Có bao giờ bạn cảm thấy mình luôn nỗ lực và chăm chỉ nhưng lại chẳng mang lại kết quả bao nhiêu? Khi bạn dành nhiều thời gian để học nhưng lại chẳng nhớ được mấy?... Nếu đã từng trải qua những điều này, bạn có thể đang “nỗ lực ảo” mà chính bạn cũng không hay biết. Cùng tìm hiểu nỗ lực ảo là gì và cách để vượt qua nó ngay sau đây.
1. Nỗ lực ảo là gì?
Nỗ lực ảo là tình trạng một người tự đặt ra cho bản thân rất nhiều mục tiêu cần làm nhưng lại không thực hiện được hoặc thực hiện chúng một cách hời hợt. Thay vì tập trung vào những việc đã được lên kế hoạch, chúng ta lại dành thời gian vào những việc khác, dẫn đến kết quả mang lại không được như ý muốn.
Chữ “ảo” ở đây được hiểu là sự ảo tưởng về “nỗ lực” của bản thân, tưởng rằng mình rất bận rộn nhưng thực tế là không làm gì cả.
Đã có rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ thừa nhận rằng bản thân rơi vào nỗ lực ảo. Bạn M.H., sinh viên của trường Đại học Sư Phạm TP HCM từng chia sẻ, bản thân trước đây đặt ra rất nhiều mục tiêu, lưu rất nhiều bài viết, tài liệu hay về máy nhưng chẳng bao giờ mở ra xem hoặc áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Mỗi ngày, thay vì dành thời gian để đọc sách, làm bài tập, hay dọn dẹp nhà cửa, H. lại vùi đầu vào điện thoại để lướt mạng xã hội, xem phim, nhắn tin, hoặc đi chơi.
Sau đó, bản thân H. bắt đầu nhận thấy sự bất thường khi mọi hoạt động điều trì trệ và không có mục tiêu nào được hoàn thành.
Trường hợp như H., vốn không hiếm gặp. Chúng ta thường xuyên đặt cho mình rất nhiều mục tiêu như: mỗi tối đọc 10 trang sách, học 10 từ vựng,… nhưng khi có thời rảnh rỗi chúng ta lại chăm chú vào điện thoại, đôi khi còn tự đánh lừa bản thân “lười một ngày cũng chẳng sao”.
Xem thêm:
Xu cà na là gì? Ý nghĩa cụm từ "xu cà na xí muội", "xù khu cà kha nà kha" trên facebook tiktok
SUS là gì? Ý nghĩa và cách dùng của trend SUS trên MXH
Cục súc là gì? Cách hạn chế tính cục súc để gây thiện cảm với mọi người
2. Những dấu hiệu cho thấy một người đang nỗ lực ảo
Khi mạng xã hội ngày càng phổ biến, áp lực học tập ngày càng nặng nề cũng như trào lưu chạy đua theo thành tích, cụm từ “nỗ lực ảo” càng dễ trở thành tình trạng của nhiều bạn trẻ.
Không khó để nhận ra một người có đang nỗ lực ảo hay không, bởi chỉ cần nhìn lại chúng ta sẽ thấy đâu đó bản thân mình cũng đã từng nỗ lực ảo. Dưới đây là hai dấu hiệu cho thấy bạn có đang nỗ lực ảo hay không.
2.1 Cái gì cũng muốn, nhưng lại không biết muốn gì
Nếu bạn là một người thích tiếp nhận mọi thứ, thấy cái gì hay ho cũng đều muốn thử, chẳng hạn: thấy một quyển sách hay liền muốn mua về đọc, thấy một công thức nấu ăn ngon liền lưu lại, thấy tài liệu hay liền lưu về máy,.. nhưng chưa bao giờ bạn mở chúng ra xem, điều đó cho thấy bạn đang nằm trong nhóm “nỗ lực ảo”.
Những việc bạn làm, bạn nghĩ nó đã giúp bạn nâng cao sự hiểu biết của mình nhưng thực tế thì không như vậy. Bạn vẫn đang mơ hồ trong sự hứng thú, tò mò của vô vàn thứ trên đời. Thế nhưng, khi đào sâu vấn đề, hay làm thế nào để đạt được điều đó thì bạn vẫn chưa có sự hình dung rõ ràng về nó.
2.2 Thích đặt ra rất nhiều mục tiêu nhưng chưa từng hoàn thành được
Chúng ta, ai cũng có những mục tiêu cho riêng mình, với người có thói “nỗ lực ảo”, mục tiêu được đặt ra càng nhiều hơn, thậm chí họ còn ghi ra rất chi tiết, đầy đủ những việc cần làm.
