Trong tuần thai thứ 22, cơ thể bé sẽ dần càng hoàn thiện thêm nữa. Ở giai đoạn này, em bé của bạn đã hoạt động nhiều hơn và mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng hơn từng chuyển động của con yêu.
1. Thai 22 tuần nặng bao nhiêu?
Ở tuần thai 22 thì kích thước thai nhi đã có sự thay đổi rõ rệt, thai nhi có độ dài khoảng 27,9 cm từ đầu đến gót chân và có cân nặng tầm 453g. Thai nhi 22 tuần đã bắt đầu có hình hài rõ rệt trông giống với trẻ mới sinh khi các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hình thành như môi, lông mày và mí mặt.
Những chỉ số thai nhi 22 tuần mà mẹ bầu nên biết:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): khoảng 50 - 62mm.
- Chu vi vòng đầu (HC): khoảng 199 - 233mm.
- Chiều dài xương đùi thai nhi (FL): khoảng 37 - 44mm.
- Chu vi vòng bụng (AC): khoảng 72 - 204mm.
2. Sự phát triển thai nhi 22 tuần tuổi
Theo tiến trình phát triển của thai nhi, với thai kỳ 22 tuần bé sẽ dài khoảng 27.9cm tính từ đầu tới gót chân và nặng gần 453g.
Lúc này bé đã hoàn thiện hầu hết các cơ quan, bộ phận và trong 3 tháng cuối thai kỳ, bé sẽ phát triển nhanh chóng hơn nữa để chuẩn bị chào đời.
- Xúc giác và vị giác của bé tiếp tục phát triển đáng kể.
- Thính giác trở nên nhạy bén hơn và bé đã có thể nghe thấy rõ những âm thanh phía bên ngoài bụng mẹ.
- Não bộ và các mút thần kinh đủ trưởng thành để xử lý cảm nhận về cảm giác.
- Làn da của bé không còn trong suốt, chất béo trong cơ thể bé đang tụ lại dưới lớp da để hình thành lớp mỡ. Bên ngoài, da vẫn còn nhăn nheo và được bao phủ bởi lớp lông tơ.
- Mí mắt và lông mày của bé rõ ràng hơn. Ở thời điểm này, mắt của bé vẫn nhắm mặc dù bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng và bóng tối ở tuần thai 20.
- Các cơ quan sinh sản của bé cũng tiếp tục phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn đã bắt di chuyển xuống từ bụng. Còn ở bé gái, tử cung và buồng trứng được đưa vào vị trí và âm đạo bắt đầu phát triển.
- Bé đã có thể bắt đầu cảm nhận được sự va chạm cũng như trải nghiệm cảm giác này bằng cách vuốt ve khuôn mặt hoặc mút ngón tay.
Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi (Nguồn: Internet)
Cùng với việc kiểm tra chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu, đường kính ngang bụng thai nhi thì bạn cũng cần phải biết đến chiều dài xương mũi của bé. Khi thai nhi được 23 tuần tuổi, nếu số đo chiều dài xương mũi ngắn hơn 3,5mm thì bé có nguy cơ mắc hội chứng Down rất cao.
Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ
3. Những dấu hiệu thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Ở tuần thai này bạn có thể bắt đầu nhận thấy các vết rạn da trên bụng rõ ràng hơn bởi bụng bầu đang dần căng ra tạo điều kiện cho thai nhi không ngừng phát triển.
Bạn cũng có thể nhìn thấy những nốt nhỏ như mụn quanh quầng vú. Đây là những nốt Montgomery và chúng tiết ra chất bôi trơn dạng dầu giúp nuôi dưỡng đầu vú và làm mềm chúng.
Tăng tiết nước bọt sẽ là một triệu chứng thường gặp ở tuần 22 của thai kỳ. Ngoài việc gây khó chịu thì tình trạng này không có gì đáng lo ngại.
Bạn có thể thấy mình tròn trịa hơn do bạn đã ăn uống ngon miệng hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ kiểm soát cân nặng của mình để tránh tình trạng tăng cân, béo phì khi mang thai.
Những cơn đau đầu có thể xuất hiện nhiều. Hãy tìm hiểu các nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu để có thể khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhé.
Ngoài ra, bạn vẫn luôn phải đối mặt với một số dấu hiệu đặc trưng của thời kỳ mang thai đó là:
- Táo bón, phù chân,
- Suy giãn tĩnh mạch.
- Ham muốn “chuyện chăn gối”.
- Tăng tiết dịch âm đạo.
- Chuột rút.
- Đau bụng dưới rốn, trên rốn...
- Rốn lồi ra.
4. Những điều lưu ý khi mang thai tuần 22
Không quên lịch khám thai. Khi thai 22 tuần, hệ thống giải phẫu của thai nhi đã hoàn chỉnh và đủ điều kiện để thực hiện đánh giá mức độ phát triển, cân nặng và các vấn đề dị tật ở bé. Thời điểm này, bạn cũng sẽ được kiểm tra tim, phổi, huyết áp, đo chiều cao tử cung, kích thước vòng bụng và xét nghiệm nước tiểu 10 thông số, xét nghiệm máu cùng một số xét nghiệm khác theo chỉ định.
Mẹ bầu không được bỏ qua lần khám thai ở tuần thứ 22 (Nguồn: Internet)
Khi bạn mang thai đến tuần thứ 22, trên đồ lót của bạn có thể xuất hiện các vệt màu hồng hoặc màu đỏ. Nhưng những vệt máu nhỏ và ít trong tháng thứ 6 trở đi là điều bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy máu nhiều hoặc nếu các đốm máu xảy ra kèm theo cơn đau hoặc cảm giác khó chịu,thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
Sắm cho mình những bộ quần áo mới và mua những đôi giày mới phù hợp với đôi chân đang tăng thêm kích cỡ. Bạn nên chọn những loại giày đế bằng hoặc chỉ cao 3cm để đảm bảo việc đi lại được an toàn.
