- Còn nhiều cái chưa thèm nói
- Các bạn đã bao giờ chưa
- Nào không trêu bạn
- Hết cứu
- Dữ chưa
- Bây ơi bây
- Gwenchana
- Trí trá
- Pressing, thoát pressing
- Không ngờ gặp phải thằng liều
- Check var
- Kiwi kiwi
- Mắc cỡ quá 2 ơi
- Cà nhính
- Chỉ chờ có thế
- Cực chẳng đã
- Địa lý, ngữ văn, toán học, lịch sử, thể dục
- Mãi keo
- Keo ly, tái châu, quế lầu, sốt cà, trầm, kem, bò viên, chả chua
- Cậu be
- Chắc có mình tui
- You don't hợp with me, over hợp
- Flex
- Kiến tạo, phòng thủ
Có thể nói, nền tảng xã hội chính là nơi khơi nguồn cho những nội dung giải trí vô tận. Đặc biệt, thời gian qua đã xuất hiện nhiều câu nói viral khiến giới trẻ thích thú. Hãy cùng VOH cập nhật liên tục một số cụm từ “hot trend” trong năm 2023 để bắt kịp xu hướng và không trở thành “người tối cổ” nhé!
Còn nhiều cái chưa thèm nói
Mới đây, trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok xuất hiện trend “còn nhiều cái chưa thèm nói” làm cho dân tình chao đảo. Ngôn từ đơn giản nhưng mang ý nghĩa hài hước nên thu hút được sự chú ý của giới trẻ. Từ đó, họ đã sáng tạo ra hàng trăm video vui nhộn khiến câu nói này trở nên viral.
“Còn nhiều cái chưa thèm nói” là cách nói thể hiện sự mỉa mai, châm biếm một ai đó nếu họ làm nhiều điều quá đáng khiến đối phương cảm thấy bất mãn. Tuy nhiên, đối với cư dân mạng, câu này lại mang tầng nghĩa hoàn toàn khác. Nó xem như một lời cảnh cáo dí dỏm khi người nói không muốn dành thời gian quan tâm đến những thứ vô nghĩa.
Các bạn đã bao giờ chưa
Trend “các bạn đã bao giờ chưa” bắt nguồn từ tài khoản TikTok có tên là bichla_2k3. Cô nàng gen Z đã lặp đi lặp lại câu nói trên trong một video ngắn chỉ vỏn vẹn 15 giây với giọng điệu tươi vui.
“Các bạn đã bao giờ chưa” là một câu hỏi không nội dung khiến nhiều người xem thích thú vì muốn biết chủ nhân đoạn clip đang thắc mắc chuyện gì. Để hưởng ứng “phong trào” mới, những bạn trẻ đã nhanh chóng cho ra đời các video với nội dung như “Mình hỏi thật, từng tuổi này các bạn đã bao giờ chưa?” hay “Trải qua 25 mùa xuân, mình chưa bao giờ, các bạn đã bao giờ chưa?”...
Nào không trêu bạn
“Nào không trêu bạn” là một trong những trend mới xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội khoảng thời gian gần đây. Nó được dân tình sử dụng rộng rãi từ thế giới ảo đến cuộc sống thực.
“Nào không trêu bạn” được hiểu là cách nói vui nhộn để chọc ghẹo hoặc cà khịa những người có hành động, lời nói hơi lố bịch, thiếu tinh tế.
Hết cứu
Cụm từ "hết cứu" là meme được cộng đồng mạng Việt Nam sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Dù không rõ nguồn gốc xuất phát từ đâu, nhưng với sự lan truyền mạnh mẽ thì cụm từ này đã trở thành hot trend mạng xã hội.
Cụm từ "hết cứu" thường dùng để biểu đạt trạng thái bất lực, "bó tay" trước những tình huống ngớ ngẩn, vụng về. Những người bình luận sẽ sử dụng từ "hết cứu" hoặc ảnh meme để chế giễu một cách hài hước, vui nhộn.
Dữ chưa
Cụm từ "dữ chưa" nổi lên gần đây xuất phát từ các video trong chuỗi tiểu phẩm mang tên "Hoàng Hậu Họ Huỳnh". Sau đó, cụm từ này được lan truyền và phổ biến khắp các nền tảng xã hội từ TikTok, Facebook,...
"Dữ chưa" thường được mọi người sử dụng với mục đích châm biếm, mỉa mai trước những hành động đi ngược lại với kỳ vọng ban đầu của mình. Bạn có thể dùng từ này với cấu trúc "... + dữ chưa?"
