Tiêu điểm: Nhân Humanity

Khám phá tác dụng của gạo - lương thực thiết yếu hàng ngày

(VOH) – Những hạt gạo tuy nhỏ bé nhưng lại được xếp vào nhóm thực phẩm thứ yếu trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ giúp chúng ta ‘no cái bụng’ mà tác dụng của gạo với sức khỏe cũng vô cùng đáng quý!

Có thể nói rằng hạt gạo dường như đã trở thành một phần gắn bó trong đời sống của người Việt, bởi từ hạt cơm dẻo thơm tới sợi bún, sợi phở,…tất cả đều được làm ra từ hạt gạo. Cùng lắng nghe những chia sẻ của PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) về giá trị dinh dưỡng của hạt gạo – “hạt ngọc quý” mà đất trời ban tặng cho chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!

1. Gạo là gì?

Gạo là hạt ngũ cốc nảy mầm từ lúa, có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Phi, thuộc nhóm lương thực được canh trồng rộng rãi và tiêu thụ nhiều nhất trên toàn thế giới, chỉ sau mía và ngô. Lúa gạo là cây nông nghiệp sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, khi lúa chín được đem xay xát để loại bỏ lớp trấu và cho ra hạt gạo.

kham-pha-tac-dung-cua-gao-luong-thuc-thiet-yeu-hang-ngay-voh-0
Gạo là một trong những lương thực được canh trồng và tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, chỉ sau mía và ngô (Nguồn: Internet)

Bác sĩ Nguyễn Thị Bay cho biết, nhờ có sự cải tiến trong công nghệ sinh học, ngày này có khá nhiều giống gạo đã được nghiên cứu, cấy trồng và đưa vào sử dụng. Theo đó, các loại gạo phổ biến hiện nay phải kể đến như:

  • Gạo trắng
  • Gạo lứt
  • Gạo nếp
  • Gạo đen
  • Gạo arborio
  • Gạo đỏ himalaya và bhutan
  • Gạo hoang Bắc Mỹ

2. Tác dụng của gạo trắng

Gạo trắng hay gạo thường có lẽ là loại gạo thân thuộc nhất với người người nhà nhà và gần như chẳng thể “vắng mặt” trong bữa cơm hàng ngày. Dưới đây là những tác dụng của gạo trắng với sức khỏe mà chúng ta không hay biết tới:

2.1 Cung cấp năng lượng

Rất nhiều nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, gạo là thực phẩm giúp tạo ra nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể nhờ chứa hàm lượng lớn tinh bột và đường. Những thành phần này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành phân tử glycogen dưới dạng đường glucose, fructose, lactose và sucrose, từ đó sản sinh năng lượng để duy trì thực hiện các hoạt động.

Xem thêm: Cách giúp bạn tính được lượng calo trong thức ăn để có thể giảm cân/tăng cân thành công

2.2 Bổ sung các vitamin cần thiết

Tuy có kích thước “khiêm tốn” song mỗi hạt gạo đều chứa đa dạng vitamin, trong đó vitamin nhóm B là có hàm lượng dồi dào nhất với vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6 hay vitamin PP. Những nhóm vitamin này đều góp phần không nhỏ giúp hình thành mô tế bào não, đảm bảo vận hành hiệu quả chức năng não bộ.

2.3 Cung cấp các khoáng chất quan trọng

Bác sĩ Bay cho biết, trong gạo cũng chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, canxi,…và đặc biệt là magie cùng kali rất cần thiết cho xương khớp, răng.

2.4 Giúp kiểm soát huyết áp

Chúng ta biết rằng hàm lượng natri cao có thể khiến tĩnh mạch và động mạch co lại, làm gia tăng căng thẳng cho hệ thống tim mạch khi huyết áp tăng lên. Tuy nhiên, người mắc bệnh cao huyết áp hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bởi dù chứa lượng lớn khoáng chất magie và kali nhưng gạo trắng không chứa nhiều natri.

Xem thêm: Chế độ ăn uống và thực phẩm dành cho người bệnh cao huyết áp

2.5 Chăm sóc da

kham-pha-tac-dung-cua-gao-luong-thuc-thiet-yeu-hang-ngay-voh-1
Nước vo gạo là mỹ phẩm tự nhiên giàu chất chống oxy hóa, giúp chị em phụ nữ chăm sóc và dưỡng da hữu hiệu (Nguồn: Internet)

Chất chống oxy hóa trong gạo như phenolic có khả năng trì hoãn sự lão hóa da, ngăn ngừa các nếp nhăn và các vấn đề kích ứng, mẩn đỏ trên da. Vì thế, trong quá trình chăm sóc làn da, chị em  phụ nữ có thể tham khảo làm sạch da bằng nước vo gạo hoặc uống thêm sữa gạo.

Xem thêm: Mách bạn cách làm trắng da bằng nước vo gạo 'cực dễ' giúp làn da luôn 'tỏa sáng'

3. Tác dụng của gạo nếp

So với gạo trắng thường, gạo nếp sau khi được nấu chín sẽ dẻo mềm và có độ dính cao hơn. Ngoài giống gạo nếp trắng phổ biến, nhiều gia đình còn tìm mua gạo nếp than (được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long) và gạo nếp cẩm (nổi tiếng ở vùng núi Tây Bắc).

Mặc dù khác nhau về màu sắc và vị trí địa lý canh tác nhưng các loại gạo nếp đều mang tới những lợi ích sức khỏe tuyệt vời này:

3.1 Cung cấp năng lượng

Cũng như cơm gạo trắng, ăn cơm nấu từ gạo nếp bạn cũng sẽ cung cấp một nguồn năng lượng lớn cho cơ thể, đảm bảo "no bụng" và duy trì thực hiện tốt các hoạt động thường ngày. 

3.2 Chứa nhiều vitamin và khoáng chất

Bác sĩ Nguyễn Thị Bay cho biết, trong gạo nếp chứa nhiều vitamin E, sắt, magie, kali,…những thành phần này đều có hàm lượng cao gấp 3 lần gạo trắng. Khoáng chất magie và kali tốt cho sức khỏe hệ tuần hoàn, giúp dòng luân chuyển máu được thông suốt, kiểm soát huyết áp ổn định, không tăng cao đột ngột. Vitamin E sẽ hoạt động như một chất chống oxy hóa hữu hiệu, hỗ trợ làm chậm tiến trình lão hóa tế bào.

Xem thêm: Vitamin E có trong thực phẩm nào, bạn đã biết chưa?

3.3 Ngăn ngừa ung thư

Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy trong gạo nếp, đặc biệt là nếp than có thành phần anthocyanin. Đây là thành phần cũng được tìm thấy trong gạo đen, có khả năng bảo vệ màng tế bào, không làm thay đổi hoặc phân hủy cấu trúc tế bào, từ đó giúp giảm thiểu tỉ lệ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.

4. Tác dụng của gạo lứt

Có thể bạn vẫn thường nhầm lẫn rằng gạo lứt và gạo trắng là hai giống gạo khác nhau, thế nhưng gạo lứt và gạo trắng đều có nguồn gốc từ cùng một loại gạo.

Thực tế điểm khác biệt nằm ở chính công đoạn xay xát hạt gạo. Nếu như hạt gạo trắng được xay xát sạch hoàn toàn (bỏ lớp vỏ trấu và lớp cám gạo), thì hạt gạo lứt vẫn còn nguyên lớp màng cám gạo bên ngoài, khi bỏ lớp cám gạo bên ngoài thì gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng như bình thường. Chính vì lý do đó, hạt gạo lứt sẽ khô, nham nhám và cần nhai kĩ, chậm rãi hơn. 

kham-pha-tac-dung-cua-gao-luong-thuc-thiet-yeu-hang-ngay-voh-2
Hạt gạo lứt còn giữ nguyên vẹn lớp màng cám nên hàm lượng chất dinh dưỡng thường cao hơn gạo trắng, ăn cũng khô và nham nhám hơn (Nguồn: Internet)

Song cũng nhờ có lớp màng cám mà hàm lượng các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong hạt gạo lứt cũng “nhỉnh” hơn so với gạo trắng, giá thành vì thế cũng cao hơn, dao động từ 35.000 – 40.000 VND/kg.

