Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ em là bệnh gì?

(VOH) – Tràn dịch tinh hoàn là bệnh lý nam khoa không hiếm gặp, bệnh thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy tràn dịch tinh hoàn là gì, có nguy hiểm không và điều trị thế nào?

1. Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ là gì?

Tràn dịch tinh hoàn (hay còn gọi là tràn dịch màng tinh hoàn) là tình trạng tụ dịch ở một hoặc cả hai bìu. Tình trạng tràn dịch tinh hoàn hầu như chỉ xảy ra ở một bên, thế nhưng đôi khi nó cũng có thể xảy ra ở cả hai bên của tinh hoàn, khiến tinh hoàn sưng lên hoặc bị to bất thường.

Theo các bác sĩ, tràn dịch tinh hoàn có nhiều thể bệnh, tuy nhiên với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tinh hoàn bị tràn dịch xảy ra do ảnh hưởng từ ống phúc tinh mạc. Bình thường ở cuối thai kỳ, ống phúc tinh mạc se teo lại thành một sợi xơ. Tuy nhiên, nếu ống phúc tinh mạc teo lại trên toàn bộ ống nhưng vẫn còn một ống nhỏ bên trong, làm cho dịch từ ổ bụng chỉ chảy xuống được đến bìu, không thoát ra được khiến chất dịch bị đẩy ngược vào trong, dẫn tới ứ đọng màng tinh hoàn và tinh hoàn bị ngập dịch.

Trong một số trường hợp, tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh còn có phối hợp với tình trạng thoát vị bẹn, tinh hoàn lạc chỗ.

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ em là bệnh gì? 1

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xảy ra do ảnh hưởng từ ống phúc tinh mạc (Nguồn: Internet)

2. Dấu hiệu tràn dịch tinh hoàn ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em khá rõ ràng, nếu chú ý cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Tinh hoàn của trẻ to hơn bình thường, có thể bị sưng một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn.
  • Có hiện tượng ứ nước ở màng tinh hoàn, bên trong của bìu nặng khiến khu vực này của bé có cảm giác bị căng phồng.
  • Lớp da bìu căng mỏng, có thể nhìn thấy được các tia bên trong bao.
  • Trẻ xuất hiện các cơn đau, từ âm ỉ cho đến dữ dội. Cơn đau kéo dài và lan sâu xuống cả vùng bẹn, háng, sau lưng.

3. Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ em có điều trị được không?

Trẻ em bị tràn dịch tinh hoàn khiến cho chất dịch bị ứ đọng và không thoát được ra ngoài giữa 2 lá màng của tinh hoàn. Điều này khiến cho vùng bì bị sưng hoặc to hơn so với bình thường. Tuy nhiên, các mẹ không cần phải quá lo lắng bởi tràn dịch tinh hoàn ở trẻ có thể có thể tự biến mất mà không cần phải áp dụng phương pháp điều trị nào.

Mặc dù vậy, người lớn vẫn cần phải quan tâm đến tình trạng này của con, nếu sau một thời gian (khoảng 1 năm) nhưng hiện tượng tràn dịch tinh hoàn chưa biến mất hoặc có dấu hiệu bất thường, cha mẹ hãy đưa con tới khám tại các bệnh viện nhi khoa để được các bác sĩ thăm khám.

Tại đây, bác sĩ tiến hành kiểm tra, thực hiện một số xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh lý, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời cũng có thể giúp nhận định đâu là nguyên nhân dẫn tới việc bé bị tràn dịch tinh hoàn. Mức độ ảnh hưởng chỉ dừng lại ở việc tinh hoàn bị tràn dịch hay hiện tượng ngập dịch đã từ lâu và gây biến chứng viêm nhiễm khác.

Việc điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân và tình trạng bệnh, trẻ bị tràn dịch tinh hoàn có thể được trị bằng thuốc hoặc bằng phẫu thuật.

Cha mẹ cần lưu ý, trẻ em sức đề kháng còn rất yếu chính vì thế những biến chứng sẽ tiến triển rất nhanh. Ngoài những tổn thương ở vùng bệnh, trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng có liên quan đến suy nhược hệ thần kinh cũng như kháng thể của bé.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái