Không chỉ có hình dáng khác biệt so với các loại ớt tươi cay nồng thông thường, mà nguồn chất dinh dưỡng cùng công dụng của ớt chuông trong chế biến ẩm thực cũng sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy nhé!
1. Đặc điểm của ớt chuông
Ớt chuông thuộc họ Solanaceae, phân loại Capsicum annuum, được tìm thấy sớm nhất ở các quốc gia khu vực Trung Mỹ và Bắc Nam Mỹ, tới nay đã được canh trồng cũng như sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ớt chuông không chứa capsaicin – thành tố tạo nên vị cay ở các loại ớt nên có lẽ vì thế mà tên gọi ớt ngọt đã ra đời.
Thông thường chúng ta sẽ “bắt gặp” ớt chuông với nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau gồm ớt chuông xanh, ớt chuông đỏ hay ớt chuông vàng,...và cho rằng có khá nhiều loại ớt chuông. Tuy nhiên, hoàn toàn không phải vậy. Điều này là bởi ở mỗi giai đoạn chín của cây thì sẽ có sự biến chuyển màu sắc của trái, khi trái ớt còn xanh nếu không thu hoạch thì chúng sẽ chín dần và chuyển vàng, rồi chuyển đỏ.
Ngoài ra, hương vị của ớt chuông cũng thay đổi theo thời kì. Khi ăn ớt chuông xanh, bạn sẽ cảm thấy ít ngọt, có phần chan chát hơn so với ớt chuông vàng hoặc ớt chuông đỏ.
2. Tác dụng của ớt chuông với sức khỏe
Với đặc tính giòn ngọt, ớt chuông đã dần trở thành một loại rau quả rất được yêu thích và làm nguyên liệu của nhiều món ăn hấp dẫn. Những món ngon từ ớt chuông vừa có hương vị độc đáo, vừa cung cấp đa dạng dưỡng chất, đem đến những lợi ích sức khỏe tuyệt vời này:
2.1 Tác dụng của ớt chuông giúp chống viêm hiệu quả
Ớt chuông được xếp vào nhóm rau quả chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, điển hình phải kể đến beta-carotene, beta-cryptoxanthin, lutein hay zeaxanthin. Nhờ hấp thu thêm các hoạt chất với tính kháng viêm mạnh này mà chúng ta có thể chủ động bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, từ đó cũng góp phần tăng cường sức đề kháng.
Xem thêm: 12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bạn 'hạ gục' các gốc tự do gây ung thư
2.2 Bảo vệ tim mạch
Ớt chuông là một trong những thực phẩm khá lành mạnh và cần thiết với sức khỏe của hệ tuần hoàn nói chung, tim mạch nói riêng. Lượng chất chống oxy hóa cùng chất xơ từ loại ớt này khi vào cơ thể sẽ “tiêu diệt” cholesterol xấu tích tụ ở thành mạch, hạn chế tắc nghẽn động mạch – nguyên nhân gây trụy tim, đột quỵ.
2.3 Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C được tìm thấy trong ớt chuông vô cùng dồi dào, trung bình 100g chứa tới hơn 128mg vitamin C (tương đương với hơn 200% nhu cầu hàng ngày mà cơ thể cần). Nhóm vitamin này chính là chất xúc tác quan trọng giúp tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa vi chất sắt, hỗ trợ tăng sinh tế bào hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Xem thêm: Tất tần tật về bệnh thiếu máu, chủ động nhận biết để điều trị kịp thời và đúng cách
2.4 Tăng cường thị lực
Lutein và zeaxanthin là những bảo vệ điểm vàng của mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh, giúp duy trì thị lực, đồng thời chống lại các phản ứng oxy hóa gây tổn thương cho võng mạc mắt. Một số nghiên cứu nhận thấy rằng, zeaxanthin được tìm thấy rất nhiều trong ớt chuông đỏ, ớt chuông cam và nhiều nhất là trong ớt chuông xanh.
Bên cạnh đó, ớt chuông đỏ cũng chứa hàm lượng lớn vitamin A giúp tăng cường thị lực và ngăn ngừa chứng quáng gà.
2.5 Phòng ngừa ung thư
Không chỉ góp phần củng cố hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn, các chất chống oxy hóa từ ớt chuông còn có khả năng ức chế quá trình oxy hóa tế bào bởi gốc từ do. Từ đây giảm thiểu tối đa tỉ lệ hình thành khối u và phòng ngừa ung thư hiệu quả.
2.6 Tốt cho hệ thần kinh
Ớt chuông được đánh giá là nguồn cung cấp đa dạng các vitamin nhóm B, kể đến như vitamin B9, vitamin B6 hay vitamin B1. Đây đều là những thành tố trực tiếp tham gia sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, thúc đẩy tăng kết nối giữa các tế bào não, đảm bảo vận hành tốt các hoạt động của não bộ.
Xem thêm: 7 thực phẩm dành riêng cho người bị thiếu máu não, bổ sung ngay để nhanh hồi phục
2.7 Dự phòng xuất huyết
Bổ sung ớt chuông vào khẩu phần ăn hàng ngày là cách giúp bạn tiếp nạp thêm lượng vitamin K rất cần thiết cho quá trình đông máu. Lượng vitamin này sẽ kích hoạt protein prothrombin, đẩy nhanh thời gian cầm máu, dự phòng mất máu và xuất huyết nặng khi gặp các chấn thương.