Xem thêm: Khám phá 9 tác dụng của gạo lứt cùng cách ăn an toàn sức khỏe

5. Tác dụng của gạo đen

Không chỉ lựa chọn kết hợp xen kẽ gạo lứt cùng gạo trắng và gạo nếp trong bữa ăn, thời gian gần đây nhiều bà nội trợ cũng đang “mách nhau” tìm mua gạo đen để bồi bổ thêm cho cả nhà. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bay chia sẻ, gạo đen được “vinh danh” là giống gạo hảo hạng với giá thành khá cao, có thể lên tới 50.000 – 60.000 VND/kg.

Nếu thoạt nhìn hình dáng bên ngoài, chúng ta rất dễ nhầm lẫn gạo đen với gạo nếp cẩm hay gạo lứt đen nhưng cơm gạo đen dẻo mềm hơn gạo lứt và lại không quá dính ướt như gạo nếp cẩm, mang hương vị rất riêng biệt.

Xem thêm: Ăn gạo đen có tác dụng gì mà nổi danh ‘gạo của hoàng đế'?

6. Lựa chọn loại gạo cho người tiểu đường phù hợp

Bác sĩ Bay khuyến cáo, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần giảm tiêu thụ tinh bột từ cơm. Bởi vì cơm chứa nhiều tinh bột và khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành đường. Hơn nữa, trong gạo có chứa nhiều vitamin B1, đây là vitamin giúp cơ thể chuyển hóa tinh bột thành đường nhanh hơn, từ đó tạo ra lượng đường nhiều hơn cho cơ thể. 

Mặc dù gạo lứt được đánh giá có tác dụng tốt hơn gạo trắng, tuy nhiên, bên trong nó vẫn là gạo trắng. Vì vậy, những bệnh nhân tiểu đường cũng sử dụng loại gạo này với hàm lượng vừa đủ và nên trực tiếp tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị.

kham-pha-tac-dung-cua-gao-luong-thuc-thiet-yeu-hang-ngay-voh-3

Người bệnh tiểu đường nên ăn cơm gạo trắng, gạo lứt với lượng phù hợp và cần tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị để cân đối khẩu phần ăn (Nguồn: Internet)

Người bệnh tiểu đường thường được khuyến cáo cắt giảm lượng gạo trắng trong khẩu phần ăn hàng ngày, tuy nhiên họ có thể sử dụng nếp trắng, nếp cẩm hoặc nếp than. Bác sĩ Bay cho biết, gạo nếp chứa ít đường, hàm lượng đường được tạo ra khi vào cơ thể sẽ thấp hơn gạo trắng thông thường. 

Xem thêm: Nếu không muốn ‘ôm’ bệnh tiểu đường suốt đời thì bạn nên biết những điều này trước khi quá muộn

7. Thành phần dinh dưỡng của gạo trắng 

Thành phần dinh dưỡng trong 100g gạo trắng như sau:

  • Lượng calo: 130 calo
  • Tổng số chất béo: 0.3g
  • Natri: 1mg
  • Kali: 35mg
  • Tổng carborhydrate: 28g
  • Chất đạm: 2.7g
  • Sắt: 1g
  • Canxi: 0,01g
  • Vitamin B6: 5g
  • Magie: 3g

Như vậy, tác dụng của gạo không chỉ tạo ra năng lượng cho cơ thể mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tùy theo thể trạng và sức khỏe, bạn hãy lựa chọn loại gạo thật phù hợp để bồi bổ nhé!  

Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới:

Bình luận