Mục lục
Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, không bao giờ quên công ơn của ông cha đã đi trước. Vậy nên mỗi năm, các gia đình thường tổ chức đám giỗ (hay còn gọi cúng giỗ) để tất cả những người thân trong gia đình cùng tưởng nhớ đến những người đã mất.
Ngày đám giỗ đã có mặt trong thói quen sinh hoạt của người Việt từ lâu. Đến nay, con cháu đời sau vẫn luôn kế thừa theo nét văn hóa này. Vậy tục lệ cúng đám giỗ được hình thành khi nào, có ý nghĩa ra sao trong đời sống tâm linh của người Việt?
1. Tục lễ cúng giỗ là gì?
Cúng giỗ là một buổi lễ tưởng niệm ngày người mất qua đời và được tính theo lịch Âm. Đây cũng được xem là một dịp trong năm để mọi người quay về với ông bà, tổ tiên cùng thể hiện tấm lòng chung thủy, thương xót của người đa trọn vẹn chữ hiếu.
Điều quan trọng của đám giỗ không phải là mâm cúng linh đình hay đơn giản mà chính là sự thành kính dành, lòng tưởng nhớ của người sống dành cho người đã khuất. Những người thân, bà con họ hàng thân thuộc của người quá cố thì có thể đến dự ngày đám giỗ theo ngày đã định sẵn từ trước, không cần phải đợi đến thiệp mời.
Trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có 3 ngày giỗ là: Giỗ Đầu, Giỗ Hết, Giỗ Thường.
Giỗ Đầu trong văn hóa Việt Nam gọi là Tiểu Tường. Giỗ Đầu là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất tròn một năm. Đây là ngày giỗ còn nằm trong thời kỳ để tang, gia đình vẫn còn nhiều nỗi buồn đau, thương xót. Ngày Giỗ Đầu được tổ chức trang nghiêm và con cháu trong nhà sẽ mặc tang phục.
Giỗ Hết hay còn được gọi là Đại Tường. Đây là ngày giỗ tính sau ngày người đã mất tròn hai năm. Lúc này vẫn còn trong thời kỳ tang chế, thường được tổ chức trang nghiêm và mọi người mặc tang phục để làm lễ.
Giỗ Thường được gọi là Cát Kỵ. Ngày giỗ này được tổ chức sau khi người mất qua đời từ năm thứ ba trở đi. Trong ngày Cát kỵ, con cháu ăn mặc trang phục bình thường và hầu như không còn những cảnh khóc bi ai nữa. Ngày Giỗ Thường cũng là dịp mà gia đình sum họp tưởng nhớ người đã mất và sẽ được duy trì về sau cho đến hết năm đời.
2. Đám giỗ trong tiếng Anh là gì?
Không ở đâu ấm áp bằng nhà và cũng chẳng ở đâu đầy ắp tình yêu thương bằng gia đình. Bởi vậy mà mỗi năm, vào ngày tổ chức đám giỗ mọi người đều tụ họp bên nhau để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến người thân đã mất. Vậy nghi lễ quan trọng như đám giỗ sẽ được viết bằng tiếng Anh như thế nào?
Trong tiếng Anh, cụm từ “đám giỗ” được viết là “Death anniversary”. Vào ngày này, con cháu sẽ tụ họp về đông đủ để thắp cho ông bà nén nhang tưởng nhớ đến người đã khuất.
Dựa theo truyền thống của người Việt thì sẽ có ngày giỗ đầu được viết theo tiếng Anh là “The first death anniversary”. Còn ngày giỗ thường là “Ordinary death anniversary”.
Xem thêm:
Cúng thất là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của nghi lễ cúng thất
Ý nghĩa của lễ nhập trạch trước khi vào nhà mới là gì?
Văn hóa là gì? Những biểu hiện và giá trị của một nền văn hóa
3. Nguồn gốc và ý nghĩa đám giỗ trong phong tục của người Việt Nam
Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt và dường như trong phần lớn các gia đình đều sẽ có một bàn thờ tổ tiên. Đây được xem là cách để con cháu, các thể hệ sau thể hiện tấm lòng thành kính, “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu ngày sau.
3.1 Nguồn gốc của đám giỗ
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội xưa. Khi Nho giáo được du nhập vào Việt Nam đã làm cho phong tục thờ cúng tổ tiên được đề cao.
Song song đó, tục lệ cúng đám giỗ cũng xuất hiện và trở thành một nét văn hóa tâm linh quan trọng của người Việt. Đến thời điểm này, các tài liệu cũng chưa xác định được đám giỗ đã bắt đầu có từ thời điểm nào trong văn hóa dân tộc.
Một số nhà sử học cho rằng, tục lễ này xuất phát từ đời vua Hùng Vương, được tiến hành để ghi nhớ công ơn của những vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.
3.2 Ý nghĩa của tục lễ cúng đám giỗ
Đám giỗ nằm trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, theo thời gian, tục lệ này đã dần trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Việt. Tục cúng giỗ không chỉ là việc thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn với người quá cố mà nó còn giúp giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống, như Giáo sư Đào Duy Anh từng nói: “Tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích”.
Khi làm cúng giỗ, chúng ta thường sẽ có những nguyện vọng, lời cầu xin,... không biết có hiệu quả không, nhưng chúng ta hẳn sẽ cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần trong cuộc sống.
Có thể nói, tục cúng đám giỗ chính là một phần trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân, mang trong mình ý nghĩa về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
4. Cách viết phong bì trang trọng khi đi đám giỗ
Thông thường vào ngày giỗ, không chỉ có mặt những thành viên trong gia đình mà còn có cả những người thân thiết như hàng xóm, bạn bè hoặc đồng nghiệp của gia chủ. Khi được mời đi dự đám giỗ, chắc hẳn chúng ta cũng sẽ cần chuẩn bị một món quà hoặc phong bì trang trọng để thể hiện lòng thành kính của mình.
Tùy thuộc vào mức độ thân thiết với người đã mất mà chúng ta sẽ ghi phong bì trong từng trường hợp khác nhau.
Khi đến đám giỗ của người thân, hoặc họ hàng trong gia đình thì có thể ghi trên phong bì nội dung như sau: Tưởng nhớ ông/bà/cô/chú/anh/chị hoặc Kính lễ hương hồn ông/bà/cô/chú/anh/chị. Thường thì nội dung sẽ ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện được lòng thành và tình cảm của bậc làm con cháu trong nhà đối với người đã khuất.
Khi đến dự đám giỗ trong gia đình của bạn bè hoặc đồng nghiệp, thì chúng ta cần thể hiện sự trang trọng, lễ nghi bằng cách viết trên phong bì nội dung như: Kính hương ông/bà/anh/chị! Kính lễ ông/bà/anh/chị! Thành kính kính giỗ!
Chúng ta nên lựa chọn phong bì đi dự đám giỗ với hình thức, màu sắc đơn giản, tránh các họa tiết sặc sỡ. Về nội dung thì cần đảm bảo thông tin của người gửi, cũng như thể hiện sự thành kính một cách súc tích, ngắn gọn và nên dùng ngôn ngữ toàn dân.
Khi đi đám giỗ, người được mời có thể mang thêm quà đi kèm phong bì, trong đó thông thường sẽ là các loại hoa như hoa huệ, hoa sen, hoa hồng trắng,… hoặc những giỏ trái cây tươi để bày lên bàn thờ tổ tiên.
Xem thêm:
Lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa lễ Hằng Thuận tại chùa
Đeo lắc chân, lắc tay có ý nghĩa gì? Nên đeo lắc chân tay như thế nào cho đúng?
Những thủ tục khi đính hôn và câu hỏi thường gặp về lễ đính hôn
5. Mâm cúng đám giỗ cho ba miền Bắc, Trung và Nam
Mỗi nơi sẽ có những đặc sản riêng, vì vậy mà mâm cơm ngày giỗ cũng có mặt các món ăn tùy vào vùng miền. Cùng đến với thực đơn cho mâm cúng ba miền Bắc, Trung, Nam để xem có gì khác biệt nhé!
5.1 Mâm cúng đám giỗ miền Bắc
Theo truyền thống, ở miền Bắc người dân chuẩn bị đám giỗ thường khá đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được sự thành kính của con cháu dành cho người đã khuất. Những món ăn trong mâm cúng giỗ sẽ có những món như:
- Món bắt buộc: cơm trắng và trứng gà luộc…
- Món xôi: xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi đậu phộng, xôi ngũ sắc…
- Món canh: chân giò hầm măng khô và mộc nhĩ, canh bí thịt bằm…
- Món rán: tôm tẩm bột rán, chả giò rán, nem rán…
- Món luộc: thịt lợn luộc, thịt gà luộc…
- Món xào như: miến xào lòng gà, giá đỗ xào, rau củ xào thập cẩm…
- Món tráng miệng: chè đậu đen, dưa lê…
5.2 Mâm cúng đám giỗ miền Trung
Người dân Miền Trung sẽ tổ chức đám giỗ với các món thường hay có mặt gồm nhóm thức ăn như canh, xào, luộc, chiên, đặc biệt là không thiếu nem và giò lụa. Điều tạo nên nét đặc trưng trong mâm giỗ miền Trung là phần nước chấm đậm vị đi kèm từng món ăn. Chi tiết các món như sau:
- Đối với món canh: canh củ hầm thịt bò, canh khổ qua nhồi thịt, canh măng xương, canh bún giò hay lòng gà,…
- Đối với món luộc: thịt gà luộc, thịt heo luộc, thịt dê luộc,…
- Đối với món xào: đậu cove xào, thịt bò xào dứa, su su xào,…
- Đối với món chiên, nướng: thịt heo chiên, chả giò chiên, tôm chiên, cá chiên,…
- Tráng miệng: Dưa hấu, nhãn, quýt,…
5.3 Mâm cúng đám giỗ miền Nam
Mâm giỗ của người dân Nam Bộ cũng không quá cầu kỳ. Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị đầy đủ các món gồm: thịt luộc, món kho, món hầm, và món xào. Các món kho sẽ được nấu kèm với nước dừa nhằm gợi lên được nét đặc trưng trong ẩm thực miền Nam. Chi tiết các món ăn sẽ là:
- Món thịt luộc: thịt ba rọi xắt mỏng
- Món kho: thịt heo kho, cá lóc kho
- Món hầm: thịt heo hầm cùng măng tre
- Các món xào: rau cải xào tôm, hoặc lòng gà,…
- Món canh: canh nấm thập cẩm, canh xương hầm
- Tráng miệng: cam, táo, lê,…
Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu thêm nhiều hơn về đám giỗ trong phong tục của đất nước mình. Từ đó, ta biết yêu quý, trân trọng hơn những nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt, thói quen của người Việt.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet