Tổng hợp tất cả các ngày lễ trong năm
- Các ngày lễ trong năm theo Dương lịch
- Tết Dương lịch 1/1
- Valentine (Ngày lễ tình yêu hay Ngày lễ tình nhân) 14/2
- Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
- Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3
- Ngày Cá tháng Tư 1/4
- Valentine trắng 14/3
- Tết Thanh minh
- Valentine đen 14/4
- Ngày Trái Đất 22/4
- Ngày Chiến thắng 30/4
- Ngày Quốc tế Lao động 1/5
- Ngày của Mẹ
- Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6
- Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6
- Ngày của Cha
- Ngày Gia đình Việt Nam 28/6
- Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7
- Ngày Thương binh, Liệt sỹ 27/7
- Cách mạng Tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân 19/8
- Ngày Quốc khánh 2/9
- Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
- Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10
- Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
- Lễ hội Halloween 31/10
- Ngày Quốc tế Nam giới 19/11
- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
- Lễ Giáng sinh 24 – 25/12
- Các ngày lễ trong năm theo Âm lịch
- Tất cả các ngày nghỉ lễ trong năm của người lao động
- Năm 2023 người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ?
Nắm rõ các ngày lễ trong năm sẽ giúp chúng ta không bỏ lỡ những dịp quan trọng. Ngoài ra, việc xác định các ngày lễ được nghỉ trong năm cũng giúp mỗi người chủ động sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hay có những chuyến du lịch trọn vẹn hơn.

Một năm thường có rất nhiều ngày lễ. Ngày nay, ngoài các ngày lễ của người Việt Nam, chúng ta cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến một số ngày lễ quốc tế khác.
Dưới đây là những ngày lễ lớn, ngày lễ phổ biến tại Việt Nam được phân chia theo Dương lịch và Âm lịch để bạn có thể tiện theo dõi.
1. Các ngày lễ trong năm theo Dương lịch
1.1 Tết Dương lịch 1/1
Tết Dương lịch (hay Tết Tây) bắt nguồn từ hệ thống lịch La Mã cổ đại. Ngày khởi đầu năm mới mùng 1/1 được áp dụng lần đầu năm 153 TCN. Và đây là một trong những ngày lễ quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới.
Xem thêm:
6 điều thú vị về Tết Dương lịch
Lời chúc Tết Dương lịch ý nghĩa gửi cho những người thân yêu
1.2 Valentine (Ngày lễ tình yêu hay Ngày lễ tình nhân) 14/2
Valentine là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm khác giới. Vào ngày này, người ta sẽ bày tỏ tình cảm với người mà mình yêu thương bằng lời chúc và những món quà.
Trước đây, Valentine 14/2 chỉ có ở Bắc Mỹ và châu Âu. Ngày nay, nó trở nên phổ biến tại hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, ngày lễ tình nhân truyền thống này còn được gọi là Valentine đỏ.
Xem thêm:
Tuyển tập 30 câu nói ngọt ngào và ý nghĩa dành tặng ‘nửa kia’ trong ngày lễ tình nhân
1.3 Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
Ngày 27/2 hằng năm là ngày Thầy thuốc Việt Nam - ngày tôn vinh các y, bác sỹ và những người làm việc trong ngành Y tế. Đây không chỉ là dịp để chúng ta gửi lời cảm ơn, động viên tới họ mà còn là lời nhắc nhở về trách nhiệm và sức mệnh mà xã hội giao phó cho các y, bác sĩ và những người làm công tác Y tế.
Xem thêm:
Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 - nhắn gửi lời chúc chân thành tới các 'chiến sĩ áo trắng'