Ví dụ: "Vui dữ chưa?", "Hài dữ chưa?" để châm biếm một tình huống hài hước nhưng lại nhạt nhẽo, không như trông đợi.
Bây ơi bây
Cụm từ “bây ơi bây” nổi lên từ TikToker có tài khoản là @xeo_oex. Người này sở hữu lối nói chuyện “đậm” chất miền Tây với nhiều video sử dụng phương ngữ Nam Bộ khéo léo, hài hước.
Tài khoản này đã tạo nên nhiều sound hot trên TikTok như “trời ơi bây ơi, ông cố ơi, bây ơi là bây, một nùi,...”
Mặc dù “bây ơi bây” không phải là lối nói mới mẻ nhưng lại được đông đảo bạn trẻ hưởng ứng và sử dụng. Nó thường được dùng để mở đầu câu chuyện hoặc một lời than thở gần gũi, hài hước. Tuy vậy, cụm từ này cần được sử dụng đúng ngữ cảnh, chỉ áp dụng khi trò chuyện với những người đồng trang lứa thân thiết để tránh gây phản cảm.
Gwenchana
Dạo gần đây, "Gwenchana" - cụm từ phổ thông trong tiếng Hàn bỗng trở thành hot trend của Gen Z nhờ vào tài khoản Imran Bard trên TikTok. Tài khoản này đã tải lên video quay cảnh anh ấy khóc khi lặp lại liên tục cụm từ "Gwenchana".
Mặc dù cụm từ này trong tiếng Hàn nghĩa là "tôi ổn", giới trẻ Gen Z lại dùng với nghĩa ngược lại. Để biểu đạt trạng thái "không ổn lắm đâu" một cách hài hước, Gen Z sẽ sử dụng "Gwenchana".
Trí trá
Xuất phát từ một bài đăng trên mạng xã hội, cụm từ “trí trá” bỗng nổi tiếng trên khắp các diễn đàn và trở thành một cụm từ hot trend được giới trẻ dùng trong các bài đăng, comment trên Facebook và TikTok cũng như các nền tảng khác.
Giới trẻ thường dùng cụm từ “trí trá” để nói về một người dùng sự thông minh của mình để nói dối nằm mục đích che giấu một điều gì đó hoặc đạt được lợi ích cá nhân.
Pressing, thoát pressing
"Pressing" là một chiến thuật trong đó toàn đội tập trung tạo áp lực lên đối thủ để lấy lại bóng. "Thoát pressing" chỉ hành động thoát ra khỏi áp lực mà đội bạn đang tạo ra.
Còn trong giao tiếp, "pressing" là sử dụng lý lẽ, luận điểm để tạo áp lực và tác động lên người khác. "Thoát pressing" diễn tả hành động “phản công” ngược lại người đang tạo áp lực một cách khéo léo, khôn ngoan.
Không ngờ gặp phải thằng liều
Cụm từ “Không ngờ gặp phải thằng liều” nổi lên gần đây xuất phát từ các video bình luận về các trận đấu cờ vua của kênh TikTok Love Chess. Cụ thể, trong một trận đấu khi quân đen lấy tượng bắt hậu nhưng quân trắng lại quyết định bỏ hậu để lên mã tấn công nhằm chiếu bí. Nguyên văn câu bình luận đó như sau: “Đen phi tượng lên G4 tung đòn xiên đuổi hậu bắt xe, không ngờ lại gặp phải thằng liều bỏ luôn hậu nhảy mã B5 rình rập,…”
Từ một câu bình luận hài hước, gen Z đã biến “Không ngờ gặp phải thằng liều” thành trend. Cụm từ này được dùng để ám chỉ việc bất ngờ gặp phải một hành động liều lĩnh hoặc là bất ngờ gặp phải sự cố chấp, ngang bướng, không sợ ai của một người nào đó.
Xem thêm:
Xu cà na là gì? Ý nghĩa cụm từ "xu cà na xí muội", "xù khu cà kha nà kha" trên facebook tiktok
Rén là gì mà lại được giới trẻ thường xuyên sử dụng?
Uwu là gì? Nguồn gốc và cách dùng Uwu trên Facebook
Check var
Thêm một cụm từ “làm mưa làm gió” gần đây chính là "check var". Trong môn thể thao vua, "check var" là công cụ hỗ trợ giúp trọng tài xác định các pha phạm lỗi và bàn thắng trên sân cỏ một cách chính xác hơn.
Tuy nhiên, với gen Z thì "check var" được hiểu đơn giản là việc kiểm tra lại thông tin "flex" mà người khác đã chia sẻ. Điều này thể hiện sự cẩn trọng và tinh tế trong việc xác minh thông tin trước khi đưa ra nhận xét hoặc đánh giá.
Kiwi kiwi
Kiwi là loại trái cây có nguồn gốc từ Trung quốc nhưng khá phổ biến trên thế giới và được trồng ở nhiều quốc gia. Vỏ của nó màu nâu mờ, tùy theo chủng loại mà thịt bên trong là màu xanh lá cây hoặc vàng sáng.
Tuy nhiên, "kiwi kiwi" không chỉ đơn thuần là trái cây mà còn được xem như một câu cảm thán, khen ngợi với nghĩa là “ngon”. Cụm từ này có nguồn gốc từ video của hai Tiktoker khi đi uống nước và ăn trái kiwi cảm thấy rất sảng khoái nên đã bật ra câu “kiwi kiwi”. Một người trong số họ còn lặp đi lặp lại nhiều lần “kiwi kiwi” với tông giọng cao làm người xem thích thú.
Sau đó, hai người tiếp tục làm các video về “kiwi kiwi” và nhận lượt tương tác khủng. Từ đó, những Tiktoker khác cũng như các bạn trẻ bắt đầu “đu trend”, làm từ khóa nói trên nhanh chóng chiếm lĩnh mạng xã hội.
Mắc cỡ quá 2 ơi
Mới đây, gen Z lại được dịp bấn loạn với câu nói viral “Mắc cỡ quá 2 ơi”. Đây là một câu cảm thán thể hiện sự ngại ngùng, xấu hổ, quê.
Trend “Mắc cỡ quá 2 ơi” được bắt nguồn từ một tài khoản Tiktok có tên Bé mèo nhỏ mít ước. Người này đã đăng các video kèm câu nói trên để chê bai hành động của ai đó với ý xấu hổ, ngại ngùng.
Mặc dù “Mắc cỡ quá 2 ơi” là cụm từ khá mới mẻ nhưng được đông đảo bạn trẻ hưởng ứng và sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Nó thường dùng để trêu chọc lẫn nhau trên mạng xã hội.
Xem thêm:
'Tới công chuyện' - câu nói hot trend khuấy đảo cộng đồng mạng'
“Gét-gô” là gì? Nguồn gốc thử thách 6 ngày 6 đêm hot trend trên mạng xã hội
‘Ốc quế sầu riêng’ là gì? Nguồn gốc của trend "Ốc quế sầu riêng" trên facebook, tiktok
Cà nhính
“Cà nhính” có nghĩa là ăn uống ít ít, từng chút một vì món đó ngon quá, ăn hết thì tiếc lắm. Nó bắt nguồn từ một buổi livestream (phát sóng trực tiếp) của Miko Lan Trinh và bạn trai Kenji và nhanh chóng “khuấy đảo” cộng đồng mạng.
Trong lúc cả hai đang nấu ăn, Miko Lan Trinh tay cầm dĩa bò viên và liên tục nói "cà nhính, cà nhính" nhưng phản ứng của bạn trai làm cô hơi "sượng". Chính biểu cảm ngơ ngác của cô đã khiến mọi người cảm thấy thú vị. Từ đó, nhiều video “cà nhính” được cover (làm lại) và đăng tải trên khắp cõi mạng.
Chỉ chờ có thế
“Chỉ chờ có thế” cũng là một cụm từ xuất phát từ bình luận trên kênh TikTok Love Chess. Nguyên văn câu bình luận đó như sau: "Cực chẳng đã đen phải ăn mã về B8, chỉ chờ có thế trắng ăn mã về C7, chiếu hết trong sự ngỡ ngàng của đen”.
Gen Z thường sử dụng "cực chẳng đã" để thể hiện sự chuẩn bị hoặc sẵn sàng để điều gì đó xảy ra, nhưng việc hành động chưa xảy ra cho đến khi gặp được điều kiện thích hợp.
Cực chẳng đã
Tương tự “Không ngờ gặp phải thằng liều”, “Cực chẳng đã” cũng xuất phát từ kênh TikTok Love Chess. Vậy "Cực chẳng đã" là gì ?
"Cực chẳng đã" là một cụm từ xuất hiện khá lâu trong văn hóa Việt Nam được định nghĩa là "mặc dù bản thân không mong muốn nhưng vẫn phải làm vì không thể làm gì khác hơn, miễn cưỡng làm một việc".
Địa lý, ngữ văn, toán học, lịch sử, thể dục
Gần đây, trên Tiktok xuất hiện video với tiêu đề Học tiếng Việt của gen Z hoặc clip các bạn trẻ nói tiếng lóng với những từ như lịch sử, địa lý,... Trong đó, “địa lý” là đạo lý, “ngữ văn” là văn minh, “toán học” là thẳng tính, “lịch sử” là lịch sự và “thể dục” là thể hiện.
Ban đầu, một người dùng đã bình luận “lịch sự đi bạn ơi” nhưng viết sai chính tả thành “lịch sử đi bạn ơi.” Sau đó, nhiều bạn vào đáp lại câu tương tự, khiến nó trở thành trào lưu, kéo theo các môn học khác cũng được cư dân mạng “trao” cho nghĩa mới.
Những cụm từ có mặt trên mọi mặt trận, được nhiều người sử dụng nhưng đôi khi họ không hiểu rõ nghĩa của chúng. Một số bạn còn bình luận dưới các video “đu trend” rằng “Tiếng Việt vốn dĩ rất phong phú, nhiều từ đồng nghĩa, sao lại nói kiểu như vậy nhỉ?”, “Mình là gen Z nhưng không hiểu gì hết.” để thể hiện sự không tán đồng với kiểu cắt nghĩa "mới lạ" này.
Xem thêm:
“Hê sờ lô hơ sờ ly ly. Ngạc nhiên chưa” là gì mà hot rần rần trên mạng xã hội?
Từ hot trend ‘Body me’ nghĩa là gì bạn đã biết chưa?
“Tính nóng như kem” có nghĩa là gì trên facebook và tiktok?
Mãi keo
“Mãi keo” là một từ ghép biến tấu, trong đó mãi là mãi mãi, keo là chất keo dính. Do đó, “mãi keo” là mãi mãi bên nhau, không thể rời xa. Cụm từ dùng chỉ sự gắn bó, thân thiết giữa hai hay nhiều người với nhau và được lan truyền rộng rãi trên Facebook.
Ngoài ra, từ “keo” còn được hiểu là một tính từ dùng để khen ngợi những cô nàng xinh đẹp, có sức hút. Khi fan (người hâm mộ) bình luận dưới bài đăng của thần tượng, ý từ “mãi keo” là “mãi đỉnh”.
Keo ly, tái châu, quế lầu, sốt cà, trầm, kem, bò viên, chả chua
Nếu bạn thường xuyên lướt Tiktok, Facebook thì chắc chắn không còn lạ lẫm với các từ “keo ly”, “quế châu”, “tái lầu”... Đây đều là tiếng lóng mang ý nghĩa hài hước được giới trẻ sử dụng hiện nay.
Những cụm từ trên có nguồn gốc từ một người dùng có tài khoản Tiktok với tên gọi là Cô Cẩm Lan Sục (Linda) khi cô này đăng tải clip nói một loạt các thuật ngữ "độc lạ".
- Sốt cà được lý giải là cá tính.
- Kem được hiểu là tươi tắn.
- Keo ly là nhìn mlem mlem, ngon đến nỗi muốn cắn.
- Quế lầu chỉ những người đẹp, có sức hút.
- Chả quyên là từ lóng chỉ sự mặn mà, ngọt ngào, không phải tên món ăn.
- Chả chua là mặn mà, gợi cảm, dùng để khen ngợi vẻ đẹp của ai đó.
- Trầm mang nghĩa là mong manh, nói đến người yếu đuối, dễ vỡ.
- Tái châu là cách đọc trại của từ tái chanh, chỉ sự ngây thơ.
- Bò viên có nghĩa là mũm mĩm, tròn tròn, dễ thương.
Cậu be
“Cậu be” cũng là một câu đọc trại từ “Cậu ba Kenji” - bạn trai của Miko Lan Trinh (chủ nhân của câu nói viral “cà nhính”).
Trong các video xuất hiện cùng bạn gái, Kenji thường tự xưng với fan là cậu ba. Tuy nhiên, khi chứng kiến những màn trổ tài nấu ăn “năm sao” của anh chàng, khán giả không khỏi bật cười, để lại những bình luận hài hước. Sau đó, họ gọi anh là "cậu be".
"Cậu be” được cư dân mạng định nghĩa là tinh hoa hội tụ, phụ nữ rất yêu. Nhiều bạn trẻ yêu thích Kenji và làm clip tự nhận là “fan ruột” của anh chàng, có vô số bình luận hài hước kiểu: “Cậu be là mẫu người gì? Là mẫu người phụ nữ rất yêu.”
Xem thêm:
Ý nghĩa và nguồn gốc cụm từ “Mai đẹt ti ni” được dùng nhiều trên tiktok, facebook
Mlem là gì? Giải mã hot trend 'mlem' của giới trẻ trên facebook hiện nay
"Bất ngờ chưa bà già" là gì? Nguồn gốc câu nói "bất ngờ chưa bà già" trên tiktok từ đâu?
Chắc có mình tui
"Chắc có mình tui" là phát ngôn nổi tiếng của B Ray trong một buổi phát sóng trực tiếp của mình vào năm 2021. Nam rapper đã nhắc lại bình luận của người hâm mộ khi chê âm nhạc Việt Nam với biểu cảm thẳng thắn, vui nhộn "Chắc có mình tui thấy...". Các cư dân mạng đã "kịp thời" cho ra đời một bộ meme (hình ảnh hài hước) vào thời điểm đó.
"Chắc có mình tui" lại trở nên phổ biến lần nữa khi xuất hiện trong chương trình Rap Việt mùa 3. Một thí sinh đã sử dụng câu nói đơn giản ấy trong phần dạo đầu bài thi của mình. Điều này làm khán giả phải bật cười thích thú.
You don't hợp with me, over hợp
Trong game show (chương trình) Rap Việt mùa 3, huấn luyện viên Thái VG đã có những lời nhận xét trộn lẫn giữa tiếng Việt và tiếng Anh như "You don't hợp with me" (Bạn không hợp với tôi đâu), "She over hợp" (Cô ấy rất hợp). Những phát ngôn này nhanh chóng trở thành trend mới trên mạng xã hội chỉ sau 2 ngày.
Vì sự kết hợp thú vị nên nhiều bạn trẻ đã sử dụng câu "You don't hợp with me", "over hợp" vào đời sống hằng ngày.
Flex
"Flex" là từ lóng tiếng Anh dùng để chỉ hành động khoe mẽ quá mức đến lố bịch, gây khó chịu cho người khác. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ hiện đại của gen Z, “flex” mang ý nghĩa hoàn toàn khác, tích cực hơn. Nó không chỉ dùng để nói đến "khoe khoang" mà còn được hiểu rằng một cá nhân nào đó có thể chia sẻ bất cứ điều gì làm bản thân cảm thấy tự hào.
Được biết, trào lưu “flex” xuất phát từ các bình luận hài hước, khoe mẽ trên mạng xã hội của một nhà báo. Cư dân mạng đã chụp màn hình và đăng khắp cõi mạng, thu về nhiều lượt tương tác.
Đặc biệt, trào lưu "flex" được lan truyền mạnh mẽ và trở nên "viral" nhờ sự xuất hiện của một nhóm có tên là "Flex đến hơi thở cuối cùng" với hơn 1,4 triệu thành viên (cập nhật đến ngày 26/7/2023). Group này tạo ra "sân chơi" cho mọi người khoe cá tính mà không sợ bị đánh giá với nhiều chủ đề khác nhau như thành tích học tập, sở hữu họ tên độc đáo…
Kiến tạo, phòng thủ
Ngoài "flex" thì một số thuật ngữ như “kiến tạo”, “phòng thủ”... cũng được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ của gen Z.
Trong bóng đá, “kiến tạo” là hành động đưa bóng một cách chính xác nhằm tạo cơ hội ghi bàn cho đồng đội hoặc đường chuyền cuối cùng để đưa bóng vào lưới. Còn trong từ điển của giới trẻ, từ này có nghĩa là tạo ra tình huống hoặc cơ hội giúp người khác tự hào và khoe khoang về bản thân.
Nếu bạn là một fan bóng đá thì không còn xa lạ với khái niệm "phòng thủ". Đây là trạng thái ngăn chặn đối phương ghi bàn. Tuy nhiên, khi liên quan đến "flex", từ này ám chỉ hành động ngăn chặn người khác khoe khoang về thành công, thành tích của họ.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm bắt được nghĩa thú vị, hài hước của các câu nói viral và "đu trend" thành công. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc tần suất cũng như đối tượng giao tiếp để không bị đánh giá kém tinh tế khi làm mất đi sự giàu đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt nhé!
Nguồn ảnh: Canva