Cách ngăn ngừa và điều trị nẻ môi, khô môi trong mùa hanh khô

(VOH) – Cảm giác căng rát khó chịu khi bị nẻ môi, khô môi trong mùa hanh khô sẽ chỉ còn là dĩ vãng nếu bạn tuân thủ những phương pháp phòng ngừa và điều trị này.

Chúng ta không thể tác động đến thời tiết để ngăn chặn cũng như cải thiện tình trạng nẻ môi, khô môi thường gặp trong mùa khô, mùa lạnh. Tuy nhiên, nếu bạn biết chính xác nguyên nhân, cách phòng ngừa cũng như điều trị vấn đề này thì việc sở hữu đôi môi ẩm mịn, mềm mượt quanh năm sẽ đơn giản hơn rất nhiều. 

1. Nẻ môi là gì?

Cách ngăn ngừa và điều trị nẻ môi, khô môi trong mùa hanh khô 1

Da môi là một trong những khu vực nhạy cảm nhất trên cơ thể, tiếp xúc nhiều nhất với môi trường và không chứa tuyến bã nhờn như các vùng da khác. Đặc điểm này cộng với thói quen chăm sóc, sử dụng mỹ phẩm cũng như thời tiết hanh khô, lạnh sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ da dễ bị khô, dẫn đến kích ứng, viêm, bong tróc, sưng, chảy máu. Đây chính là tình trạng nẻ môi mà chúng ta thường gặp.

2. Những nguyên nhân chính gây nẻ môi, khô môi

Cách ngăn ngừa và điều trị nẻ môi, khô môi trong mùa hanh khô 2
  • Thời tiết: lớp da mỏng trên môi có xu hướng khô nhanh hơn các vùng da khác khi thời tiết trở nên lạnh và khô. Đây là lý do vì sao mà môi chúng ta thường bị nứt nẻ, bong tróc, thô ráp vào mùa đông và mùa hanh khô.
  • Kích ứng, dị ứng mỹ phẩm: các chất gây kích ứng, dị ứng môi có thể xuất hiện trong son môi, nước hoa, chất tạo hương thực phẩm hay sản phẩm chăm sóc da hàng ngày. Việc sử dụng chúng hoàn toàn có thể khiến bạn bị nẻ môi, khô môi kéo dài.
  • Ánh nắng mặt trời: tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà không có biện pháp bảo vệ cũng khiến môi bị khô, thâm, nứt nẻ.
  • Thói quen liếm môi: nước bọt có thể lấy đi độ ẩm của môi từ đó làm môi khô hơn, dễ bị nứt nẻ hơn.
  • Mất nước: môi khô nẻ cũng có thể là biểu hiện của tình trạng mất nước.

Xem thêm: Cần lưu ý gì để có làn da căng mướt và ẩm mịn trong mùa lạnh?

3. Những cách ngăn ngừa và điều trị nẻ môi, khô môi

3.1 Thoa son dưỡng môi thường xuyên

Giống như da mặt, da môi cũng cần được dưỡng ẩm thường xuyên để duy trì độ mềm mại. Thói quen thoa son dưỡng môi thường xuyên hay nói cách khác là giữ ẩm cho môi suốt cả ngày hoàn toàn có thể giúp chúng ta ngăn chặn khô môi, nẻ môi ngay từ đầu. Đương nhiên, cách này cũng cho hiệu quả tốt trong việc phục hồi các mảng da bong tróc hay làn môi căng rát khó chịu nên bạn đừng quên bổ sung vào routine của mình.

Cách ngăn ngừa và điều trị nẻ môi, khô môi trong mùa hanh khô 3

Muốn bảo vệ da môi và điều trị nẻ môi trong mùa khô, mùa lạnh, chúng ta nên chọn son dưỡng chứa thành phần khóa ẩm như lanolin, sáp ong, petrolatum… Ngoài thói quen thoa son dưỡng trước khi đi ngủ, bạn cũng có thể trang bị thêm máy tạo độ ẩm để chăm sóc đôi môi cũng như làn da của mình.

Xem thêm: Bí quyết chọn son dưỡng cho đôi môi luôn căng mọng giữa mùa đông

3.2 Đắp mặt nạ môi đều đặn

Cách ngăn ngừa và điều trị nẻ môi, khô môi trong mùa hanh khô 4

Một chiếc mặt nạ môi có tác dụng bổ sung độ ẩm sẽ giúp bạn vừa chống lại vừa khắc phục nhanh tình trạng khô môi, nẻ môi để duy trì làn môi mềm mịn trong bất kể mùa nào. Với hội chị em thường xuyên đánh son, đặc biệt là son lì thì sản phẩm xoa dịu và phục hồi này cũng cực hữu ích nên bạn đừng bỏ qua.

