Từ bao đời nay, trong văn hóa ẩm thực ở các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, rong biển thường được tận dụng làm nguyên liệu chế biến của vô vàn món ăn độc đáo, và ngày nay đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam.
1. Rong biển là gì?
Rong biển (Sargassum henslowianum J.Agardh) còn gọi tảo biển, côn bố, hải đới,…thuộc Rong mơ (Sargassaceae). Chúng mọc trên các rạn san hô hoặc trên các vách đá, hoặc có thể mọc dưới tầng nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời chiếu tới để quang hợp.
Các loại rong biển phổ biến và được nuôi trồng rộng rãi có thể kể đến như:
- Rong biển xoắn spirulina
- Rong biển kombu
- Rong biển hịjki
- Rong biển wakame
- Rong biển arame
- Rong nho
- Rong biển dulse đỏ
Bên cạnh đó, sau khi thu hái rong biển tươi, các nhà sản xuất sẽ tiến hành làm sạch và phơi sấy thành rong biển khô – thành phẩm có thể sử dụng và bảo quản trong thời gian dài.
2. Tác dụng của rong biển với sức khỏe
Không phải ngẫu nhiên mà rong biển nổi tiếng là loại “rau trường thọ” và rất được tin dùng trong cả chế biến ẩm thực cũng như điều trị bệnh lý. Theo đó, rong biển được đánh giá là thực phẩm giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, thậm chí còn cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác nên hỗ trợ cải thiện khá nhiều vấn đề sức khỏe. Cụ thể:
2.1 Thúc đẩy chức năng tuyến giáp
Chúng ta biết rằng tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp điều hòa quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, để tuyến giáp hoạt động ổn định phải cung cấp đủ lượng khoáng chất i-ốt. Thiếu i-ốt, bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng như thay đổi cân nặng, mệt mỏi và lâu dài sẽ dẫn tới mắc bệnh bướu cổ.
Thật may là nếu bổ sung rong biển trong khẩu phần hàng ngày, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh tình trạng thiếu i-ốt xảy ra. Lượng iốt tiêu chuẩn cho người lớn là 150 microgam mỗi ngày. Hầu hết mọi người có thể đáp ứng yêu cầu này bằng cách ăn vài lần rong biển mỗi tuần, bởi gần như các loại rong biển đều chứa hàm lượng lớn khoáng chất này, tương đương với 90% giá trị hàng ngày, đặc biệt là rong biển wakame hay rong biển kombu.
Xem thêm: Mức độ nguy hiểm của các bệnh lý tuyến giáp, ai cũng nên biết
2.2 Cải thiện sức khỏe tim mạch
Tác dụng của rong biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhờ vào hàm lượng chất xơ hòa tan và axit béo omega-3. Chúng cũng có thể giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng tổng lượng cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Bên cạnh đó, hoạt chất fucan trong rong biển còn có khả năng ngăn ngừa cục máu đông, điều hòa huyết áp ổn định, giúp trái tim luôn khỏe mạnh.
2.3 Bổ sung chất chống oxy hóa
Theo phân tích dinh dưỡng, rong biển thuộc nhóm thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, trong đó phải kể đến flavonoid và carotenoid. Hai hoạt chất này có tính kháng viêm vô cùng mạnh, hỗ trợ bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương do các gốc tự do, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào các tế bào.
2.4 Giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2
Thêm rong biển vào chế độ ăn uống là liệu pháp khá hữu ích giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một vài thí nghiệm chỉ ra rằng, một số hợp chất được tìm thấy trong rong biển như fucoxanthin sẽ trực tiếp tham gia kiểm soát tốc độ chuyển hóa đường glucose vào máu, hạn chế tình trạng kháng insulin và ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.
2.5 Tốt cho sức khỏe đường ruột
Một trong những tác dụng của rong biển phải nhắc tới đó là cải thiện sức khỏe đường ruột và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
Nhờ lượng chất xơ dồi dào, cao hơn hàm lượng chất xơ của hầu hết các loại trái cây và rau quả, ăn rong biển giúp ngăn ngừa táo bón. Chưa hết, rong biển cũng chứa agar, carrageenan và fucoidans, được cho là hoạt động như prebiotic - nuôi các vi khuẩn có lợi trong ruột.