1.4 Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Ý tưởng về ngày Quốc tế Phụ nữ xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 20 với xuất phát điểm là sự kiện diễu hành khắp New York (Mỹ) của 15.000 phụ nữ để đòi quyền lợi. Năm 1975, Liên Hợp Quốc chính thức công nhận ngày 8/3 là ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày nay, 8/3 là dịp mà phụ nữ trên toàn thế giới được tôn vinh.
Xem thêm:
1.5 Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3
Kể từ năm 2013, ngày 20/3 được chọn là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Đây là dịp để cả thế giới cùng biểu thị mong muốn, niềm tin và quyết tâm phấn đấu vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không còn đói nghèo; một thế giới phát triển thịnh vượng và bền vững; một thế giới mà tất cả mọi người dù khác màu da, dân tộc, tôn giáo đều được hưởng trọn niềm hạnh phúc.
Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Hạnh phúc được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014.
Xem thêm:
Top những câu nói, lời chúc ngày Quốc tế Hạnh phúc hay và ý nghĩa nhất
1.6 Ngày Cá tháng Tư 1/4
Ngày Cá tháng Tư hay Ngày nói dối không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn phổ biến và được tổ chức ở nhiều quốc gia. Ngày này diễn ra vào 1/4 Dương lịch và chúng ta có thể thoải mái nói dối, trêu chọc, đánh lừa người khác mà không bị trách mắng, chỉ trích. Đây được xem là ngày mua vui cho bản thân cũng như những người xung quanh bằng các trò lừa vô hại.
Xem thêm:
Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư cùng những status hay, hài hước dành cho 'ngày nói dối'

1.7 Valentine trắng 14/3
Ngày 14/2 là ngày lễ Tình nhân truyền thống hay Valentine đỏ còn ngày 14/3 là ngày Valentine trắng. Đây được xem là dịp là để đáp lại tình cảm của người đã bày tỏ với bạn vào ngày 14/2.
Xem thêm:
Valentine trắng là ngày gì? Gợi ý top 20 lời chúc đầy ngọt ngào gửi tới 'nửa kia'
Gợi ý list quà tặng Valentine trắng tinh tế để bạn 'đáp lễ' người thương
1.8 Tết Thanh minh
Ngày Tết Thanh minh là ngày mở đầu của tiết Thanh minh, một trong 24 tiết khí theo lịch pháp phương Đông. Tết Thanh minh không có ngày cố định mà bắt đầu từ 4 – 5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20 – 21/4 (khi bắt đầu tiết Cốc vũ).
Tết Thanh minh gắn liền với lễ tảo mộ, hội đạp thanh. Vào dịp này, con cháu sẽ đến thăm, sửa sang mộ phần và cúng tổ tiên. Đây là dịp để tưởng nhớ, tri ân người thân đã mất đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Xem thêm:
1.9 Valentine đen 14/4
Valentine đen diễn ra vào 14/4 không phải là ngày của các cặp tình nhân mà là ngày lễ dành cho những người độc thân. Ngày lễ này bắt nguồn từ Hàn Quốc và là dịp để mỗi người tận hưởng cuộc sống của mình.
Xem thêm:
Tận hưởng ngày Valentine Đen theo cách của bạn - Độc thân không có nghĩa là cô đơn.

1.10 Ngày Trái Đất 22/4
Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu ở Mỹ vào năm 1970. Đây là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức, hành động nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên toàn cầu.
Ngày Trái Đất được Mạng lưới ngày Trái Đất (Earth Day Network) tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm ở hơn 192 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2009, Liên Hiệp Quốc công nhận ngày 22/4 là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).
Xem thêm:
1.11 Ngày Chiến thắng 30/4
Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 là một trong những cột mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đây là dấu son chói lọi đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Để kỷ niệm ngày này, hằng năm chúng ta đều có rất nhiều hoạt động. Ngày 30/4 là ngày nghỉ lễ quốc gia và được ghi trong các văn bản pháp luật với tên gọi là Ngày Chiến thắng.
Xem thêm:
Gửi cho nhau những lời chúc 30/4 và 1/5 để kỳ nghỉ lễ thêm trọn vẹn yêu thương
1.12 Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tại Việt Nam, ngày lễ này liền kề với Ngày Chiến thắng 30/4 nên càng có ý nghĩa.
Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên nước ta tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 về những ngày nghỉ Tết, lễ kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo; trong đó công bố ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức. Vào ngày này công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương.
Xem thêm:
Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử và những sự thật thú vị về ngày Quốc tế Lao động 1/5

