Thai 15 tuần tuổi đang có sự thay đổi đáng kể về diện mạo và tiếp tục phát triển. Ở tuần này, bé vẫn có thể khiến bạn gặp các triệu chứng như ợ nóng, đầy hơi, giãn tĩnh mạch... Tuy vậy, cơ thể mẹ đã ít buồn nôn và làn da thì ngày càng hồng hào hơn trước.
1. Sự phát triển thai nhi 15 tuần tuổi
Thai nhi 15 tuần tuổi sẽ nặng khoảng 75g và dài khoảng 10cm tính từ đầu đến chân.
Sự phát triển của thai nhi 15 tuổi diễn ra rất nhanh, nhìn tổng thể hình dáng của thai nhi đã dần dần trở nên giống với hình ảnh của một em bé thu nhỏ.
- Tóc và lông mày có thể bắt đầu xuất hiện. Các tế bào chân tóc thậm chí bắt đầu sản xuất sắc tố tạo màu tóc.
- Tai của bé có thể đã đạt đến vị trí hoàn chỉnh ở 2 bên đầu. Mắt bé vẫn nhắm nhưng bé có thể cảm nhận được ánh sáng. Mặc dù chưa phân biệt được nhiều hương vị nhưng ở thời điểm này vị giác của bé đang dần hình thành và phát triển.
- Lớp da bé bắt đầu phát triển, mặc dù vẫn còn rất mỏng.
- Hệ xương của bé tiếp tục phát triển và khỏe hơn.
- Cơ bắp của bé đang phát triển không ngừng và bé đã có thể ngọ nguậy các ngón tay, ngón chân, thực hiện nhiều chuyển động bằng đầu, miệng.
- Hệ tuần hoàn và hệ bài tiết của bé bé đã hoàn thiện và đi vào hoạt động, dây rốn kết nối với bạn sẽ dày và chắc chắn hơn. Lúc này tim bé chứa hơn nửa lít máu và lưu hành trong cơ thể bé.
- Số lượng tế bào thần kinh của bé đã tương đương với số lượng tế bào thần kinh của người trưởng thành.
Sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, khi thai nhi 15 tuần tuổi bác sĩ đã có thể xác định được giới tính thai nhi thông qua siêu âm. Tuy nhiên kết quả có chính xác hay không phụ thuộc vào tư thế của bé trong bụng mẹ, nếu bé nằm chéo chân khi máy siêu âm quét qua thì bác sĩ không thể đưa ra kết luận chính xác. Ngoài ra, thời điểm bác sĩ tiết lộ giới tính thai nhi cũng có thể trễ hơn, điều này tùy theo luật hiện hành và quy định của bệnh viện.
Xem thêm: 3 phương pháp y khoa giúp mẹ xác định giới tính con yêu chính xác
1.1 Thai nhi 15 tuần đã biết đạp chưa?
Như đã nói, thai nhi 15 tuần tuổi các cơ bắp đang phát triển vô cùng nhanh chóng, do đó các cử động của bé như: di chuyển tay, chân, co nắm bàn tay đã diễn ra thường xuyên hơn. Tuy nhiên, vì kích thước thai 15 tuần còn nhỏ nên thai phụ thường không thể cảm nhận được những cú đạp của con đang diễn ra trong tử cung, mặc dù bé đã bắt đầu có những cử động từ tuần thai thứ 8.
Thông thường, bạn sẽ cảm nhận được thai nhi đạp rõ ràng nhất khi thai ở tuần thứ 17 hoặc lâu hơn. Với những người mang thai lần đầu, có khi phải đợi đến khoảng 20 tuần thai mới xuất hiện dấu hiệu thai máy.
2. Dấu hiệu mang thai 15 tuần
Mang thai tuần thứ 15, bụng của bạn đã to lên khá nhiều. Bên trong, phần đỉnh tử cung đã ở vào khoảng giữa xương mu và rốn, các vòng dây chằng đỡ tử cung đang dày lên và giãn ra khi tử cung lớn dần.
Thai nhi 15 tuổi mẹ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản (Nguồn: Internet)
Cảm giác buồn nôn không còn, ít bị thay đổi cảm xúc hơn, làn da hồng hào thể hiện sức khỏe tốt. Tuy nhiên, ở tuần thai này bạn có thể phải đối mặt với các triệu chứng khác, bao gồm:
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Chóng mặt.
- Thường xuyên đau đầu.
- Hay quên.
Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ
3. Những điều lưu ý khi mang thai tuần 15
Khi khám thai ở tuần thứ 15, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi, xác nhận ngày “lâm bồn” và kiểm tra sức khỏe của bạn. Không có quá nhiều xét nghiệm được thực hiện trong tuần này, tuy nhiên nếu bạn nằm trong “diện có nguy cơ cao” thì hãy tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.
3.1 Khi thai nhi 15 tuần tuổi nên kiêng gì ?
- Không nên những món ăn có thể gây dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao nếu bạn đã từ bị dị ứng.
- Rượu, bia, cà phê và thuốc lá luôn là những điều bạn cần tránh xa.
- Không tự tiện uống thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
Xem thêm: Uống bia rượu bị đỏ mặt, nổi mẩn ngứa,…coi chừng bị dị ứng rượu bia – Đây là cách xử lý an toàn nhất
3.2 Thai nhi tuần 15 mẹ nên ăn gì ?
- Khi đã bước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, bạn không cần kiêng cữ quá nhiều nên ăn những món ăn mình yêu thích để có cảm giác ngon miệng.
- Ưu tiên ăn những thực phẩm giàu chất xơ và phô mai (đã tiệt trùng) vì nó sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Ăn nhiều rau xanh, củ, quả trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Nên bổ sung lượng vitamin C thích hợp có trong các loại nước ép hoa quả.
- Không bỏ qua việc cung cấp chất đạm, sắt và canxi cho cơ thể thông qua chế độ ăn hoặc các loại thuốc bổ sung được kê toa từ bác sĩ.
- Không nên ăn quá nhiều đồ ăn có chứa chất béo. Không ăn trước khi đi ngủ để tránh tình trạng ợ nóng và có được giấc ngủ ngon hơn.
Để quá trình mang thai luôn khỏe mạnh cần có sự nỗ lực của người mẹ. Vì thế, hãy tập trung ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi 15 tuần tuổi phát triển tốt bạn nhé!