Thế nhưng, khi thực hiện lại làm rất hời hợt. Niềm hứng thú và khí thế hừng hực ấy chỉ bùng cháy được vài ngày rồi lại theo cơn gió mà dần lụi tắt. Không ít bạn còn dùng vô số lý lẽ để biện minh cho việc trì hoãn. Đương nhiên, kết quả cuối cùng vẫn là không đạt được gì hơn.
3. Nguyên nhân dẫn đến nỗ lực ảo
Theo diễn giả Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng phòng đào tạo kỹ năng thuộc công ty cổ phần Finlife Việt Nam, nguyên nhân chính của thực trạng nỗ lực ảo xuất phát từ nhu cầu được người khác đánh giá là mình đang bận rộn, đang rất cố gắng, trong khi thực tế chúng ta chưa làm gì có giá trị.
3.1 Thói quen trì hoãn
Trì hoãn là “căn bệnh” ăn sâu vào trong máu của không ít người trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta lập rất nhiều kế hoạch trong to - do - list của mình và sẽ thật tuyệt nếu chúng ta hoàn thành hết tất cả mọi thứ. Thế nhưng, chính lối suy nghĩ “để mai tính”, “một lát nữa rồi làm”… khiến chúng ta mất rất nhiều thời gian.
Để rồi cuối cùng, bạn không thể làm hết những việc đã đặt ra, bạn đẩy chúng sang ngày hôm sau. Cứ như thế, vòng tuần hoàn đó sẽ cuốn bạn vào ảo tưởng rằng bạn sẽ hoàn thành nó vào ngày mai, nhưng rõ ràng bạn chỉ đang giậm chân tại chỗ.
3.2 Quá tham lam
Tham lam cũng là một thói quen dẫn đến tình trạng nỗ lực ảo. Bạn đang viết to - do - list trong một trạng thái đầy phấn khích và sự háo hức. Bạn đang tưởng tượng đến viễng cảnh khi hoàn thành công việc, nhưng lại không nghĩ đến quá trình thực hiện nó. Đến khi bắt tay vào thức hiện, cảm giác vui sướng hoàn toàn biến mất. Việc cần làm quá nhiều khiến bạn không thể kham nổi.
3.3 Muốn được ghi nhận
Dường như, những người nỗ lực ảo đều đang cố chứng minh cho người khác thấy rằng mình đang “nỗ lực”. Một số người thích chụp những bức ảnh học tập lung linh, góc làm việc chăm chỉ,… để được bạn bè khen “chăm chỉ quá”.
Tâm lý ấy xuất phát từ nhu cầu cần được ghi nhận, muốn được người khác đánh giá cao. Đây là một lối suy nghĩ chạy theo trào lưu thành tích, tạo ra vẻ ngoài thật “nỗ lực” nhưng bản thân không được như thế.
Xem thêm:
Karma là gì? Ý nghĩa của karma nhân quả báo ứng trong cuộc sống
Phiến diện là gì? Cách thay đổi tư duy phiến diện
Ấu trĩ là gì? Biểu hiện sự ấu trĩ của tuổi trẻ
4. Người nỗ lực ảo sẽ phải trả giá như thế nào?
Một người có thói nỗ lực ảo sẽ mất rất nhiều thời gian và năng lượng cho những việc không thực sự cần thiết hoặc không thể đạt được. Điều này có thể dẫn đến bế tắc và mất động lực, khiến bản thân rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất tập trung.
Dưới đây là những ảnh hưởng tiêu cực của việc nỗ lực ảo mà nhiều người có thể không để ý:
4.1 Mất thời gian và năng lượng
Việc cứ lê lết theo đuổi kế hoạch bằng nỗ lực ảo khiến bạn mất rất nhiều thời gian và sức lực, thay vì tập trung vào các mục tiêu cụ thể và khả thi.
4.2 Bế tắc và mất động lực
Khi không hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra sẽ dẫn đến cảm giác bế tắc và thiếu động lực. Bạn sẽ có cảm giác rằng mình đã phí phạm thời gian và năng lượng vào những việc làm vô bổ.
4.3 Gây thất vọng
Nỗ lực ảo có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng vì không đạt được mục tiêu không khả thi mà bản thân đã đặt ra.
4.4 Stress và ảnh hưởng đến tâm lý
Về lâu dài, nỗ lực ảo có gây ra căng thẳng, stress, mệt mỏi và sức khỏe tâm lý của bạn.
