- Trẻ bị nổi mẩn ngứa nguyên nhân vì sao?
- Trẻ bị mẩn ngứa khắp người là bệnh gì ?
- Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nổi mẩn ngứa
- Những biến chứng nào có thể xảy ra khi trẻ bị nổi mẩn ngứa ?
- Cách chăm sóc và điều trị nổi mẩn ngứa ở trẻ
- Phòng tránh bệnh nổi mẩn ngứa ở trẻ
- Chế độ ăn uống lành mạnh giúp tránh nổi mẩn ngứa ở trẻ em
Khi thời tiết thay đổi cũng như những ảnh hưởng của không khí ô nhiễm sẽ khiến cho trẻ bị ngứa khắp người, kèm theo đó là những nốt mẩn đỏ làm bé rất khó chịu. Đây là một dạng viêm da thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Trẻ có thể bị mẩn ngứa khắp người hoặc ở một số bộ phận cụ thể như như cổ mặt, lưng, ở chân, tay…
1. Trẻ bị nổi mẩn ngứa nguyên nhân vì sao?
Trẻ bị mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, trong đó phải kể đến bị dị ứng thời tiết.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đối tượng chính của mẩn ngứa chính là những trẻ béo, bé có cơ địa bị ứng và những bé sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da. Ngoài ra cũng có trường hợp những hóa chất trong bột giặt có thể khiến da trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người nhưng không làm sốt.
Đặc biệt, sẻ sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi là đối tượng thường bị mẩn ngứa nhiều nhất. Khi bé bị mẩn ngứa, da 2 má của bé có thể bị đỏ nhẹ, bé cũng sẽ có biểu hiện lắc đầu, hoặc bé lớn hơn đã biết dùng tay để gãi.
Nếu không được phát hiện, những nốt mẩn ngứa sẽ xuất hiện nhiều hơn, bên trong nếu có nước, khi vỡ ra sẽ lây sang các vùng da khác, tạo thành mảng. Lúc này bé thường xuyên quấy khóc, không thể ăn ngon, ngủ ngoan, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
2. Trẻ bị mẩn ngứa khắp người là bệnh gì ?
2.1 Các bệnh ngoài da
- Bệnh viêm da dị ứng: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé bị nổi mẩn ngứa là bởi viêm da do tiếp xúc. Bệnh này thường xảy ra khi bé có sự tiếp xúc với các yếu tố môi trường xung quanh như: khói, bụi, quần áo, vật dụng cá nhân (giày, dép, nước hoa, phấn,…)
- Bệnh mề đay: Đây là một dạng dị ứng với các yếu tố như: thời tiết, thực phẩm (tôm, cua, cá,…) thường xuất hiện ở cơ địa của những trẻ hay bị ứng. Mề đay có hai dạng là cấp tính và mạn tính, biểu hiện đặc trưng là nổi các nốt sần to nhỏ khác nhau, kết thành mảng và gây ngứa ngáy rất khó chịu.
- Nấm trên da: Một số loại nấm kí sinh trên da như nấm thân, nấm móng, nấm tóc, nấm kẽ,… cũng có thể khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa. Ngoài ra, một vài hợp trẻ bị mẩn ngứa nhiều là do bệnh hắc lào, lang ben.
Bé có thể bị nổi mẩn ngứa do thời tiết hoặc do bệnh lý (Nguồn: Internet)
2.2 Các bệnh trong cơ quan nội tạng
- Dị ứng với thuốc điều trị: Đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm với các thành phần của thuốc (Đông y lẫn Tây y) đều có thể khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa.
- Trẻ bị nhiễm giun sán: Các loại giun sán kí sinh trong dạ dày, đường ruột sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá, đôi khi kèm triệu chứng ngứa ngáy và nổi mẩn ngoài da.
- Các bệnh về gan, mật: Khi trẻ có các vấn đề về gan mật sẽ dẫn đến tình trạng tắc mật, ứ mật làm da trẻ bị vàng cùng với tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
- Bệnh đái tháo đường bẩm sinh: Là tình trạng trẻ rối loạn chuyển hoá, rối loạn vận mạch,… sinh ra biểu hiện nổi mẩn ngứa ngoài da ở trẻ.
- Ứ đọng các loại độc tố: Các loại độc tố bị ứ đọng trong cơ thể lâu ngày không thoát ra được, làm cho cơ thể trẻ bị nóng, các nhiệt độc sẽ nhanh chóng phát tán qua da gây tình trạng mẩn ngứa.
3. Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nổi mẩn ngứa
Các mẹ có thể nhận diện được bé có đang bị nổi mẩn ngứa hay không thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Xuất hiện các vết ửng đỏ nhiều ở các da nhạy cảm như mông, bẹn, cổ, mặt… sau đó từ vết ửng đó sẽ xuất hiện những nốt mẩn ngứa li ti hoặc nốt to.
- Trẻ thường khó chịu, quấy khóc.
- Trẻ có biểu hiện ngứa ngáy, liên tục dùng tay gãy ở những vùng da bị ngứa
Trẻ bị nổi mẩn ngứa thường hay quấy khóc, khó chịu (Nguồn: Internet)
4. Những biến chứng nào có thể xảy ra khi trẻ bị nổi mẩn ngứa ?
Những trường hợp trẻ em hay trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa nếu không được vệ sinh đúng cách và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sâu vào các lớp dưới da gây bội nhiễm, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
4.1 Nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ khi có sự xâm nhập liên tục của các loại vi khuẩn gây bệnh chứa độc tố. Nhiễm trùng máu có tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 - 50% các trường hợp), trong đó sốc nhiễm khuẩn là một tình trạng biểu hiện trầm trọng nhất của bệnh.
4.2 Viêm mủ màng phổi hay viêm phổi do tụ cầu
Đây là biến chứng hết sức nguy hiểm bởi nó có thể làm tổn thương phổi do các loại vi khuẩn có hại xâm nhập, dẫn đến phổi sẽ tiết nhiều dịch, tạo nhiều bóng khí. Lượng dịch này khi tăng lên, bóng khí sẽ vỡ ra gây hiện tượng khó thở. Bệnh rất khó điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
4.3 Tràn mủ màng tim
Tràn mủ màng tim là tình trạng màng tim bị viêm do các loại vi khuẩn gây ra, bệnh có thể làm tim bị chèn ép, không co bóp dẫn đến máu bị thiếu khi đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. Lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng gan, thận, tim.
4.4 Viêm màng não mủ
Khi hệ thần kinh của trẻ bị các loại vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nặng nề ở màng ngoài bao bọc não và tuỷ sống. Bệnh được xếp vào nhóm cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ tử vong ở trẻ rất cao nếu không được điều trị kịp thời.
5. Cách chăm sóc và điều trị nổi mẩn ngứa ở trẻ
Khi trẻ bị mẩn ngứa, các mẹ cần thiệt hiện ngay những cách chăm sóc sau đây để giảm bớt tình trạng bệnh:
5.1 Không sử dụng các đồ dùng có khả năng gây ngứa
Mẹ nên cách ly bé khỏi các tác nhân gây ngứa như thảm len, áo lông, thảm trải sàn có nhiều bụi bặm. Không nên cho bé ra ngoài trời gió hay nơi có nhiều phấn hoa (bé có thể sẽ bị dị ứng phấn hoa).
Hạn chế tiếp xúc các con vật nuôi dễ gây dị ứng hay lây bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ như chó, mèo.
Giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm cho bé mỗi ngày (Nguồn: Internet)
5.2 Tắm cho bé
Nên tắm cho bé hằng ngày với sữa tắm chuyên dùng của trẻ. Không tắm cho trẻ với các sản phẩm xà phòng thông thường.
Tắm nhanh cho trẻ dưới 10 phút và sử dụng nước ấm 33 độ C. Cho bé mặc quần áo làm từ vải coton, vải lụa cho bé.
Hằng ngày dùng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa lên da trên khắp cơ thể của bé, đặc biệt là ở mặt và các kẽ ngón tay chân, bẹn.
5.3 Cách trị mẩn ngứa ở trẻ em
Để có được cách điều trị và chăm sóc tốt nhất khi bé bị mẩn ngứa, các mẹ phải xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh để cách ly bé với chúng.
Khi phát hiện do bột giặt làm da bé bị nổi mấn ngứa thì nên thay đổi loại bột giặt khác không chứa các chất độc hại khi giặt đồ cho bé. Vệ sinh cho da bé luôn được sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày.
Tình trạng trẻ em bị mẩn ngứa nghiêm trọng thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ được can thiệp kịp thời, giúp bé thoát khỏi tình trạng một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
6. Phòng tránh bệnh nổi mẩn ngứa ở trẻ
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm rửa thường xuyên bằng các loại sữa tắm, bột tắm chuyên dụng cho bé, không có hoá chất kích ứng.
Che chắn cẩn thận cho trẻ khi ra ngoài bằng cách mặc quần áo dài tay, dài chân, dùng mũ rộng vành,… tránh để da bé tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Sử dụng các loại quần áo, trang phục bằng chất liệu vải bông mềm mịn, thấm hút tốt, co giãn và rộng rãi để da bé được thông thoáng.
Cắt gọn móng tay, chân và ngăn không cho trẻ gãi hay chà xát quá mức dẫn đến tổn thương da.
Bổ sung các loại khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ.
7. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp tránh nổi mẩn ngứa ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng cực kì cần thiết cho trẻ phát triển cũng như là nhân tố giúp trẻ phòng tránh nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh nổi mẩn ngứa. Chính vì thế, các mẹ hãy:
- Duy trì thói quen tiêu hoá bình thường cho trẻ, không để bé ăn quá no, cho trẻ ăn nhạt, tránh tích luỹ quá nhiều nước và natri trong cơ thể.
- Sử dụng các loại dầu thực vật để tăng cường axit béo không bão hoà, giúp giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.
- Tránh các tác nhân gây mẩn ngứa như dị ứng các loại thực phẩm. Nếu trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên loại bỏ thực phẩm gây dị ứng cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày của mình.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng trẻ bị nổi mẩn ngứa mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng cần nên biết để có thể chăm sóc bé tốt hơn, giúp bé được phát triển một cách toàn diện nhất.