4.1 Thai nhi 22 tuần tuổi đạp nhiều có sao không?
Mỗi tuần trôi qua, các hoạt động của thai nhi sẽ càng nhiều và mạnh mẽ hơn. Thai nhi 22 tuần đã biết cử động tay, mút tay hoặc dùng tay để vuốt ve khuôn mặt của mình.
Thai nhi 22 tuần sẽ đạp rất nhiều lần trong bụng mẹ (Nguồn: Internet)
Trong tuần này, việc em bé đạp nhiều là chuyện hết sức bình thường và chứng tỏ thai nhi đang có sức khỏe tốt. Những lúc em bé hoạt động, bạn sẽ có cảm giác tương tự như một chú cá đang bơi lội, vùng vẫy trong bụng mình.
Nếu bạn cảm thấy bé đang đạp nhiều có thể là vì bé đang cần di chuyển và thư giãn nên cử động nhiều hơn để tìm cho mình tư thế thoải mái nhất. Do đó các mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng về vấn đề này. Những cú đạp của bé có thể cho thấy bé đang chơi đùa, đá chân hoặc phản ứng với những tác động từ bên ngoài của mẹ.
Thông thường, trong giai đoạn này bé có thể đạp từ 15 - 20 lần/ngày, do đó nếu bạn thấy bé đạp nhiều hãy thử thống kê lại số lần đạp. Nếu vẫn nằm trong tần suất này chứng tỏ thai nhi vẫn khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra, đó là:
- Thai nhi giảm số lần đạp hoặc đạp rất ít: Bé có thể bé bị thiếu oxy, thiếu dưỡng chất hoặc đường huyết của mẹ bị giảm.
- Thai nhi đạp quá nhiều lần: Có thể bé bị thiếu oxy hoặc dây rốn quấn cổ.
Xem thêm: Cách theo dõi cử động thai nhi chuẩn nhất, mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ
4.2 Giãn bể thận thai nhi 22 tuần có sao không ?
Bể thận của thai nhi thường có kích thước < 4mm trước 19 tuần, < 5mm trước 29 tuần và sau 30 tuần sẽ có kích thước < 7mm. Nếu chỉ số này lớn hơn mức bình thường thì được đánh giá là thai nhi bị giãn bể thận.
Tuy nhiên, các trường hợp giãn bể thận ở thai nhi nhẹ sẽ ổn định lại hoặc thoái lui ở giai đoạn sơ sinh của trẻ. Nếu trong quá trình siêu âm thai nhi được chẩn đoán có hiện tượng giãn bể thận, bạn không cần quá lo lắng, hãy theo dõi thai kỳ chặt chẽ và tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ.
Xem thêm: Chuẩn bị làm mẹ phải biết: Bệnh giãn bể thận ở thai nhỉ có nguy hiểm không ?
5. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 22 tuần
5.1 Khi thai nhi 22 tuần tuổi nên kiêng gì ?
Bạn cần kiểm soát lượng đồ ngọt được nạp vào cơ thể mình nhằm ngăn chặn bản thân khỏi tình trạng tiểu đường thai kỳ. Vì đây là căn bệnh khá nguy hiểm có thể làm thai nhi có tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh cao hơn
5.2 Có thai 22 tuần mẹ nên ăn gì ?
Khi mang thai ở tuần 22, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ, thực phẩm từ sữa ít béo, đậu nành, bánh mì, ngũ cốc, cá, thịt nạc vào thực đơn hàng ngày.
Ngoài ra, nên bổ sung vitamin, khoáng chất đầy đủ. Việc uống các vitamin cần thiết sẽ giúp giảm nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh.
Bên cạnh đó, sẽ có một số thực phẩm bạn cần tránh trong thời gian này như:
- Một số loại hải sản có thể chứa thủy ngân như cá thu, cá kiếm,…
- Thịt gia cầm hoặc các loại thịt chưa nấu kỹ.
- Không chọn phô mai làm từ sữa chưa được hấp khử trùng.
- Không nên dùng đồ uống chứa caffeine và tránh xa thức uống có cồn.
6. Những xét nghiệm, siêu âm quan trọng ở tuần 22
Cột mốc siêu âm thai nhi ở tuần 22 sẽ giúp mẹ bầu kiểm tra sự phát triển của bé và phát hiện sớm những bất thường như dị tật bẩm sinh. Các hạng mục mẹ bầu cần kiểm tra khi siêu âm:
- Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đạm và đường trong máu.
- Kiểm tra nhịp tim thai nhi.
- Đo cân nặng và kích thước thai nhi,
- Chiều cao của đỉnh tử cung.
- Sờ nắn bên ngoài tử cung để đo kích thước từ cung, xem nó như thế nào đến ngày sinh nở.
- Kiểm tra tình trạng sưng của tay, chân và giãn tĩnh mạch ở chân.
Nhìn chung, thai nhi 22 tuần sẽ mang đến có mẹ rất nhiều điều thú vị. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và bé yêu, mẹ nên tìm hiểu và nắm cho mình những kiến thức thai kỳ cơ bản thân. Đặc biệt, đừng quên thăm khám thai định để theo dõi và kiểm tra sự phát triển của bé theo từng giai đoạn,