5. Làm sao để thoát khỏi nỗ lực ảo?
Việc đặt ra mục tiêu và kiên trì đến cùng là một việc không dễ dàng với bất kỳ ai. Chỉ cần một chút lơ là, bạn có thể sẽ bị nhấn chìm bởi “hố đen” nỗ lực ảo.
Để có thể vượt qua nỗ lực ảo, hướng tới nỗ lực thật sự, bạn có thể thực hiện theo một số điều sau đây:
5.1 Xác định mục tiêu cụ thể và khả thi
Hãy xác định và xây dựng mục tiêu khả thi để có thể hoàn thành nó, chứ không phải lập kế hoạch để “chạy đua thành tích” với bất cứ ai.
Mục tiêu bạn đặt ra cần phải rõ ràng và trong tầm với để giảm bớt nguy cơ bỏ cuộc giữa chừng. Đặt mục tiêu quá cao dễ khiến bản thân chán nản, mất hứng thú khi liên tục nhận được kết quả không tốt.
5.2 Phân tích và lập kế hoạch kỹ càng
Việc nghiên cứu và phân tích mục tiêu là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn nắm bắt được những việc mình đang làm và sẽ làm. Từ đó, bạn có thể tính toán được thời gian và tài nguyên cần thiết để hoàn hoàn.
Để có thể sắp xếp các đầu việc một cách hiệu quả, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian là những kỹ năng cực kỳ quan trọng.
5.3 Tập trung vào tiến trình
Để có kết quả, cần có quá trình. Do đó, đừng chỉ tập trung vào kết quả mà hãy chú tâm tiến trình. Khi mọi thứ đều đảm bảo đúng tiến bộ và được hoàn thành theo đúng thời gian đặt ra, kết quả cuối cùng sẽ khả quan.
5.4 Tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp
Trong lúc thực hiện kế hoạch, hãy thường xuyên tự nhìn nhận và đánh giá xem bản thân có đang làm đúng hay không? Nếu cảm thấy nghi ngờ hay chán nản, hãy dừng lại và kiểm tra tất cả mọi thứ.
Thường xuyên đánh và điều chỉnh những bất cập kịp thời sẽ giúp bạn đi đúng hướng và lấy lại tinh thần.
5.5 Không trì hoãn
Không trì hoãn là một những điều bạn cần quyết tâm thực hiện để không dẫn đến nỗ lực ảo. Bạn hãy học cách phân chia thời gian rõ ràng giữa học tập, làm việc và giải trí. Cần tập trung và những việc quan trọng hơn là dành thời gian cho những việc có thể khiến bạn bị xao nhãng như xem điện thoại, máy tính,…
5.6 Nhờ đến sự hỗ trợ
Có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm để nhận được những lời khuyên hữu ích.
6. Cách giúp bạn không rơi vào nỗ lực ảo
Ngoài những việc cần làm để không bị sập “hố đen” nỗ lực ảo, bạn còn có thể tự tạo động lực cho bản thân bằng những cách dưới đây:
- Tạo một bản tầm nhìn (Vision Broad) và treo chúng ở một nơi dễ nhìn thấy trong nhà. Nó sẽ như một lời nhắc nhở về lý do tại sao bạn nên làm việc chăm chỉ.
- Viết một bức thư cho tương lai của mình để nói về những ước mơ. Cách làm này có thể giúp bạn có thêm động lực và cũng giúp bạn thiết lập mục tiêu để xem liệu bạn có thể đạt được chúng sau một thời gian nhất định hay không.
- Sắp xếp các thứ tự ưu tiên sẽ giúp bạn không mất quá nhiều thời gian và năng lượng cho những việc không quan trọng.
- Ghi lại mọi sự tiến bộ của mình bởi chúng sẽ giúp bạn vui vẻ và có thêm niềm tin vào con đường đã chọn.
- Tự thưởng cho bản thân sau mỗi bước tiến như một động lực thúc đẩy mình tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa.
- Tạo không gian làm việc gọn gàng sẽ giúp bạn có thêm nguồn cảm hứng khi làm việc, học tập.
Nỗ lực ảo đang làm lãng phí tuổi trẻ của rất nhiều người. Thế nhưng, không phải ai cũng nhận ra nó và vượt qua nó để đi đến thành công. Hy vọng với những thông tin về nỗ lực ảo là gì sẽ giúp bạn không trở thành những “kẻ chậm tiến”, sớm hoàn thành những mục tiêu còn dang dở và thành công với kế hoạch mới.