Mách mẹ cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh ‘chuẩn’ nhất

Thời tiết thay đổi đột ngột rất dễ làm trẻ sơ sinh mắc phải các bệnh về mũi, họng. Mẹ hoàn toàn có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách rửa mũi cho trẻ cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn sau đây.

Khi trẻ bị cảm, niêm mạc mũi thường bị viêm và gây xuất tiết nhiều dịch mũi. Khi ấy dịch mũi có thể chảy xuống cổ họng, tràn ra khỏi khoang mũi khiến bé bị chảy nước mũi hay còn gọi là sổ mũi.

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, sổ mũi thường khiến bé khó chịu, quấy khóc, ăn kém trong những ngày đầu. Tuy nhiên, càng về sau dịch mũi sẽ chảy nhiều và đặc sệt, chuyển sang màu vàng hoặc xanh, có mùi tanh và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như viêm tai giữa, viêm họng, viêm phế quản.

Chính vì thế, việc chăm sóc và rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng là rất quan trọng bởi có thể phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp và cũng là cách để giúp bé được sớm khỏi bệnh.

1. Hướng dẫn mẹ cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, một trong những cách tự nhiên giúp làm sạch khoang mũi của trẻ sơ sinh chính là làm bé hắt hơi để loại bỏ sự tắc nghẽn cũng như chất nhầy dư thừa bên trong mũi trẻ.

Tuy nhiên, nếu bé vẫn bị nghẹt mũi, khó chịu thì các mẹ nên tiến hành rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc, giúp long đờm, loãng đờm. Các mẹ có thể yên tâm sử dụng phương pháp này, bởi nước muối sinh lý rất an toàn và không hề gây ra tác dụng phụ cho bé.

mach-me-cach-rua-mui-cho-tre-so-sinh-chuan-nhat-voh

Mẹ có thể vệ sinh mũi của trẻ bằng dung dịch nước nuối sinh lý NaCl 0.9% (Nguồn: Internet)

Để thực hiện rửa mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể tự pha dung dịch bằng nước muối tại nhà nhưng tốt nhất vẫn nên sử dụng chai nhỏ nước muối sinh lý NaCl 0.9%.

1.1 Các bước rửa mũi cho trẻ sơ sinh cha mẹ có thể áp dụng tại nhà

  • Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý, dụng cụ hút mũi, khăn bông.
  • Bước 2: Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Để vòi phun chai nước muối vào sát lỗi mũi của bé.
  • Bước 3: Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé để tạo độ ẩm, làm lỏng chất nhầy. Mẹ cũng có thể sử dụng dung dịch rửa mũi bằng dạng xịt.
  • Bước 4: Dùng khăn bông mềm ẩm lau khô xung quanh mũi bé.

Lưu ý: Nếu dịch mũi bé đặc sệt, mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi sau khi rửa mũi được khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên thực hiện hút mũi cho trẻ quá 2 lần/ ngày vì có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc.

Ngoài cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý, thì cha mẹ cũng có thể áp dụng rửa mũi cho bằng các phương pháp như:

1.2 Rửa mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi

Đầu tiên, các mẹ hãy mở vòi nước nóng trong phòng tắm vài phút cho căn phòng có nhiều hơi nước. Sau đó, ngồi cùng con trong phòng tắm trong vài phút. Phương pháp giúp cải thiện tình trạng khó thở ở trẻ nhỏ, vì bằng cách này dịch nhầy sẽ trở nên loãng hơn và dễ bị ‘trục xuất’ ra ngoài hơn.

1.3 Kê đầu cao hoặc sử dụng máy phun sương

Khi trẻ bị khó thở, mẹ hãy giúp bé được dễ thở hơn bằng cách để gối đầu của trẻ cao hơn một chút. Nếu không khí quá khô cũng sẽ khiến đường hô hấp của trẻ trở nên khó khăn. Lúc này, mẹ có thể sử dụng máy phun sương để làm dịu hệ hô hấp của bé.

2. Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

mach-me-cach-rua-mui-cho-tre-so-sinh-chuan-nhat-1-voh

Không lạm dụng việc xịt mũi cho bé quá nhiều lần vì rất dễ làm niêm mạc mũi tổn thương (Nguồn: Internet)

Cha mẹ chỉ nên rửa mũi cho con 2 – 5 lần/ngày. Không lạm dụng việc xịt mũi quá nhiều lần, nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô và rát hơn vì niêm mạc mũi tổn thương do mất đi độ ẩm.

Chỉ nên rửa mũi cho bé nếu thấy:

3. Những lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh

  • Mẹ nên  thực hiện việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh trước khi cho bé bú để tránh trường hợp bé bị nôn trớ.
  • Cố gắng rửa mũi cho bé trong lúc bé còn thức sẽ giúp nước mũi không bị chảy vào họng.
  • Không dùng miệng để hút mũi cho bé, vì cách làm này có thể khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp khác.
  • Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian trong việc chữa nghẹt mũi, sổ mũi cho trẻ sơ sinh khi chưa có sự kiểm chứng an toàn về y khoa.