Xem thêm: 8 loại mặt nạ môi ‘chấp hết’ mọi tình trạng bong tróc, nứt nẻ, xỉn màu

3.3 Tẩy tế bào chết môi hàng tuần

Cách ngăn ngừa và điều trị nẻ môi, khô môi trong mùa hanh khô 4

Dù muốn ngăn ngừa hay cải thiện đôi môi nứt nẻ với những mảng da bong tróc mất thẩm mỹ thì chúng ta cũng cần phải tẩy da chết nhẹ nhàng hàng tuần. Bước skincare cơ bản này sẽ thúc đẩy việc loại bỏ lớp tế bào hư hỏng phía ngoài đồng thời giúp thành phần nuôi dưỡng, sửa chữa da thẩm thấu tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nhớ thoa thêm một lớp son hoặc dầu dưỡng để khóa ẩm và ngăn ngừa tình trạng mất nước cho môi ngay sau khi thực hiện.

Xem thêm: Tẩy tế bào chết môi – bí kíp ‘tiêu diệt’ môi thâm xỉn, khô tróc, giúp son lên màu mịn mướt, chuẩn đẹp

3.4 Tránh xa những thành phần gây khô, kích ứng

Các thành phần gây khô, kích ứng và khiến tình trạng khô nẻ môi trở nên nghiêm trọng có trong son môi hay thậm chí là các sản phẩm dưỡng da đều cần được hạn chế. Vì vậy, bạn nhớ cẩn trọng với những cái tên được liệt kê dưới đây.

Cách ngăn ngừa và điều trị nẻ môi, khô môi trong mùa hanh khô 5

Các thành phần cần tránh khi bị nẻ môi, khô môi:

  • Long não
  • Bạch đàn
  • Hương liệu: hương quế, cam quýt, bạc hà
  • Hương thơm
  • Tinh dầu bạc hà
  • Octinoxate hoặc oxybenzone
  • Phenol hoặc phenyl
  • Propyl gallate
  • Salicylic acid

Các thành phần giúp chứa lành nẻ môi, khô môi:

  • Dầu hạt thầu dầu
  • Ceramides
  • Dimethicone
  • Dầu hạt gai dầu
  • Mineral oil
  • Petrolatum
  • Bơ hạt mỡ
  • Thành phần chống nắng như titanium oxide hoặc zinc oxide
  • White petroleum jelly

3.5 Dùng son dưỡng môi có khả năng chống nắng

Cách ngăn ngừa và điều trị nẻ môi, khô môi trong mùa hanh khô 6

Lớp da mỏng và không thể tự giữ ẩm của môi rất dễ bị khô, nứt nẻ khi tiếp xúc cùng lúc với cả gió lạnh, không khí khô lẫn tia UV. Vì vậy, ngay cả trong mùa lạnh, chúng ta cũng nên dùng son dưỡng có SPF từ 30 trở lên và chứa một trong hai hoặc cả hai thành phần chống nắng là titanium oxide, zinc oxide. 

3.6 Uống nhiều nước

Cách ngăn ngừa và điều trị nẻ môi, khô môi trong mùa hanh khô 7

Mất nước cũng là một trong những lý do có thể dẫn đến tình trạng khô môi, nẻ môi hay khiến cho những vấn đề này trở nên nghiêm trọng. Bởi vậy, uống nhiều nước được xem là giải pháp vừa hiệu quả vừa cần thiết.

Xem thêm: Thói quen làm đẹp đơn giản giúp da đẹp, tóc mượt, móng khỏe, dáng chuẩn tự nhiên

3.7 Không cắn, liếm môi

Cách ngăn ngừa và điều trị nẻ môi, khô môi trong mùa hanh khô 8

Tình trạng khô nẻ có thể khiến chúng ta muốn làm ướt môi bằng các động tác như cắn môi, liếm môi. Tuy nhiên, vì sau khi nước bọt bay hơi, da có thể trở nên khô hơn, khó chịu hơn nên tốt nhất bạn hãy ngừng làm hành động này.

3.8 Thở bằng mũi không thở bằng miệng

Cách ngăn ngừa và điều trị nẻ môi, khô môi trong mùa hanh khô 9

Môi có xu hướng bị khô khi chúng ta thở bằng miệng. Nếu kết hợp thói quen này với thời tiết hanh khô, gió lạnh cũng như các yếu tố gây hại từ môi trường… thì sớm muộn đôi môi của bạn cũng bị bong tróc, nứt nẻ.

Xem thêm: Dưỡng môi căng mọng, hồng hào ngay tại nhà nhờ loạt bí kíp vừa đơn giản vừa hiệu quả

Lưu ý: Môi khô, môi nứt nẻ có thể được khắc phục sau khoảng 2 – 3 tuần nếu chúng ta biết cách chăm sóc. Với trường hợp không được cải thiện hoặc đi kèm với những biểu hiện như sưng tấy thì bạn nên thăm khám với bác sĩ có chuyên môn. 

Thời tiết, thói quen hàng ngày và muôn vàn tác nhân gây hại khác đang khiến chúng ta thường xuyên phải đối mặt với tình trạng nẻ môi, khô môi khó chịu. Vì vậy, muốn bảo vệ và giữ cho làn môi của mình luôn mềm mịn, ẩm mượt, không bị tổn thương thì bạn nhớ dưỡng môi đúng cách và thuộc lòng những hướng dẫn ở trên.

Nguồn ảnh: Internet