Chờ...

6 cách làm trà hoa hồng ngát hương và giàu dưỡng chất

(VOH) – Trong số các liệu pháp cải thiện sức khỏe từ hoa hồng có lẽ phải kể tới trà hoa hồng. Nhưng cách làm trà hoa hồng như thế nào 'đúng chuẩn'? Cùng điểm qua một vài hướng dẫn đơn giản sau nhé!

Những bông hoa hồng kiều diễm không chỉ đơn thuần là biểu tượng của sắc đẹp hay tình yêu, loài hoa này còn thuộc nhóm thảo dược quý, cung cấp vô vàn dưỡng chất quan trọng. Chính vì lý do đó, từng cánh hoa hồng mỏng manh, mềm mại đã và đang trở thành “nguồn cảm hứng” cho ra đời các sản phẩm như tinh dầu hoa hồng, nước hoa hồng và tất nhiên là cả trà hoa hồng.  

1. Gợi ý cách làm trà hoa hồng tại nhà

Trà hoa hồng được xếp vào danh sách trà thảo mộc đã có “tên tuổi” khá lâu đời, với thành phần chính từ những cánh hoa hồng hay nụ hoa hồng, mang hương thơm ngát, vị hơi chua và ngọt dịu. Dưới đây xin gợi ý 6 cách làm trà hoa hồng “đúng bài” giúp bạn tự tay pha chế và thưởng thức tại nhà nhé!

1.1 Trà hoa hồng tươi

Chọn lựa những bông hoa hồng tươi mới, nhẹ nhàng tách cánh hoa rồi đem ướp trà – hứa hẹn mang tới cho bạn một ly trà hoa hồng tươi thơm phức và ngọt ngào.

6-cach-lam-tra-hoa-hong-ngat-huong-va-giau-duong-chat-voh-0
Trà hoa hồng tươi thơm ngát, thanh dịu (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Hoa hồng tươi: 4 – 5 bông
  • Mật ong: 1 – 2 thìa cà phê
  • Nước đun sôi: 150 – 200ml

Cách làm trà hoa hồng tươi

  • Tách từng cánh hoa hồng, đem rửa sạch và nên ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút để sạch bụi bẩn.
  • Xếp hoa hồng vào bình trà, sau đó rót nước đun sôi vào, hãm trà khoảng 10 – 15 phút. Ngoài ra khi nước sôi, bạn cũng có thể thả trực tiếp hoa hồng vào, đun thêm khoảng 5 – 7 phút rồi tắt bếp.
  • Rót trà vào ly và hòa thêm mật ong nếu muốn.

Xem thêm: Lành tính, dịu nhẹ, 7 chai nước hoa hồng sau chính là ‘chân ái’ của làn da nhạy cảm

1.2 Trà hoa hồng khô

Ngoài phương pháp hãm trà hoa hồng tươi, bạn có còn thể phơi khô những nụ hoa hồng rồi cất trữ và sử dụng lâu dài nữa đấy!

6-cach-lam-tra-hoa-hong-ngat-huong-va-giau-duong-chat-voh-1
Trà hoa hồng khô chua dịu (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Nụ hoa hồng: 8 – 10 nụ
  • Mật ong: 1 – 2 thìa cà phê
  • Gừng (không bắt buộc)
  • Nước đun sôi: 200ml

Cách làm trà hoa hồng khô

  • Nhẹ nhàng rửa sạch nụ hoa hồng. Tiếp đến vớt để ráo, đem phơi khô khoảng 30 phút, tránh phơi quá lâu dưới ánh mặt trời gắt gỏng vì dễ làm phai màu hoa. 
  • Xếp nụ hoa hồng đã phơi khô vào bình trà, từ từ rót nước sôi vào và hãm trà khoảng 10 phút. Trong thời gian đó, bạn có thể thả vài lát gừng vào.
  • Nếm thử vị và hòa thêm mật ong nếu muốn.

Xem thêm: Trà hoa cúc có đến 10 tác dụng cho sức khỏe nhưng khi uống cần lưu ý điều gì?

1.3 Trà vải hoa hồng

Vị ngọt tự nhiên từ trái vải hòa quyện hài hòa với chút chua dịu từ tinh chất hoa hồng – chẳng cầu kì nhưng lại khiến người ta mê mẩn.

6-cach-lam-tra-hoa-hong-ngat-huong-va-giau-duong-chat-voh-2
Trà vải hoa hồng chua chua ngọt ngọt (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Vải tươi: 10 trái
  • Hoa hồng tươi (hoặc hoa hồng khô): 5 bông
  • Nước cốt chanh
  • Mật ong hoặc đường cát trắng
  • Nước đun sôi: 400ml
  • Đá viên

Cách làm trà vải hoa hồng

  • Rửa sạch hoa hồng và để ráo nước.
  • Bắc nồi đun sôi nước, sau đó thả vải vào đun cùng trong khoảng 20 phút để vị ngọt của vải hòa vào nước. Vớt vải ra để riêng.
  • Xếp hoa hồng vào bình trà, rồi rót nước vào và hãm trà khoảng 10 phút, thấy nước trà chuyển màu hồng nhạt là được.
  • Rót trà ra ly, thêm nước cốt chanh, chút mật ong, khuấy tan đều rồi thả vải vào cùng, để nguội và thêm đá viên là có thể thưởng thức.

Xem thêm: Học ngay 6 cách làm món ăn vừa ngon, vừa giàu dinh dưỡng từ trái vải khiến ai cũng 'ngả mũ' khen

1.4 Trà hoa hồng táo đỏ

Một trong những dược liệu xuất hiện khá phổ biến trong thành phần của các loại trà thảo mộc chắc hẳn phải nhắc tới trái táo đỏ. Vậy nên sẽ thật thiếu xót nếu bỏ qua cách làm trà hoa hồng táo đỏ đấy!

6-cach-lam-tra-hoa-hong-ngat-huong-va-giau-duong-chat-voh-3
Trà hoa hồng táo đỏ ngọt ngào (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Nụ hoa hồng khô: 8 nụ
  • Táo đỏ: 50g
  • Củ sen sấy khô (không bắt buộc): 20g
  • Nước đun sôi: 500ml

Cách làm trà hoa hồng táo đỏ

  • Dùng rây để lọc bỏ bụi bẩn từ hoa hồng khô và củ sen sấy khô.
  • Rửa sạch táo đỏ, để ráo nước. Có thể cắt táo thành các miếng mỏng hoặc để nguyên tùy ý.
  • Đun sôi nước, sau đó thả củ sen vào trước để nấu trà. Đun khoảng 15 phút là được.
  • Xếp táo đỏ và hoa hồng vào bình, từ từ rốt trà củ sen vào rồi hãm trà thêm 10 phút thì hoàn thành.

Xem thêm: 'Khám phá' 8 lợi ích sức khỏe từ trà củ sen cùng những lưu ý khi uống

1.5 Trà hoa hồng quế hoa

Quế hoa nhỏ li ti với mùi thơm thanh nhẹ là một “điểm cộng” hoàn hảo, góp phần tăng thêm độ cuốn hút cho ly trà hoa hồng.

6-cach-lam-tra-hoa-hong-ngat-huong-va-giau-duong-chat-voh-4
Trà hoa hồng quế hoa thơm phức (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Nụ hoa hồng khô: 5 nụ
  • Quế hoa: 20g
  • Mật ong: 1- 2 thìa
  • Nước đun sôi: 400ml  

Cách làm trà hoa hồng quế hoa

  • Dùng rây loại bụi bẩn, mẩu vụn từ hoa hồng và quế hoa.
  • Tiếp đến xếp 2 loại hoa vào bình, từ từ rót nước đã đun sôi vào rồi tiến hành hãm trà khoảng 7 – 10 phút.
  • Nên hòa thêm chút mật ong để hương vị hấp dẫn hơn.

Xem thêm: Mẹo nhận diện mật ong thật hay giả cực đơn giản, cực chuẩn được chia sẻ bởi bác sĩ nổi tiếng

1.6 Trà táo hoa hồng

Bên cạnh táo đỏ, bạn cũng có thể tận dụng trái táo giòn ngọt thông thường, kết hợp với nấm tuyết, chút đường phèn để pha trà táo hoa hồng.

6-cach-lam-tra-hoa-hong-ngat-huong-va-giau-duong-chat-voh-5
Trà táo hoa hồng thanh mát (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Hoa hồng tươi: 2 bông
  • Táo: 2 trái
  • Nấm tuyết: 5g
  • Đường phèn
  • Nước đun sôi: 1 lít

Cách làm trà táo hoa hồng

  • Nhẹ nhàng tách từng cánh hoa hồng rồi rửa sạch bụi bẩn.
  • Ngâm rửa nấm tuyết với nước muối loãng.
  • Gọt vỏ táo, một phần cắt miếng vuông nhỏ, một phần cắt lát mỏng, ngâm trong nước muối loãng hoặc nước đá để không bị thâm đen.
  • Đun sôi nước, cho hỗn hợp táo, đường phèn và nấm tuyết vào đun khoảng 15 phút để nấm tuyết chín mềm, siro sánh sệt lại thì tắt bếp.
  • Đun một nồi nước khác, sau đó thả cánh hoa hồng vào để làm trà hoa hồng.
  • Khéo lèo cuộn trộn lát táo, xếp vào ly, tiếp đến rót trà hoa hồng vào, thêm siro táo và nấm tuyết nữa là có thể thưởng thức.

Xem thêm: Tắc chưng đường phèn – bài thuốc có từ lâu lắm rồi đấy, đang ho ‘khụ khụ’ nhấm một chút là dịu ngay!

2. Tác dụng của trà hoa hồng với sức khỏe

Vừa có hương thơm cuốn hút, màu sắc đẹp mắt, ly trà hoa hồng còn đem tới cho cơ thể nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nhờ vậy mà những tác dụng của trà hoa hồng với sức khỏe sau luôn được đánh giá rất cao:

2.1 Cải thiện giấc ngủ

Một số nghiên cứu nhận thấy rằng trong hoa hồng có hàm lượng dồi dào polyphenols rất tốt cho hệ thần kinh. Hoạt chất này được biết đến như “vị cứu tinh” giúp bạn giải tỏa căng thẳng và làm thư giãn tinh thần hữu hiệu. Vì ngoài liệu pháp xông tinh dầu hoa hồng, bạn có thể tham khảo dùng thêm trà hoa hồng trước giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng để cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.  

2.2 Giảm đau bụng kinh

Đối với phái nữ, trà hoa hồng được xem như “bạn đồng hành” không thể thiếu khi tới giai đoạn “đèn đỏ”. Thưởng thức ly trà hoa hồng dịu thơm, ấm nóng không chỉ giúp thư giãn mà còn xoa dịu cơn co thắt tử cung, giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.

6-cach-lam-tra-hoa-hong-ngat-huong-va-giau-duong-chat-voh-6
Trà hoa hồng giúp giảm đau bụng kinh hữu hiệu (Nguồn: Internet)

2.3 Kiểm soát cân nặng

Trà hoa hồng là một trong những loại trà lành mạnh thường được khuyến khích thêm vào chế độ ăn kiêng, giảm cân. Theo đó, các tinh chất từ hoa hồng có khả năng chuyển hóa và giảm tích tụ chất béo, thúc đẩy quá trình đốt cháy năng lượng, hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Xem thêm: Danh sách các loại đồ uống giảm cân hiệu quả

2.4 Tác dụng của trà hoa hồng giảm viêm họng

Nếu đang tìm một thức uống giúp giảm viêm họng và các cơn ho húng hắng thì trà hoa hồng là gợi ý khá lý tưởng dành cho bạn. Hãy “nhấm nháp” trà hoa hồng nóng pha với chút đường phèn, tình trạng sẽ được cải thiện đáng kể đấy.

2.5 Tốt cho xương khớp

Cùng với vai trò “trợ giúp” hoạt động của hệ thần kinh, nhóm chất chống oxy hóa polyphenol anthocyanins, kaempferol, hay quercetin từ trà hoa hồng còn có đặc tính giảm đau và kháng viêm mạnh. Lúc này khi vào cơ thể, chúng sẽ bảo vệ sụn khớp cùng xương dưới sụn, tăng sản sinh dịch khớp và ức chế các phản ứng sưng viêm gây đau nhức.

2.6 Tác dụng của trà hoa hồng làm đẹp da

Tác dụng của trà hoa hồng với “công cuộc” làm đẹp da của chị em phụ nữ đã được kiểm chứng qua rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Hấp thu các hoạt chất chống oxy hóa từ trà hoa hồng là phương pháp giúp bạn chủ động phòng ngừa hiện tượng lão hóa da sớm, kích thích tạo collagen và nuôi dưỡng làn da mịn màng.

Xem thêm: 4 công thức trà thanh lọc cơ thể không chỉ đẹp da mà còn giữ dáng tốt

3. Nên uống trà hoa hồng vào lúc nào?

Thời điểm sử dụng trà hoa hồng là yếu tố quyết định giúp bạn tận dụng hiệu quả các tác dụng của trà mang lại. Theo đó, bạn nên uống trà hoa hồng vào lúc bụng không quá đói và cũng không quá no, tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Nếu muốn uống trà hoa hồng vào buổi tối thì hãy sắp xếp dùng trước giờ đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng, nhằm tránh gây tiểu đêm và làm gián đoạn giấc ngủ.

Ngoài ra trong trường hợp bạn không tự trồng hoa hồng và phải mua tự bên ngoài, hãy lựa chọn đơn vị cung cấp hoa uy tín, không phun trồng nhiều thuốc trừ sâu để hạn chế tối đa các rủi ro sức khỏe. Đặc biệt nên dùng với lượng vừa đủ từ 100 – 150ml mỗi lần, trong tuần từ 2 – 3 lần.

6-cach-lam-tra-hoa-hong-ngat-huong-va-giau-duong-chat-voh-7
Nên uống trà với liều lượng vừa phải, đúng thời điểm (Nguồn: Internet)

4. Lưu ý những người không nên uống trà hoa hồng

Dù được đưa vào danh sách các loại trà “hảo hạng” nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ trà hoa hồng sẽ không phù hợp với một số đối tượng. Cụ thể những người không nên uống trà hoa hồng bao gồm:

  • Dị ứng hoa hồng: nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có tiền sử dị ứng phấn hoa hay dị ứng mùi hương của hoa hồng thì trà hoa hồng không phải là thức uống “thân thiện” dành cho bạn.
  • Rối loạn tiêu hóa: trường hợp đang bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, tốt nhất nên tạm ngưng sử dụng trà hoa hồng.
  • Phụ nữ mang thai: trong thời kì mang thai, nhất là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, nếu muốn dùng trà hoa hồng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều lượng thích hợp.

Những bông hoa hồng xinh đẹp tưởng chừng chỉ để ngắm nhìn lại có thể trở thành một thành phần tuyệt vời của ly trà thảo mộc giàu dưỡng chất. Hãy lưu lại ngay 6 cách làm trà hoa hồng trên đây để vừa thưởng trà vừa cải thiện sức khỏe tốt hơn nhé!