1.13 Ngày của Mẹ
Ngày của Mẹ hay Ngày Hiền Mẫu là ngày tôn vinh những người mẹ, tình mẫu tử và ảnh hưởng của các bà mẹ xong xã hội. Ngày kỷ niệm này được coi là ngày lễ chính thức tại nhiều quốc gia và đang dần nhận được sự quan tâm tại Việt Nam. Tuy nhiên, Ngày của Mẹ không được ấn định cụ thể và nhiều nước trên thế giới quy ước lấy Chủ nhật thứ 2 của tháng 5.
Xem thêm:
Ngày của mẹ - Ngày tôn vinh những ‘siêu anh hùng’ thầm lặng trên thế giới
1.14 Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6
Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hằng năm chính là Ngày Quốc tế Thiếu nhi. Vào dịp này, trẻ em sẽ nhận được những lời chúc mừng và những món quà. Đồng thời, đây cũng là dịp để mọi người đặc biệt là ông bà, cha mẹ, anh chị… thể hiện tình cảm với những đứa trẻ.
Xem thêm:
Quốc tế Thiếu Nhi - Ngày hội lớn dành cho các em nhỏ trên toàn thế giới
1.15 Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 là để dịp tri ân các thế hệ nhà báo đã cống hiến trí tuệ, sự nhiệt thành, đem đến cho độc giả những bài báo hay, những sự kiện nóng hổi, chân thực… Không chỉ là ngày lễ kỷ niệm quan trọng, đây còn là dịp để những “người cầm bút” nhìn lại thành tựu, khó khăn, rèn luyện bản lĩnh và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp báo chí cách mạng.
Xem thêm:

1.16 Ngày của Cha
Ngày của Cha được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới trong đó phổ biến nhất là ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6. Đây là ngày tôn vinh những người làm cha, là dịp để những người con bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn, hiếu thảo với người đàn ông vĩ đại nhất cuộc đời mình.
Xem thêm:
Ngày của Cha - Ngày lễ tôn vinh những ông bố tuyệt vời nhất
Lời chúc Ngày của Cha - Món quà tinh thần ý nghĩa dành tặng ‘người đàn ông vĩ đại nhất’ cuộc đời bạn
1.17 Ngày Gia đình Việt Nam 28/6
Năm 2001, ngày 28/6 chính thức trở thành Ngày Gia đình Việt Nam. Ngày lễ này là sự kiện văn hóa lớn tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của các gia đình Việt. Ngoài ra, nó cũng là dịp để mọi người hướng về gia đình, về cội nguồn hay thể hiện tình cảm, sự quan tâm với người thân của mình.
Bên cạnh Ngày gia đình Việt Nam, chúng ta cũng có một ngày lễ quốc tế về gia đình. Đó là Ngày quốc tế Gia đình được Liên Hợp Quốc ấn định vào ngày 15/5 hằng năm.
Xem thêm:
Ngày Gia Đình Việt Nam - Ngày tôn vinh giá trị gia đình, văn hóa tốt đẹp của dân tộc
Gửi đến những người thân yêu vô vàn lời chúc Ngày Gia đình Việt Nam ấm áp và ý nghĩa nhất!
1.18 Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7
Ngày Quốc tế nụ hôn bắt nguồn từ Anh vào năm 2000 và được Liên Hợp Quốc công nhận vào năm 2002. Mang thông điệp truyền tải sự yêu thương nên trong ngày này, mọi giận hờn, mâu thuẫn… đều được gạt sang một bên. Mọi người trao nhau những nụ hôn chứa đầy tình cảm và lan tỏa những giá trị của nó.
Xem thêm:
Ngày Quốc tế Nụ hôn - Ngày lễ đề cao tình cảm của con người trong xã hội

