Chờ...

Trẻ bị viêm amidan nguy hiểm ra sao, điều trị thế nào là tốt nhất?

( VOH ) - Trẻ bị viêm amidan gây nên các vấn đề về bít tắc đường thở, hẹp đường thở dẫn đến hội chứng ngừng thở khi ngủ, có thể biến chứng lên các cơ quan quan khác.

Viêm amidan là một bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều hơn ở trẻ em, nhất là những bé trong giai đoạn từ 6 tháng đến 6 tuổi vì hệ miễn dịch của bé lúc này còn yếu, cấu trúc amidan vẫn chưa được hoàn thiện.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thu Hằng chia sẻ trong sách Tiểu bách khoa về chăm sóc trẻ, amidan là một khối tổ chức hạch bạch huyết hình hạnh nhân, màu hồng, nằm ở hai bên họng, có độ to nhỏ khác nhau ở từng người.

Đây là một bộ phận có chức năng bảo vệ cơ thể, tức là nó sẽ tiết ra các kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn, virus khi chúng xâm nhập và gây hại cho sức khỏe. Amidan cũng là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, tuy nhiên vì một lý do nào đó amidan trong thể kháng cự được sự tấn công của vi khuẩn, virus, chúng làm làm amidan sưng lên và đó là thời điểm viêm amidan xuất hiện.

1. Trẻ em bị viêm amidan là như thế nào ?

Viêm amidan là tình trạng sưng và kích ứng amidan, một tập hợp các mô nằm ở hai bên thành sau của họng. Các amidan có chức năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể xâm nhập qua miệng. Khi amidan bị nhiễm trùng chúng trở nên to và đỏ, có lớp phủ màu vàng hoặc trắng.

Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan hay gặp nhất là do virus và thời tiết. Theo thống kê thì có đến 80% trẻ bị viêm amidan từ 2 nguyên nhân trên và 20% còn lại viêm amidan do vi khuẩn, trong đó, nhóm vi khuẩn hay gặp nhất là liên cầu, phế cầu,…

2. Phân loại viêm amidan ở trẻ

Viêm amidan được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính.

2.1 Trẻ bị viêm amidan cấp tính

Biểu hiện khi trẻ bị viêm amidan cấp chính là cơ thể bị sốt cao, hơi thở hôi, đau mỏi, cảm giác đau nhói hai bên góc hàm, đau lan lên tai, cảm giác đau gia tăng khi nuốt, ho nhiều từng cơn, trẻ em thường khò khè, ngủ ngáy

Trẻ bị viêm amidan cấp thường do các yếu tố sau gây ra:

  • Viêm amidan do virut: Toàn bộ niêm mạc họng bị đỏ, 2 amidan sưng to, đỏ, bề mặt phủ một lớp chất nhầy, không có mủ, viêm đỏ ở sau họng
  • Viêm amidan do vi khuẩn: Niêm mạc đỏ rực, 2 amidan to, trẻ bị viêm amidan có mủ nhưng không chảy máu. Đôi khi có thể kèm theo ngạt mũi và khàn tiếng do viêm nhiễm đường hô hấp trên.
  • Viêm amidan cấp do liên cầu bêta tan huyết nhóm A: Gây sốt cao, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, hạch góc hàm sưng to, đau. Khi tiến hành xét nghiệm sẽ thấy có liên cầu beta tan huyết nhóm A. Bệnh có thể dễ gây biến chứng nặng.

tre-bi-viem-amidan-nguy-hiem-ra-sao-dieu-tri-the-nao-la-tot-nhat-VOH

Amidan khi bị nhiễm trùng sẽ trở nên to và đỏ, có lớp phủ màu vàng hoặc trắng (Nguồn: Internet)

2.2 Viêm amidan mạn tính

Đối với bé bị viêm amidan mạn tính thường do amidan phát triển to quá mức hoặc xơ teo do nhiều đợt viêm cấp tính

Biểu hiện chung khi trẻ bị viêm amidan mạn tính là hay bị vướng họng, đôi khi đau nhói trong họng, thỉnh thoảng ho khan, khàn tiếng, hơi thở hôi.

Viêm amidan mạn tính do 2 yếu tố sau gây nên:

  • Viêm amidan quá phát (amidan phát triển to quá mức): Hai amidan to chạm nhau, trên bề mặt có nhiều khe, hốc, thường có mủ nhầy hoặc chất bã đậu gây hiện tượng ngủ ngáy, trẻ dễ gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm amidan thể xơ teo: Hai amidan nhỏ nằm trong hốc amidan, bề mặt xơ, có nhiều hốc chứa chất bã đậu, hai trụ amidan viêm dày đỏ, sẫm màu.

