Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

6 nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa

(VOH) – Ăn dặm là bước đệm đầu đời giúp trẻ phát triển và hoàn thiện khả năng ăn uống. Tuy nhiên, nhiều trẻ sau khi ăn dặm lại bị rối loạn tiêu hóa, vậy nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng này?

1. Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy sau khi ăn dặm là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa khi mới bắt đầu tập ăn dặm có thể là do:

1.1 Chế độ ăn thay đổi đột ngột

Khi trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên chưa kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn. Nếu lúc này, đường ruột bé phải làm việc quá tải, hệ vi sinh dễ bị mất cân bằng và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.

1.2 Thức ăn dặm giàu đạm

Nhiều cha mẹ vì muốn con có sức khỏe tốt nên tăng cường một lượng thức ăn không đúng tỉ lệ, ví dụ như tăng lượng đạm quá nhiều có thể sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.

6-nguyen-nhan-khien-tre-an-dam-bi-roi-loan-tieu-hoa-voh
Thức ăn quá nhiều đạm sẽ không tốt cho trẻ ở giai đoạn tập ăn dặm (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, nếu mẹ cho dầu ăn vào thức ăn dặm của trẻ nhiều hơn mức quy định, cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu...

1.3 Tập ăn dặm quá sớm

Cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ do cơ thể bé chưa sản sinh được nhiều men amylase và ptyalin ở nước bọt. Cho trẻ ăn dặm sớm sẽ dẫn dẫn rất mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đau bụng, khó tiêu...

Xem thêm:  Trẻ mấy tháng ăn dặm? Chế độ ăn dặm tốt cho trẻ mẹ nên biết

1.4 Khẩu phần ăn quá nhiều

“Cho trẻ ăn càng nhiều càng tốt” là quan niệm từ xưa đến nay. Tuy nhiên, đây là quan niệm cần được thay đổi. Dạ dày trẻ trong độ tuổi ăn dặm còn khá nhỏ, nếu thức ăn được nạp vào quá nhiều có thế khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, cơ thể bé không thể hấp thụ hết, gây đi ngoài phân sống, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột.

1.5 Bé bị bệnh

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ độ tuổi ăn dặm cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý. Có thể bé đang mắc phải một số bệnh lý khác đi kèm từ việc ngậm các vật dụng, đồ chơi bị lây nhiễm bệnh.

6-nguyen-nhan-khien-tre-an-dam-bi-roi-loan-tieu-hoa-1-voh
Bé bị bệnh cũng có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động không tốt (Nguồn: Internet)

1.6 Vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo

Vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Với những bé tập ăn dặm bằng phương pháp ăn chủ động, gọi là Baby Led Weaning (bé ăn dặm tự chỉ huy) thì thức ăn sẽ được bày biện trên bàn, trẻ thích ăn gì sẽ tự cầm lên ăn.

Đây là một phương pháp ăn dặm rất hay, tuy nhiên, sau khi trẻ ăn xong mẹ cần phải chú ý vệ sinh kỹ lưỡng, nếu vệ sinh không kỹ bé có thể bị nhiễm vi khuẩn và gây rối loạn tiêu hóa.

3. Trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ giai đoạn tập ăn dặm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé. Vì thế, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ khoa học, phù hợp với độ tuổi để giúp cân bằng đường ruột, tăng sức đề kháng và sự phát triển của bé.

Các nguyên tắc dinh dưỡng cần nhớ là:

  • Bữa ăn dặm của trẻ phải luôn đầy đủ 4 nhóm chất, bao gồm: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Các món ăn dặm cho trẻ phải được chế biến sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Ưu tiên các món ăn mềm, nhuyễn và dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

3.1 Gợi ý chế độ ăn uống khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa giai đoạn ăn dặm

Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng, bên cạnh việc cho bé ăn dặm, mẹ cần tiếp tục cho bé bú theo nhu cầu.

6-nguyen-nhan-khien-tre-an-dam-bi-roi-loan-tieu-hoa-2-voh
Trẻ bị rối loạn tiếu hóa trong thực đơn ăn dặm cần được bổ sung đủ dưỡng chất (Nguồn: Internet)

Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá....

Bữa ăn của trẻ nên giàu chất xơ ít đường và chất béo. Có thể bổ sung thêm các loại sinh tố hoa quả như hồng xiêm, chuối.... vào bữa ăn phụ của bé.

Xem thêm: Thực đơn cho bé ăn dặm từ 6 đến 12 tháng hơn 30 món

Trẻ trên 1 tuổi

Thức ăn dặm đã trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé, sữa mẹ/sữa công thức trở thành bữa phụ của bé. Vì thế, bữa ăn dặm cần phải được chú trọng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn thêm nhiều loại trái cây như chuối, đu đủ, táo, hồng xiêm chín.... đây là những loại quả rất có lợi cho hệ tiêu hóa non nớt cho trẻ. Đồng thời, cần hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu trong chế độ ăn của trẻ.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Dó đó, nếu bé bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, sút cân lâu ngày thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân chính xác khiến bé gặp phải những vấn đề trên. Đồng thời xây dựng chế độ chăm sóc dinh dưỡng để cơ thể bé mau hồi phục.

Nghe thêm phần tư vấn của ThS, BS Dương Công Minh (Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế của Bệnh viện Nhi Đồng TP) về vấn đề trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong giai đoạn ăn dặm: 

 

Bình luận