứng thú. Theo quan niệm người xưa, vào thời điểm giao mùa, sâu bọ, giun, sán,… bên trong hệ tiêu hóa sinh sôi phát triển nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy cần tiêu diệt chúng để giải trừ các bệnh tật trong cơ thể.
Bên cạnh đó, phong tục cúng Tết Đoan Ngọ của người Việt còn cầu mong tổ tiên, thần linh phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt, gia đạo bình an.
2. Tết Đoan Ngọ cúng gì?
Theo truyền thống, lễ cúng Tết Đoan Ngọ thường được tổ chức sau vụ mùa. Vì thế mà lễ vật chuẩn bị cho mâm cúng dâng lên tổ tiên, thần linh khá phong phú với nhiều loại nông sản, trái cây đúng mùa.
Trên thực tế, chưa có một quy định cụ thể nào về phần lễ vật trong mâm cúng mùng 5/5 Âm lịch. Tùy thuộc vào văn hóa, phong tục ở mỗi địa phương, vùng miền mà lễ vật thường có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, mâm cúng mùng 5 tháng 5 đơn giản thường không thể thiếu:
- Hương (nhang), hoa tươi, vàng mã.
- Rượu nếp.
- Các loại hoa quả… (gần như bắt buộc phải có trong mâm cúng).
- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp.
- Xôi, chè.
Mâm cúng mùng 5 tháng 5 đơn giản
Vậy mâm cúng Tết Đoan Ngọ đặt ở đâu? Thông thường, các gia đình chỉ chú trọng mâm cúng trên bàn thờ gia tiên mà quên mất việc chuẩn bị cả cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân để dâng lên Ngọc Hoàng Đại Đế và các vị thần linh.
Việc chuẩn bị đồ cúng chay hay mặn là tùy theo kinh tế và mong muốn của gia chủ. Tuy nhiên, Tết Đoan Ngọ nên cúng gì cho đúng với nghi lễ truyền thống? Thông thường mâm cúng mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ được chia ra như sau:
2.1 Mâm cúng gia tiên
Vào ngày mùng 5 tháng 5, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật dâng lên bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng thành. Thông thường, mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ bao gồm:
- Một mâm cơm chay.
- Bánh chay, xôi chay.
- Mâm ngũ quả có đủ 5 vị: cay, chua, đắng, mặn, ngọt.
- 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả.
- Ba chén rượu trắng, đỏ và vàng, pha một chút hùng hoàng.
- Ba chén trà với ba hương vị khác nhau.
- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá.
- Có thể mua một ít tiền âm phủ.
2.2 Mâm cúng ngoài trời
Mâm cúng dâng lên thượng thiên sẽ được đặt quay mặt về hướng Nam, bao gồm các lễ vật sau:
- Bàn lễ phải trải một tấm khăn lớn màu đỏ.
- Mâm cơm chay thịnh soạn.
- Bánh chay, mâm xôi.
- Mâm ngũ quả có đủ năm vị: cay, chua, đắng, mặn, ngọt.
- 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả.
- 5 chén rượu trắng, đỏ, vàng, xanh và đen; trong rượu có một chút hùng hoàng.
- 5 tách trà với năm hương vị khác nhau.
- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá.
- Một chiếc lọng dù có màu đỏ có viền vàng.
- Đặc biệt, không được cúng tiền âm phủ.
Gia chủ sắm lễ cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị hương, hoa, trà, quả, thực
Xem thêm:
Tổng hợp tất cả các ngày lễ trong năm
Tại sao gọi Tết Đoan Ngọ - mồng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày 'giết sâu bọ' ?
"Tất tần tật" về Tết Đoan Ngọ - Mùng 5 tháng 5
3. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở ba miền Bắc - Trung - Nam
Tùy theo phong tục từng vùng miền mà lễ vật cúng mùng 5 tháng 5 có sự khác nhau. Vậy ở 3 miền Bắc - Trung - Nam, mâm cúng mùng 5 tháng 5 gồm những gì?
3.1 Miền Bắc
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người miền Bắc thường chuẩn bị các lễ vật sau để dâng lên bàn thờ gia tiên và thần linh:
- Hương, hoa tươi, vàng mã
- Nước, rượu nếp cẩm
- Bánh tro, bánh ú
- Xôi, chè
- Các loại hoa quả như vải, mận…
- Cơm rượu nếp, thường gồm nếp cẩm và nếp cái hoa vàng.
Cơm rượu nếp cẩm cũng rất phổ biến trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc
3.2 Miền Trung
Mâm cúng tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung thường có:
- Hương, hoa tươi, vàng mã.
- Nước, rượu nếp.
- Các loại hoa quả như vải, mận…
- Bánh tro, bánh ú.
- Xôi, chè kê, thường là chè kê.
- Cơm rượu.
- Thịt vịt.
Chè kê - Món ăn quen thuộc trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung
3.3 Miền Nam
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam không thể thiếu các món sau:
- Hương, hoa tươi, vàng mã.
- Nước, rượu nếp.
- Các loại hoa quả như vải, mận…
- Cơm rượu.
- Bánh ú bá trạng (tùy vùng).
- Chè trôi nước.
Chè trôi nước thường xuất hiện trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Nam
4. Bài cúng Tết Đoan Ngọ
Tương tự như mâm cúng thì bài khấn Tết Đoan Ngọ 5/5 cũng gồm hai phần: bài cúng gia tiên, bài cúng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên. Do đó, gia chủ cần chuẩn bị lễ cúng Tết Đoan Ngọ thật cẩn thận nhằm thể hiện lòng thành kính, cầu mong tổ tiên, các vị thần linh phù hộ cho gia đình an vui, công việc thuận lợi, vận khí hanh thông, vạn sự như ý nguyện. Sau đây là các bài văn khấn cúng tết đoan ngọ chuẩn nhất
4.1 Văn khấn Tết Đoan Ngọ gia tiên trong nhà
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ chúng con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày mồng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
4.2 Văn cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ chúng con là:... Tuổi:.. Ngụ tại:...
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Xem thêm:
18 bài thơ chúc Tết Đoan Ngọ hay nhất
60 lời chúc Tết Đoan Ngọ 2023 ấm áp, ý nghĩa
100 lời chúc bình an may mắn, chúc một đời an yên hạnh phúc
5. Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?
Nếu hiểu theo mặt chữ, “Đoan” có nghĩa là bắt đầu, còn “Ngọ” chỉ giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ chiều). Vậy có phải cúng Tết Đoan Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ mùng 5 tháng 5 là chuẩn nhất không?
Một số món trên mâm cúng mùng 5 tháng 5
Xét theo quan niệm truyền thống, lễ cúng mùng 5/5 nên được tiến hành vào giờ Ngọ, tốt nhất là giờ chính Ngọ (12 giờ trưa). Bởi Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo đó, “dương” chỉ Mặt Trời, cho khí dương. Theo văn hóa của phương Đông thì mùng 5/5 là một trong những ngày dương khí lên cao nhất ở cả trời đất và trong cơ thể con người. Trong đó, giờ Ngọ chính là thời điểm nguồn dương khí cao tột bậc.
6. Tết Đoan Ngọ cúng gì cho Ông Địa?
Chuẩn bị đồ cúng Tết Đoan Ngọ ở bàn thờ Ông Địa cũng tương tự như đồ cúng ở bàn thờ gia tiên. Tùy vào phong tục của từng vùng miền, từng địa phương và điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng mùng 5/5 cho Ông Địa sẽ khác nhau. Vậy mùng 5 tháng 5 cúng gì cho Ông Địa?
Sau đây là một số lễ vật thường xuất hiện trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở bàn thờ Ông Địa:
- Hương, lọ hoa tươi, vàng mã (không có tiền âm phủ).
- Xôi, chè.
- Bánh tro, bánh ú.
- Nước, rượu.
- Các loại hoa quả theo mùa như vải, mận…
- Cơm rượu nếp.
7. Những lưu ý khi cúng mùng 5 tháng 5
Khi cúng Tết Đoan Ngọ, gia chủ cần ăn mặc chỉn chu, lịch sự, kín đáo. Tránh nói to hay làm đổ vỡ trong quá trình làm lễ để không làm mất đi sự trang nghiêm cần có. Điều quan trọng đó là một lòng thành kính cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây ngon trái ngọt và nhà cửa yên ấm.
Ngoài ra, theo GS Lương Ngọc Huỳnh, phong tục của người Việt khi cúng mùng 5 tháng 5 có hai điều cấm kỵ mà mọi người không nên phạm phải. Đó là không được chặt cây và không được ăn các loại thức ăn động vật còn tươi sống.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam
Xem thêm:
Tết Đoan Ngọ ăn gì? - Xem qua cách làm 4 món ngon cho ngày lễ này nhé!
6 món ăn Việt Nam lọt top 100 món cơm ngon nhất châu Á
Lịch sử, ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28/6
8. Hình ảnh mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Phong tục cúng mùng 5 tháng 5 là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Việt. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những mâm cúng Tết Đoan Ngọ được bày biện đẹp mắt và đúng nghi lễ qua những hình ảnh sau.
Vải và mận là hai loại trái cây gần như không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những loại nông sản, trái cây theo mùa
Mâm cúng mùng 5 tháng 5 được bày trí đẹp mắt
Người xưa thường nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, Tết Đoan Ngọ cúng gì tùy thuộc vào văn hóa, phong tục vùng miền và điều kiện mỗi gia đình. Tuy nhiên, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng thật chu đáo, cẩn thận và tỏ lòng thành kính đến tổ tiên.
Ảnh: Internet