2.8 Ăn ớt chuông giảm cân
Nếu đang lên thực đơn để thực hiện kế hoạch ăn kiêng giảm cân thì các món ăn từ ớt chuông như nước ép ớt chuông hay salad ớt chuông là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Xem thêm: Top 10 phương pháp giảm cân nhanh và hiệu quả nhất được cư dân mạng Nhật Bản bình chọn
2.9 Tác dụng của ớt chuông làm đẹp da và tóc
Một trong những tác dụng của ớt chuông không thể quên nhắc đến đó chính là nuôi dưỡng làn da và mái tóc nhìn trẻ trung hơn. Lúc này lượng vitamin E (tương đương hơn 11% giá trị hàng ngày) mà ớt chuông mang lại được xem như dưỡng chất tái tạo sợi collagen dưới da, làm chậm quá trình lão hóa chân tóc, giảm gãy rụng.
3. Bà bầu ăn ớt chuông được không?
Khác với các loại ớt cay nóng thông thường, ớt chuông lại là loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các mẹ bầu nên thêm vào chế độ dưỡng thai. Theo đó, bà bầu vẫn ăn được ớt chuông nhưng phải ngâm rửa kĩ càng và nấu chín, để tận dụng những lợi ích sức khỏe như:
- Phòng chống thiếu máu thai kì
- Dự phòng xuất huyết sau sinh
- Điều hòa huyết áp
- Kiểm soát đường huyết ổn định
- Giảm căng thẳng lo âu
- Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Xem thêm: 9 điều giúp mẹ bớt ‘phiền não’ với thắc mắc bà bầu ăn ớt chuông được không?
4. Các món ngon từ ớt chuông dễ chế biến
Thay vì dùng trực tiếp ớt chuông để làm nước ép hay các món salad, gỏi trộn, ngay trong căn bếp của gia đình, bạn hoàn toàn có thể tự “biến tấu” nhiều món ăn độc đáo từ những trái ớt ngọt đặc biệt này.
Dưới đây là một vài gợi ý rất đáng thử nếu bạn còn chưa biết ớt chuông làm món gì ngon:
- Mực xào ớt chuông
- Gà xào ớt chuông
- Ớt chuông nhồi thịt
- Ớt chuông xào nấm
- Trứng ốp la ớt chuông
- Trứng cuộn ớt chuông
- Đậu hũ sốt ớt chuông
- Cà ri bò ớt chuông
Xem thêm: Top 10 món ngon từ ớt chuông giúp bạn 'xuất chiêu' đãi cả nhà
5. Lưu ý cần biết để tránh tác hại của ớt chuông
Có thể nói rằng, ớt chuông là loại rau quả khá lành tính, giàu dinh dưỡng và hỗ trợ cải thiện sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên bạn cũng cần biết rằng, để tận dụng tối ưu nguồn dưỡng chất cùng những lợi ích quý giá ấy, việc sử dụng ớt chuông đúng cách, khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Hãy chú ý dùng với lượng vừa đủ, khoảng 1 – 2 trái mỗi bữa, trong tuần từ 2 – 3 lần là hợp lý nhất. Bạn có thể ăn ớt chuông sống nhưng trường hợp mắc bệnh lý liên quan đến đường ruột thì cố gắng chế biến chín sẽ tốt hơn. Cùng với đó, nên mua tới đâu dùng hết tới đó, tránh tích trữ ớt chuông dài ngày bạn nhé!
Xem thêm: ‘Tránh xa’ 4 tác hại của ớt chuông với sức khỏe nhờ các lưu ý này
6. Thành phần dinh dưỡng của ớt chuông
Cũng tùy vào màu sắc mà giá trị dinh dưỡng trong mỗi quả ớt chuông có thể khác nhau. Cụ thể, với 3 loại ớt chuông phổ biến là ớt chuông đỏ, xanh và vàng sẽ có giá trị dinh dưỡng tương ứng như sau (hàm lượng được nghiên cứu trong 100g ớt chuông):
Thành phần dinh dưỡng |
Ớt chuông đỏ |
Ớt chuông vàng |
Ớt chuông xanh |
Nước |
92.2 g |
91 g |
92 |
Chất đạm |
1 g |
1.3 g |
1.3 |
Chất béo |
0.3 g |
0.2 g |
0.2 |
Chất đường bột |
4 g |
5.5 g |
4.5 |
Chất xơ |
2 g |
1.4 g |
1.5 |
Canxi |
7 mg |
86 mg |
6 mg |
Sắt |
0.43 mg |
3.6 mg |
0.8 mg |
Magie |
12 mg |
12 mg |
10 mg |
Photpho |
26 mg |
120 mg |
25 mg |
Kali |
211 mg |
275 mg |
175 mg |
Natri |
2 mg |
15 mg |
3 mg |
Vitamin C |
190 mg |
250 mg |
103 mg |
Vitamin B1 |
0.05 mg |
0.37 mg |
0.04 mg |
Vitamin B2 |
0.09 mg |
0.51 mg |
0.05 mg |
Vitamin PP |
1 mg |
2.5 mg |
0.9 mg |
Vitamin B5 |
0.317 mg |
0.168 mg |
0.099 mg |
Vitamin B6 |
0.291 mg |
0.168 mg |
0.224 mg |
Vitamin E |
1.58 mg |
… |
… |
Beta-caroten |
1624 µg |
120 µg |
198 µg |
Folat |
18 µg |
26 µg |
11 µg |
Nhìn chung, ớt chuông là một loại rau củ quả dễ tìm mua, dễ chế biến, dễ ăn và đặc biệt là tác dụng của ớt chuông rất có lợi cho sức khỏe. Mong rằng trong bạn cũng sẽ chú ý thực hiện đúng các khuyến cáo an toàn trên đây, từ đó sử dụng ớt chuông thật đúng cách nhé.