Xem thêm: 12 loại thực phẩm bạn nên ăn nếu muốn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh
2.6 Hội chứng chuyển hóa
Rong biển có khả năng hỗ trợ giảm cân, giảm huyết áp và cholesterol trong máu từ đó giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement có tác dụng điều tiết lưu thông máu, tiêu độc và loại bỏ cặn bã trong cơ thể. (1)
2.7 Bảo vệ làn da
Trong rong biển có hai nhóm chất quan trọng gồm selen và vitamin E – rất cần thiết cho sức khỏe làn da, giúp bảo vệ các tế bào da khỏi tia UV, xóa mờ các nếp nhăn, đốm nắng và giảm tiến trình lão hóa da sớm. (2)
Xem thêm: 8 dấu hiệu cho thấy làn da của bạn đang lão hóa nhanh hơn so với tuổi thật
3. Bà bầu ăn rong biển được không?
Vốn là một “siêu thực phẩm” mang tới đa dạng các chất dinh dưỡng thiết yếu nên cho tới nay, các chuyên gia sức khỏe vẫn luôn khuyến khích bà bầu sử dụng rong biển để bồi bổ sức khỏe bản thân và nuôi dưỡng thai nhi thật tốt.
Đặc biệt, theo một số y thư cổ của Hàn Quốc, sau khi sinh, các chị cũng có thể tham khảo dùng thêm các món ăn từ rong biển nhằm kích thích tuyến sữa hoạt động, tăng tiết sữa đủ cho em bé bú.
Xem thêm: Đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc 'Bà bầu ăn rong biển được không?'
4. Trẻ em ăn rong biển có tốt không?
Không chỉ được xếp vào nhóm thực phẩm bổ dưỡng dành cho các mẹ bầu, rong biển cũng là nguyên liệu của nhiều món ngon dành cho các bạn nhỏ đang ở giai đoạn tập ăn dặm. Mẹ có thể tìm mua các loại rong biển của trẻ em để chế biến cháo rong biển hoặc cơm trộn rong biển để “đổi vị” bữa ăn, tạo hứng thú cho bé.
Xem thêm: ‘Lên thực đơn’ cho trẻ em ăn rong biển với 5 món ngon lạ miệng, cực kì bổ dưỡng
5. Hướng dẫn cách chế biến rong biển
Có thể nói các món ăn từ rong biển cực kì đa dạng bởi dù là rong biển tươi hay rong biển khô thì đều đem chế biến được. Nếu muốn cải tiến thực đơn của gia đình, hãy thử bắt tay chế biến rong biến theo một số gợi ý dưới đây xem sao nhé:
- Canh rong biển thịt bằm
- Cơm cuộn rong biển
- Bánh bột nếp rong biển
- Trứng cuộn rong biển
- Gỏi rong biển
- Ức gà cuộn rong biển
- Chè đậu xanh rong biển
Ngoài ra, để giảm bớt mùi tanh của rong biển tươi, trước khi chế biến rong biển, bạn nên ngâm với nước sạch từ 2 - 3 tiếng, chú ý thay nước 1 - 2 lần. Nhưng không nên ngâm thời gian quá lâu, nhiều nhất không quá 6 tiếng để tránh mất chất dinh dưỡng quá nhiều.
Xem thêm: 10 cách chế biến rong biển ‘ngon ngất ngây’ khiến cả nhà mê mẩn từ lần đầu
6. Những lưu ý khi ăn để tránh tác hại của rong biển
Mặc dù rong biển được coi là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng song hành với đó vẫn tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng quá liều lượng và thiếu khoa học. Việc lạm dụng ăn nhiều rong biển sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng dư thừa khoáng chất, đặc biệt là i-ốt, gây ảnh hưởng xấu tới chức năng của tuyến giáp.
Vì thế hãy đảm bảo rằng mỗi bữa bạn chỉ sử dụng tối đa 50g rong biển để nấu nướng các món ăn thôi nhé!
Xem thêm: Những tác hại của rong biển nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại sức khoẻ
7. Hàm lượng dinh dưỡng của rong biển
Thông thường, cứ 100 gram rong biển sẽ có bao gồm các chất dinh dưỡng như sau:
- Nước: 86.2g
- Năng lượng: 25Kcal/104KJ
- Chất đạm: 1.9g
- Chất béo: 0.1g
- Chất đường bột: 4.1g
- Chất xơ: 5.0g
- Canxi: 85mg
- Sắt: 0.90mg
- Magie: 67mg
- Mangan: 0.370mg
- Photpho: 34mg
- Kali: 226mg
- Natri: 9mg
- Kẽm: 0.58mg
- Đồng: 61μg
- Selen: 0.7μg
- Vitamin B1: 0.01mg
- Vitamin B2: 0.03mg
- Vitamin PP: 0.5mg
- Vitamin B5: 0.302mg
- Vitamin B6: 0.032mg
- Folat: 85μg
- Vitamin E: 0.87mg
- Vitamin K: 2.3μg
Là một loại “rau xanh” quý giá từ biển cả, đem tới nguồn chất dinh dưỡng phong phú và dồi dào nên rong biển vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia. Hãy chú ý sử dụng thật hợp lý để tận dụng hiệu quả nhất những công dụng tuyệt vời của rong biển, bạn nhé!