1.19 Ngày Thương binh, Liệt sỹ 27/7
Ngày 27/7 là ngày lễ tưởng nhớ các thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng. Bên cạnh việc dâng hương tri ân tại nghĩa trang liệt sỹ, chính quyền các cấp và các đoàn thể còn tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình thương binh, liệt sỹ. Đây được xem là biểu hiện của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt Nam.
1.20 Cách mạng Tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân 19/8
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công mở ra bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Kết thúc hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít; chính quyền về tay Nhân dân; nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời (2/9/1945). Đây chính là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo.
Ngày 19/8/1945 cũng là Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân.
Xem thêm:
1.21 Ngày Quốc khánh 2/9
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là một trong những ngày lễ chính thức của người Việt Nam và người lao động được nghỉ 2 ngày (trước đó chỉ được nghỉ vào ngày 2/9).
Xem thêm:
Những lời chúc chào mừng Quốc Khánh 2/9 hào hùng, khí thế nhất

1.22 Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
Ngày 10/10/1954 là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở nước ta đồng thời mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô, đất nước.
Để chào mừng, kỷ niệm ngày 10/10, hằng năm Hà Nội đều được trang hoàng băng rôn, cờ hoa… rực rỡ.
1.23 Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10
Năm 2004, ngày 13/10 được quyết định là Ngày Doanh nhân Việt Nam. Mục đích là để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp cũng như đội ngũ doanh nhân.
Xem thêm:
54 lời chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 hay và ý nghĩa nhất
1.24 Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Để đánh dấu sự kiện thành lập Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn ngày 20/10 hằng năm là Ngày phụ nữ Việt Nam.
Giống như Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày 20/10 cũng là dịp để tôn vinh, bày tỏ sự quan tâm, tình cảm với những người phụ nữ bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngày nay, phụ nữ thường nhận được hoa, quà và những lời chúc mừng.
Xem thêm:
Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
100 stt 20/10 hay, cap chúc mừng ngày 20/10 hài hước thú vị cho những người phụ nữ

1.25 Lễ hội Halloween 31/10
Halloween là lễ hội phổ biến với các quốc gia phương Tây và cũng đang dần trở nên quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ. Vào ngày này, trẻ con sẽ hóa trang và đi xin bánh kẹo, mọi người có thể dự tiệc hóa trang, kể chuyện ma, xem phim kinh dị và tham dự một số trò chơi truyền thống.
Xem thêm:
1.26 Ngày Quốc tế Nam giới 19/11
Ngày Quốc tế Nam giới hay Ngày Quốc tế Đàn ông là sự kiện quốc tế tôn vinh những đóng góp cũng như làm nổi bật vai trò của người đàn ông. Chúng được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1999 và nhanh chóng được nhiều quốc gia đón nhận.
Xem thêm:
Nguồn gốc ngày Quốc tế Đàn ông 19/11 có thể bạn chưa biết
60 lời chúc mừng ngày Quốc tế Đàn ông 19/11 hài hước thú vị nhất
1.27 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày Nhà giáo Việt Nam hay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam diễn ra vào ngày 20/11 hằng năm. Đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam và dịp tôn vinh những người làm trong ngành.
Ngày 20/11, học sinh trên khắp cả nước sẽ gửi lời chúc mừng, tặng hoa, tặng quà cho thầy cô để bày tỏ tấm lòng yêu mến, biết ơn của mình.
Xem thêm:
70 lời chúc 20/11 gửi đến thầy cô nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam giàu ý nghĩa
60 status 20/11 hay, cap về ngày Nhà Giáo Việt Nam ngắn gọn ý nghĩa
1.28 Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập theo theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng( khóa VI) quyết định lấy ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đồng thời là Ngày Hội quốc phòng toàn dân.
Xem thêm:
Mười lời thề danh dự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam

1.29 Lễ Giáng sinh 24 – 25/12
Lễ Giáng sinh hay Noel là lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn người theo đạo Thiên Chúa. Nó thường được tổ chức từ đêm 24 (lễ vọng) đến hết ngày 25/12 (lễ chính ngày).
Lễ Giáng sinh không chỉ có nghĩa về mặt tôn giáo mà còn là dịp để các gia đình sum họp, tổ chức các bữa tiệc cùng bạn bè, trang trí nhà cửa, cây thông hay là dịp để những đứa trẻ nhận quà từ ông già Noel…
Xem thêm:
8 điều thú vị về ngày lễ Giáng Sinh mà có thể bạn chưa biết!
Giáng sinh an lành với 40 lời chúc ấm áp dành cho bạn bè và những người thân yêu quanh ta
2. Các ngày lễ trong năm theo Âm lịch
2.1 Tết Nguyên đán 1/1 Âm lịch
Tết Nguyên đán hay Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền là ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong các ngày lễ truyền thống của người Việt Nam. Tết đánh dấu sự khởi đầu cho cả một năm nên có ý nghĩa rất lớn với đời sống của người Việt. Đây cũng là dịp để các gia đình sum họp, thăm hỏi người thân, bạn bè, hàng xóm…, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.
Về cơ bản, phong tục ngày Tết được chia thành ba khoảng thời gian chính là Tất niên, Giao thừa và Tân niên. Mỗi khoảng thời gian sẽ có những phong tục, hoạt động riêng để cầu may, cầu an lành cho năm mới.
Xem thêm:
Top 150 câu chúc Tết hay tặng ông bà, cha mẹ, người yêu, bạn bè
Bàn thờ gia tiên ngày Tết - Nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của người Việt

2.2 Tết Nguyên Tiêu 15/1 Âm lịch
Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên, Rằm tháng Giêng diễn ra vào 15/1 Âm lịch chính là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Đây được xem là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng nhất của người Việt Nam.
Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng để bày tỏ lòng thành với Phật và tổ tiên. Mọi người cũng đi chùa cầu may, cầu an, làm việc thiện và tham dự các lễ hội…
Xem thêm:
2.3 Tết Hàn thực 3/3 Âm lịch
Tết Hàn thực là ngày Tết “ăn đồ lạnh” (“hàn” là lạnh, “thực” là ăn) diễn ra vào ngày 3/3 Âm lịch hằng năm. Vào ngày này, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để dâng lên tổ tiên. Cũng vì vậy mà ngày Tết Hàn thực còn được nhiều người gọi là Tết bánh trôi, bánh chay.
Xem thêm:
2.4 Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch
Giỗ tổ Hùng Vương là ngày quốc lễ, ngày hội truyền thống của Việt Nam để tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ của các vua Hùng. Hằng năm, nghi lễ truyền thống này được tổ chức vào ngày 10/3 Âm lịch tại Đền Hùng (Phú Thọ).
Xem thêm:
Ngày Giỗ Tổ - nét đẹp hòa quyện giữa văn hóa Á Đông và bản sắc dân tộc Việt

2.5 Đại lễ Phật đản 15/4 Âm lịch
Ngày Phật đản là ngày kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời và là một trong ba ngày lễ lớn của đạo Phật. Đại lễ Phật đản được tổ chức hằng năm vào ngày 15/4 Âm lịch. Giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động như tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp… để mừng ngày đại lễ.
Xem thêm:
Đại lễ Phật Đản - Lễ hội quan trọng nhất của Phật Giáo
80 status đi chùa cầu bình an cho gia đình, cap, câu nói hay khi đi chùa giúp tịnh tâm
2.6 Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch
Tết Đoan Ngọ hay ngày diệt sâu bọ là một trong những ngày Tết truyền thống của người Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, chuyển mùa, chuyển tiết là thời điểm dịch bệnh dễ phát sinh. Để trừ phòng bệnh, người dân sẽ chuẩn bị mâm lễ vật cúng tổ tiên, thần linh nhằm tạ ơn, mừng mùa vụ thắng lợi đồng thời gửi gắm hy vọng mùa màng tươi tốt, cây trái sinh sôi, mầm bệnh bị tiêu diệt, con người khỏe mạnh, không bệnh tật.
Xem thêm:
Gợi ý cách cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn phong tục Việt và những điều cần lưu ý
Tổng hợp 35+ lời chúc Tết Đoan Ngọ kèm theo những hình ảnh đẹp và ý nghĩa nhất
2.7 Thất Tịch 7/7 Âm lịch
Thất Tịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang, Chức Nữ hay ông Ngâu, bà Ngâu và cơn mưa ngâu vào những ngày đầu tháng 7 Âm lịch. Trong văn hóa phương Đông, đây là ngày lễ có nhiều ý nghĩa như ca ngợi tình yêu nam nữ, tôn vinh sự khéo tay của các cô gái hay là ngày hội cầu duyên.
Xem thêm:
Sự tích Ngưu Lang, Chức Nữ - Vì sao Thất Tịch lại có mưa ngâu?
Lưu ngay những việc nên và không nên làm trong ngày Thất Tịch để tình duyên thuận lợi