3. Các triệu chứng trẻ bị viêm amidan

Việc phân loại viêm amidan thì cần phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Còn để nhận biết trẻ có bị viêm amidan hay không cha mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau dây:

  • Trẻ thường bị sốt cao, người mệt mỏi
  • Trẻ bỏ ăn, không chịu ăn. Thường xuyên quấy khóc
  • Hơi thở của trẻ có mùi hôi, kèm theo ho nhiều

tre-bi-viem-amidan-nguy-hiem-ra-sao-dieu-tri-the-nao-la-tot-nhat-1-VOH

Trẻ bị viêm amidan niêm mạc họng bị tấy đỏ, phù nề (Nguồn: Internet)

  • Trẻ há miệng thấy amidan sưng to, niêm mạc họng tấy đỏ, phù nề. Hoặc đôi khi kèm theo các chấm mủ trắng.
  • Bề mặt lưỡi trắng, có thể có nổi hạch ở cạnh hàm
  • Trẻ có hiện tượng nói lạc giọng hoặc mất giọng khi nói.

3.1 Bệnh viêm amidan ở trẻ có nguy hiểm không?

Khi cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị viêm amidan thì tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán cụ thể. Không nên lơ là trong việc điều trị vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

4. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm amidan ?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thu Hằng, thông thường nguyên tắc điều trị viêm amidan thường tuân thủ theo các nguyên tắc điều trị bệnh viêm đường hô hấp. Và điều quan trọng là cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xác định nguyên nhân bệnh, từ đó mới có thể đưa ra được hướng điều trị tốt nhất.

Cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại kháng sinh cho bé uống vì kháng sinh chỉ có tác dụng với những trường hợp viêm amidan do vi khuẩn, không có tác dụng với nấm, virus. Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh nhiều có thể gây nhờn thuốc, khiến biện tái phát nhanh hơn.

4.1 Có nên cắt amidan cho trẻ ?

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định việc cắt amidan cho trẻ nếu như bé nằm trong một số trường hợp sau đây:

  • Trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần, amidan sưng quá to làm ảnh hưởng đến việc thở, giấc ngủ, chế độ sinh hoạt, ăn uống và sự phát triển chung của cơ thể.
  • Bé bị viêm amidan mủ nhiều lần, kéo dài, thở thành ổ vi trùng nằm trong vùng họng, hầu.
  • Trẻ bị viêm tai giữa nhiều lần do viêm amidan gây ra.

tre-bi-viem-amidan-nguy-hiem-ra-sao-dieu-tri-the-nao-la-tot-nhat-2-VOH

Một vài trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan cho trẻ (Nguồn: Internet)

4.2 Điều kiện để cắt viêm amidan

  • Trẻ bị viêm amidan từ 5 tuổi trở lên.
  • Trẻ không bị viêm cấp hoặc nhiễm trùng trong thời gian chỉ định cắt viêm amidan.

5. Cách chăm sóc và ngăn ngừa viêm amidan cho trẻ

5.1 Cách chăm sóc

Trẻ bị viêm amidan cần được cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ.

Nếu thấy trẻ khó nuốt, việc ăn uống gặp khó khăn thì cha mẹ cần cho bé ăn chất lỏng và thực phẩm mềm như súp, sữa, sinh tố.

Cho bé uống đủ lượng nước.

Giúp bé súc miệng bằng nước muối ấm, giúp sát khuẩn, kháng viêm tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.

5.2 Cách phòng ngừa

Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ và đường hô hấp trên của trẻ bằng cách vệ sinh đúng cách, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Tránh để cho trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế chơi và thổi bong bóng.

Khi bé bị sổ mũi có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi bằng dụng cụ hút mũi cho trẻ.

Giữ ấm cổ và lòng bàn tay chân, ngực cho trẻ vào mùa đông

Mùa hè vệ sinh điều hòa sạch sẽ( nếu dùng điều hòa nhiệt độ), đặt nhiệt độ phòng phù hợp.

Nên để trẻ sống trong phòng kín gió, có nhiệt độ đủ ấm và thông thoáng.

Để trẻ tránh xa môi trường khói thuốc và bụi bẩn.

Khi trẻ đã có tiền sử về các bệnh hô hấp, nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn được lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như trái cây, yaourt, kem… Tuyệt đối không cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh.