Chờ...

5 tác dụng của quả cau với sức khỏe có thể bạn chưa biết

(VOH) – Ngàn đời nay, cây cau cao vút, thẳng tắp và ngát thơm vốn là ‘biểu tượng’ của làng quê Việt. Đặc biệt, cây còn cho quả giàu dưỡng chất nên tới nay tác dụng của quả cau vẫn được đánh giá cao.

Có lẽ với mỗi chúng ta, hình ảnh quả cau dường như đã trở nên rất thân thuộc, bởi nó gắn liền với văn hóa trầu cau độc đáo của dân tộc, trở thành lễ vật quan trọng trong dịp lễ Tết, đám cưới hay đám hỏi. Thế nhưng không chỉ đơn thuần là thành phần thiết yếu của sính lễ, quả cau còn được xếp vào nhóm dược liệu vô cùng quý giá.

1. Cây cau có đặc điểm thế nào?

Cau là cây ăn quả thân cột, thuộc họ cau dừa (Arecaceae), phần lớn cây trưởng thành có thể cao tới 20m, dáng thẳng đứng. Hoa cau màu trắng thường mọc ở nách lá, tỏa hương thơm ngát, hoa đựng rụng sớm và hoa cái sẽ phát triển thành quả. Quả cau hay còn gọi là bình lang, có hạt cứng bên trong, khi còn non có màu xanh, dần chuyển vàng khi chín.

5-tac-dung-cua-qua-cau-voi-suc-khoe-co-the-ban-chua-biet-voh-0
Cây cau thuộc họ cau dừa, cao và dáng thẳng tắp (Nguồn: Internet)

Theo các tài liệu ghi chép, một số giống cau được trồng phổ biến hiện nay gồm: cau vua, cau đuôi chồn, cau bẹ trắng, cau đỏ và cau vàng (cau kiểng vàng).

2. Tác dụng của quả cau với sức khỏe

Dù đã trở thành thức quả gắn bó trong đời sống người Việt nhưng chắc hẳn không phải ai cũng hiểu tường tận về tác dụng của quả cau với sức khỏe. Theo đó, những lợi ích tuyệt vời mà quả cau mang lại dưới đây đều được nghiên cứu nghiên cứu từ cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Cụ thể:

2.1 Trị giun sán đường ruột

Dựa trên phân tích thành phần dinh dưỡng, quả cau chứa arecolin – một hoạt chất alkaloid có đặc tính làm tê liệt thần kinh giun sán, “bóc tách” chúng ra khỏi niêm mạc ruột và đào thải ra bên ngoài. Chính vì lý do đó, ăn trầu cau hoặc uống nước sắc từ hạt cau cũng là những phương pháp trị giun sán đường ruột khá hữu hiệu.  

Xem thêm: Thời điểm uống thuốc tẩy giun đạt hiệu quả nhất

2.2 Giảm đầy bụng khó tiêu

Bên cạnh việc hỗ trợ tẩy giun, tác dụng của quả cau còn góp phần giảm đầy bụng khó tiêu. Một số bài thuốc Đông y sẽ tận dụng dược liệu này với vỏ quýt (trần bì), gừng (khương bì) và rễ cây dâu tằm (tang bạch bì) để sắc nước uống trong ngày, nhằm sớm khắc phục hiện tượng chướng bụng khó chịu.

2.3 Giảm đau nhức răng

Một trong những tác dụng của quả cau nhất định phải nhắc tới đó là xoa dịu cảm giác ê buốt và đau nhức răng. Lúc này bên cạnh làm sạch miệng bằng nước muối, bạn có thể dùng thêm nước cau hoặc rượu cau, các tinh chất kháng viêm từ cau có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm nhiễm, giảm đau hiệu quả.

5-tac-dung-cua-qua-cau-voi-suc-khoe-co-the-ban-chua-biet-voh-1
Nước cau hay rượu cau có tác dụng giảm đau nhức răng hiệu quả (Nguồn: Internet)

2.4 Cải thiện tình trạng hôi miệng

Cùng với việc hỗ trợ giảm cơn đau răng, súc miệng bằng rượu cau còn có công hiệu trị hôi miệng. Hương thơm dịu từ cau sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng hơi thở có mùi, đem lại sự tự tin và thoải mái khi giao tiếp.

Xem thêm: Chuyên gia Đông y mách bạn mẹo chữa hôi miệng cực hay tại nhà, giúp bạn tự tin giao tiếp

2.5 Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Tác dụng của quả cau trong việc điều trị sỏi thận vẫn đang được nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. Tuy nhiên, để thúc đẩy bài tiết nước tiểu hiệu quả cũng “đánh tan” sỏi, bạn cũng có thể tham khảo sắc nước quả cau khô, mía lau, cỏ mần chầu và đường phèn rồi uống xen kẽ với nước lọc hàng ngày.

3. Quả cau dùng để làm gì?

Quả cau đi với lá trầu và vôi trắng kết dính có lẽ là cách sử dụng phổ biến nhất từ xa xưa tới nay. Thế nhưng nếu “không ưa” cái cay cay, nồng chát của miếng trầu cau thì bạn vẫn có thể tận dụng dưỡng chất từ quả cau theo một vài gợi ý dưới đây:  

3.1 Rượu cau

5-tac-dung-cua-qua-cau-voi-suc-khoe-co-the-ban-chua-biet-voh-2
Ngâm rượu cau và sử dụng tại nhà (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Quả cau tươi: 1kg
  • Rượu trắng: 3 lít

Cách ngâm rượu cau

  • Rửa sạch quả cau, để ráo nước rồi gọt bỏ vỏ.
  • Dùng dao tách quả cau thành các múi nhỏ. Có thể tách bỏ phần thịt, chỉ lấy hạt để ngâm hoặc ngâm nguyên trái tùy ý.
  • Xếp cau vào bình đựng, sau đó từ từ rót rượu vào, đậy kín nắp và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Ngâm rượu trong khoảng 30 ngày là có thể dùng để súc miệng.

Lưu ý: Bạn có thể thay quả cau tươi thành quả cau khô, tuy nhiên phải tăng lượng rượu (1kg cau cần 7 – 8 lít rượu) và nên ngâm khoảng 40 – 45 ngày.

Xem thêm: Rượu chuối hột: Hướng dẫn ngâm và sử dụng đúng cách

3.2 Mứt cau

5-tac-dung-cua-qua-cau-voi-suc-khoe-co-the-ban-chua-biet-voh-3
Mứt cau giòn ngọt độc đáo (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Quả cau (loại cau kiểng vàng): 800g – 1kg
  • Đường cát trắng: 200 – 250g
  • Đường phèn: 1 – 2 thìa canh

Cách làm mứt cau

  • Ngâm rửa sạch quả cau, rồi vớt để ráo. Tiếp đến dùng chày đập nhẹ quả cau, tách bỏ vỏ và lấy ruột cau bên trong.
  • Hòa tan đường phèn với nước, trút ruột cau vào ngâm khoảng 4 – 5 tiếng để ra hết nhựa mủ, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Ướp ruột cau với đường khoảng 1 tiếng.
  • Bật bếp với lửa nhỏ rồi tiến hành sên mứt cau. Chú ý đảo đều tay đến khi đường kết dính trên ruột cau, mứt cau khô lại là được.

Xem thêm: Bật mí 4 công thức món mứt dừa ngon tuyệt cho Tết yêu thương

3.3 Chè cau

5-tac-dung-cua-qua-cau-voi-suc-khoe-co-the-ban-chua-biet-voh-4
Chè cau đuôi chồn lá dứa hấp dẫn (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Quả cau (loại cau đuôi chồn): 500 – 800g
  • Đường cát trắng (hoặc đường thốt nốt): 100g
  • Lá dứa
  • Bột năng: 50g
  • Đường phèn
  • Nước cốt dừa
  • Nước lọc: 1 – 1.5 lít

Cách làm chè cau

  • Rửa sạch quả cau, sau đó bổ dọc quả để tách lấy phần thịt trắng bên trong, đem ngâm với đường phèn khoảng 1 tiếng để giảm bớt độ chát.
  • Đun sôi nước, sau đó trút cau vào, đun khoảng 15 phút thì thả lá dứa vào. Tiếp đến nêm đường và hòa bột năng vào để chè sánh quyện.
  • Khi dùng có thể thêm đá viên, nước cốt dừa để hương vị chè hấp dẫn hơn.

Xem thêm: ‘List nhanh’ 7 công thức cho ai chưa biết đường thốt nốt làm gì ngon

4. Dùng quả cau cần lưu ý điều gì?

Dù sử dụng quả cau làm dược liệu cho các bài thuốc hay nguyên liệu trong ẩm thực, bạn cũng cần chú ý một số khuyến cáo an toàn sau:

4.1 Tránh ăn quá nhiều

Như đã chia sẻ, hoạt chất arecolin từ cau có đặc tính “tiêu diệt” giun sán, song nếu tiếp nạp liên tục trong thời gian dài thì rất dễ gây rối loạn nhịp tim. Do vậy, lời khuyên là bạn chỉ nên dùng khoảng 100 – 200g cau hoặc khoảng 10 - 15ml rượu cau mỗi lần, đặc biệt nên ngâm rửa kĩ trước khi đem chế biến nhằm giảm bớt độc tính của chất.

4.2 Hạn chế dùng khi tì vị hư hàn

Nếu bạn thuộc nhóm có tì vị hư hàn, thường xuyên bị lạnh bụng hoặc mắc chứng tiêu chảy dài ngày thì cần hạn chế sử dụng quả cau.

Xem thêmBác sĩ BV ĐH Y Dược chia sẻ cách chống ‘tào tháo rượt’ cực hiệu quả ngay tại nhà

4.3 Không thay thế thuốc đặc trị

Các tác dụng của quả cau với sức khỏe chỉ mang tính hỗ trợ điều trị bệnh lý, hoàn toàn không thể thay thế thuốc đặc trị. Vì thế, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều lượng hợp lý khi muốn dùng thêm quả cau.

5. Thành phần dinh dưỡng của quả cau

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong quả cau (tính trung bình trên 100g) như sau:

  • Chất béo: 15%
  • Carbohydrate: 56.7g
  • Chất đạm: 10%
  • Muối: 0.2 g
  • Kali: 450 mg
  • Canxi: 400 mg
  • Sắt: 5mg

Vừa là một thức quà tạo nên nét đẹp văn hóa, vừa được xếp vào nhóm quả có tác dụng cải thiện sức khỏe khá hữu hiệu nên dù trải qua nhiều thế hệ, cây cau hay quả cau vẫn luôn được người Việt trân quý. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của quả cau – loại quả vốn đã và đang lưu giữ “hồn cốt quê hương”.