2.8 Lễ Vu Lan 15/7 Âm lịch
Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Đây là dịp để những người con báo hiếu ông bà, cha mẹ; tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, hướng đến truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
Lễ Vu Lan thường được tổ chức vào ngày 15/7 Âm lịch hay rằm tháng 7, trùng với Tết Trung nguyên và ngày Xá tội vong nhân.
Xem thêm:
Gợi ý lời chúc cha mẹ hay, ý nghĩa trong ngày Vu Lan báo hiếu
2.9 Tết Trung Thu 15/8 Âm lịch
Trung Thu hay Tết đoàn viên là ngày mà các thành viên gia đình quây quần bên nhau, là dịp để vui chơi của trẻ nhỏ. Theo Âm lịch, ngày 15/8 là ngày chính giữa mùa thu và ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng, tiên đoán mùa màng.
Xem thêm:
Tìm hiểu về ý nghĩa Tết Trung thu, bánh Trung thu tại Việt Nam
Tổng hợp các bài cúng văn khấn Rằm Trung thu 2022 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
2.10 Tết ông Công, ông Táo 23/12 Âm lịch
Lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch rất quan trọng với người Việt Nam. Vì theo quan niệm, đây là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo mọi việc trong gia đình của gia chủ với Ngọc Hoàng. Việc sắm sửa lễ vật, thực hiện các thủ tục nghi lễ cúng ông Công ông Táo tại các gia đình cũng đặc biệt được chú ý.
Xem thêm:
Ông Công ông Táo và những sự tích về tình nghĩa vợ chồng giữa 2 ông 1 bà, sắt son nhưng éo le
3. Tất cả các ngày nghỉ lễ trong năm của người lao động
Theo quy định tại điều 112 bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021 người lao động sẽ có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, tết và được hưởng nguyên lương.
- Tết Dương lịch: 1 ngày (1/1 Dương lịch)
- Tết Âm lịch: 5 ngày
- Ngày Chiến thắng: 1 ngày (30/4 Dương lịch)
- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (1/5 Dương lịch)
- Ngày Quốc khánh: 2 ngày (2/9 Dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau)
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày (10/3 Âm lịch)
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ lễ trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.

4. Năm 2023 người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ?
Năm 2023, người lao có tổng cộng 19 ngày nghỉ lễ, tết. Cụ thể:
- Tết Dương lịch: 3 ngày (thứ bảy, chủ nhật 1/1 và ngày nghỉ bù kế tiếp thứ hai 2/1).
- Tết Âm lịch hay Tết Nguyên đán: 7 ngày (5 ngày nghỉ chính thức và 2 ngày nghỉ bù, từ thứ sáu 20/1 đến hết thứ năm 26/1).
- Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4 – 1/5: 5 ngày (3 ngày nghỉ chính thức và 2 ngày nghỉ bù, từ thứ bảy 29/4 đến hết thứ tư 3/5). Với các đơn vị thực hiện chế độ nghỉ 1 ngày hàng tuần, dịp lễ này sẽ được nghỉ 4 ngày.
- Quốc khánh: 4 ngày (từ thứ sáu 1/9 đến hết thứ hai 4/9).
Trên đây là các ngày lễ trong năm được xem là lớn và phổ biến đối với người Việt Nam. Danh sách này cũng cập nhật các ngày nghỉ lễ trong năm 2023 của người lao động. Vì vậy, muốn lên kế hoạch làm việc, du lịch hay tổ chức các sự kiện bạn hãy chủ động lưu lại.
Tổng hợp